Năm 1968, một chương trình đặc biệt được phát sóng trên kênh NBC. Một sân khấu nhỏ trong nền đỏ được bao quanh, xung quanh là những người ladies quý phái, những người đàn ông bảnh bao đóng những bộ suits thuộc tầng lớp thượng lưu. Xuất hiện trên sân khấu là một người đàn ông với mái tóc bóng bẩy với bộ mai được tỉa tót kĩ càng, một bộ quần áo từ đầu đến chân bằng với chiếc đàn ghi ta điện – người đàn ông này không hề giống với những người nghe xung quanh, nơi mà những ánh mắt hoài nghi – ngưỡng mộ đang hướng về anh ta. Người đàn ông ấy là hiện thân của Rock’n’Roll. Đó là Elvis Presley.
Buổi hòa nhạc ’68 Comeback Special cho thấy một Elvis Presley mạnh mẽ, bùng cháy với những gì mà ông thể hiện trước giờ sau nhiều năm “mặn như nước ốc” tại Hollywood. Người ta hoài nghi về tài năng của Elvis còn ở đó hay không hay đã bị mai một. Và tất nhiên, với giọng hát – phong cách và thời trang của mình – quý ngài Elvis đã chứng minh rằng, áp lực chỉ là lời nói và vượt qua nó theo kiểu rất “Elvis Presley”. Kể từ đó, hình tượng iconic của ông tại buổi hòa nhạc ’68 Comeback trở thành một tấm hình tiêu biểu về một culture icon (Biểu tượng văn hóa) và Fashion Icon(Biểu tượng thời trang) với việc sử dụng outif leather toàn bộ.
Elvis Presley trong suốt khoảng thời gian hoạt động của mình – một truyện cổ tích từ lòng đam mê, như một chòm sao vụt sáng rực rỡ rồi lại tắt và lại sáng rực. The Memphis Flash đã một mình thay đổi cách ăn mặc của đàn ông trong những năm 50s – có thể được xem là di sản của văn hóa thời trang còn tồn tại tới tận bây giờ và chúng ta luôn được nhìn thấy những tinh thần đó tiếp tục di truyền ở những người hiện tại – đặc biệt là những người nổi tiếng như Harry Styles, Justin Bieber.. Cũng chẳng ngoa khi mà vẫn có nhiều fans gọi ông là King. Những trang phục mà Elvis Presley sử dụng có thể đối với thời điểm hiện tại không có gì lạ lạ, nhưng tại thời điểm đó ông là một trong những người tiên phong – mở đường để nó được công nhận là niềm cảm hứng nhiều cho bây giờ.
Nếu như các bạn nghĩ rằng Rappers mới Bling Bling thì Elvis Presley còn Bling hơn thế nữa. Câu chuyện của một cậu bé sinh ra trong hoàn cảnh nghèo khó – tại một căn nhà bằng gỗ xập xệ đã vượt qua hoàn cảnh nghèo khó của mình, dành vị trí quán quân Billboard đầu tiên với hit “Heartbreak Hotel” khi chỉ ở tuổi 21. Thành công ở độ tuổi sớm và xuất phát từ một hoàn cảnh khó khăn, sự ngang tàng – tính phô trương và thích thể hiện để chứng tỏ với thế giới là “I made it” đã khiến Elvis Presley như một “Bling Figure” di động chính hiệu. “A golden boy of entertainment” – cậu bé vàng của làng giải trí là đúng theo nghĩa đen. Năm 1957 – tại bìa album 50.000.0000 Elvis Fans Can’t be Wrong Elvis diện một bộ suits màu vàng chóe. Gold chain, Icy necklace? Nah, Gold suits chói lọi của Elvis ngạo nghễ chứng minh rằng Fans của King là không bao giờ sai. Trong suốt cuộc đời của mình, sự nghiệp chơi xe – private jets của Elvis cũng hùng bá không kém.
Nên nhớ tại thời điểm đó, nó là một điểm nhấn khi mà trang phục của nam giới rất “chỉnh chu”, “chỉnh chu” tới mức buồn chán và theo một tiêu chuẩn vô cùng cứng nhắc về giá trị của menswear trong xã hội. Người ta chọn những màu sắc lạnh, trầm đúng kiểu 1 người đàn ông “nên là như thế” nhưng Elvis Presley đã chọn 1 màu sắc chói sáng dựa trên kiểu trang phục chính của người đàn ông tại thời điểm đó – “SUITS”. Chắc chắn rằng những người thợ may tại thời điểm đó cũng vô cùng khó chịu vì nó phá vỡ các giới hạn trong quy ước chung. Nó cũng chứng minh được Elvis là một người “phản văn hóa” – “Phản thời trang” và kể cả “Phản giới tính”.
