ĐỨA TRẺ LỚN LÊN TRONG GIA ĐÌNH THIẾU TÌNH THƯƠNG SẼ NHƯ THẾ NÀO?

by admin

Tùy vào tính cách và suy nghĩ của mỗi người mà sẽ có những đặc điểm riêng khi lớn lên. Nhưng đa phần đều sẽ ôm trong mình cảm giác không tự tin, dễ cáu kỉnh. Mặc dù rất tốt bụng nhưng lại trông rất lạnh lùng. Tệ nhất có lẽ là họ luôn chọn cho mình cách giải quyết cực đoan nhất trong tất cả các mối quan hệ.
Dù rằng họ luôn vờ rằng như bản thân không quan tâm nhưng thực chất họ lại luôn là người lo được lo mất nhất. Họ rất mâu thuẫn khi một mặt thì không muốn ai hiểu mình, mặt khác lại rất thiếu cảm giác an toàn, khao khát được ai đó tìm ra con người thật của mình và được thấu hiểu.
Trong một mối quan hệ, họ thường chọn cách “thà giết nhầm còn hơn bỏ sót, diệt cỏ thì phải diệt tận gốc”. Chỉ cần bạn bước tới phía tôi một bước, tôi sẽ bước tới phía bạn 3 bước. Nhưng chỉ cần bạn chọn lùi một bước thôi, tôi sẽ lùi về 10.000 bước, chạy về nhà khóa chặt cửa lại, sau đó mở miệng nói những lời quyết liệt rằng “Lần này tôi sẽ không phải là người bị bỏ lại nữa”
Nội tâm của họ hoang vắng như vũng nước đọng vậy, chẳng lúc nào biết mình đang ở đâu, rốt cuộc thì đâu là đích đến của cuộc đời, trong tim chẳng có một nơi nào được gọi là nhà, chẳng một nơi nào cho họ có chốn dung thân.
Mọi thứ trên đời này họ đều hiểu cả, họ bình thản chấp nhận tất thảy, họ đối với thế gian này chẳng còn chút niềm tin nào, lặng yên không cảm xúc một mình trôi qua bốn mùa.
Trong tim ôm một mảnh hy vọng, nhưng chẳng bao giờ đi đến cuối cùng.
(+19,684 likes): Tôi luôn quen với việc một mình, luôn cảm thấy tự mình làm tốt hơn là hợp tác với người khác.
Trong môi trường thiếu tình thương sẽ nuôi dưỡng được tính cách độc lập, nhưng sự độc lập này mang tính không bền vững và có vấn đề về mặt tinh thần.
Nhiều bậc phụ huynh còn bảo rằng như thế tốt cho trẻ, sớm học được cách tự lập.
Nhưng liệu phụ huynh có hiểu cái gì gọi là mối liên kết giữa cha mẹ và con cái hay không?
Hậu quả của việc lớn lên thiếu vắng tình thương quá rõ ràng, bạn buộc đứa trẻ đó phải trưởng thành từ đau thương quá sớm.
Vấn đề lớn nhất đó là sự bất ổn.
Một giây trước đứa trẻ đó có thể như một ông già, giây sau liền trở thành một đứa trẻ, giây tiếp đó lại là một thanh niên hay một người ở độ tuổi trưởng thành.
Mặc dù vậy cũng không thể gọi là tâm thần phân liệt hay nhân cách phân liệt, bởi vì chỉ là trong lòng đứa trẻ ấy đã tự tạo ra một vài vai trò giống như cha mẹ để thay thế “tình thương” mà đứa trẻ ấy thiếu mất.
Đứa trẻ ấy luôn cô đơn vì sâu trong tim của nó chỉ có bản thân, nhưng đồng thời đứa trẻ ấy cũng không quá cô đơn, vì tự nó đã tạo ra “một vài người” để xoa dịu nó.
Nhưng “những người đó” chắc chắn không thể là cha mẹ, người mà đứa trẻ ấy thật sự muốn nhận được tình yêu thương.
Những bậc phụ huynh này luôn tự cao tự đại nói rằng mình đã cho con được nhiều như vậy nhưng khi nó lớn lên lại trách nó vô lương tâm. Sự rạn nứt từ gia đình ngày càng khiến đứa trẻ ấy mất đi sự tự tin với thế giới bên ngoài, kể từ ngày đó đứa trẻ ấy đã chẳng còn muốn gửi gắm bất kì tinh thần gì ở gia đình này nữa rồi.
Khi lớn lên, đứa trẻ ấy sẽ dành nhiều thời gian cho sở thích của bản thân khi trước phải luôn giả vờ rằng nó không thích bởi gia đình không đồng ý.
Nhưng những đứa trẻ ấy sẽ luôn cân nhắc rất thận trọng đối với vấn đề kết hôn. Đứa trẻ ấy không muốn vì sự vô trách nhiệm của bản thân mà nuôi dạy ra một đứa trẻ giống mình của trước kia.
Trên đời này những người như chúng ta, những đứa trẻ thiếu vắng tình thương có rất nhiều. Nên tôi mong rằng, chúng ta có thể học cách yêu thương và cho đi nhiều hơn.

You may also like

Leave a Comment