Đúng vậy, nếu như thời đại này “Phi giới tính” là một điều gì đó bình thường và được chấp nhận nhiều hơn thì Elvis Presley được xem là những người đa tiên phong và khai sinh cho việc vẻ cong các tiêu chuẩn cứng nhắc của thời đại và khuyến khích nam giới trải nghiệm nhiều hơn về thời trang – vốn được xem là sở thích của người phụ nữ. Ông cũng là một trong những nghệ sĩ hiếm hoi tại thời điểm ứng dụng thời trang trong âm nhạc để thể hiện cá tính và cái tôi của bản thân mình. Fashion designer Joe Casely-Hayford từng nói “Elvis đi đầu trong việc xác định một ngôn ngữ hình thể và thời trang chống lại những tiêu chuẩn cũ. Anh ấy là một kẻ nổi loạn nhưng làm cho nó được công nhận và dễ hiểu”.
Để giải thích cho điều này thì dễ dàng tìm được trong câu chuyện thời trang của chúng ta hiện nay khi mà nhiều người đang hào nhoáng về thời trang. Nào là “Độc lạ?”, nào là “Phá cách” nhưng không làm cho nó được một thị trường đại chúng chấp nhận và hiểu nó.
Elvis thích những thứ quần áo nổi bật – màu sắc sặc sỡ cùng với các chi tiết cầu kì trên quần áo, mái tóc và cả make-up (Ông rất giỏi chuốt mascara, thậm chí còn trang điểm cho bạn gái). Những bộ quần áo liền màu hồng, màu vàng, màu trắng hay với các họa tiết hoa/chim – những thứ mà đàn ông lúc đó cho tiền cũng không thể nào dám mặc. Nhưng muốn nói nhất chính là các bộ jumpsuits đi vào huyền thoại của Elvis Presley – một cơ thể đẹp, gọn đã là nền tảng cho chú chim công phô trương vẻ đẹp của mình. Elvis Presley đã đưa jumpsuit trở thành một cảm hứng mới cho nam giới và mở đường cho những nghệ sĩ khác như là Mick Jagger, David Bowie – cũng là các hình tượng thời trang nổi tiếng khác. Sự hào hoa trong trang phục biểu diễn của Elvis Presley đã giải phóng cho những người đàn ông mặc đồ quá cứng nhắc từ thế kỉ 19. Và đến tận bây giờ, thông điệp và sức mạnh của King vẫn còn.
Rockabilly và Elvis Presley.
Dù bạn không sở hữu mái tóc pompadour bồng bềnh nhưng chắc chắc sẽ không thể rời mắt được sức hấp dẫn của thời trang mang tinh thần rockabilly. Một trong những phong cách Rockn roll sớm nhất, pha trộn giữa “Rock” và “Hillbilly” (Nhạc đồng quê). Thế nên thời trang trong đó pha trộn giữa một kiểu nổi loạn của rock và những gã phiêu bạt trên đồng quê. Có những cái tên như Carl Perkins, Johnny Burnette hay Jerry Lee Lewis nhưng tầm ảnh hưởng thời trang tất nhiên phải nhắc tới Elvis Presley. Quần áo bóng lộn, áo khoác xếp hay chiếc áo shirt hai tông màu với phần cổ đặc trưng, penny loafer, quần tây cạp cao..
Tuy là thế nhưng Elvis Presley lại là một người khá anti-jean vì nó nhắc tới quá khứ nghèo khổ của ông. Elvis chỉ mặc chúng khi có tiền thông qua hợp đồng với các bộ phim và càng oái ăm hơn khi Levi’s lấy tên của ông để tạo ra “Elvis Presley”’s style với chiếc quần jeans denim đen đầu tiên. Cũng tương tự trong King Creole (1959) thì Elvis đã tung ra một phiên bản cũng khá iconic đó là Workwear Chic với một chiếc áo shirt chambray khoác ngoài một tee màu trắng, wide-leg trouser (quần ống rộng) và chiếc jacket double-pocket mà giờ thương hiệu nào cũng làm.
King’s always King, Elvis Presley!