ENIGMA: MẬT MÃ CỦA CHÚA TRỜI

by admin

Trong chiến tranh, nắm được chiến thuật của kẻ thù là điều mà mọi tướng lĩnh đều khao khát. Và để thò được cái chân guốc vào bụng đối phương, các vị chỉ huy tài năng đã xây dựng cho mình 1 đội quân tình báo đầy tinh vi, lươn lẹo.

Tất nhiên, chả thằng cha nào lại muốn từ thiện cho địch cái chiến thuật mà mình đã xây dựng bao lâu nay, nên đối chọi với các chiến binh bàn phím là những cỗ máy truyền tin tinh xảo, mã hóa thông điệp gửi đi khiến chúng như chiếc két sắt không thể bị xuyên thủng. Nói đến dàn máy truyền tin ngon nghẻ mà bỏ qua huyền thoại Enigma thì quả là hơi phí. Vậy nên bạn đọc hãy cùng tôi trở về những năm 30-40 của thế kỷ trước, để ngắm nhìn chiếc máy đánh chữ đã gây biết bao khốn đốn cho lực lượng tình báo Đồng minh ở buổi đầu cuộc Đệ nhị thế chiến.

-TỪ “HÀNG CHỢ” ĐẾN CON ÁT CHỦ BÀI:

Vào cuối cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, 1 anh bạn kỹ sư người Đức mang tên Arthur Scherbius đã tạo ra 1 máy mật mã mà sau này được gọi là Enigma. Trái với sự tinh xảo vĩ đại mà chiếc máy sở hữu, nó ban đầu chỉ được sử dụng cho mục đích thương mại, được dùng với mục đích tạo và giải các tài liệu, các thông điệp mật mã dễ sử dụng nhưng độ an toàn thì đỉnh của chóp, nhằm bảo mật các thông tin trao đổi giữa các hãng lớn, cơ quan chính phủ, bưu điện, …(hoặc có lẽ là 1 cặp tình nhân trẻ đang bí mật chat chít, hẹn hò dù bị bố mẹ cấm cản như 1 số bạn trẻ hiện nay chăng?).

Vào thời điểm đó, sở hữu 1 chiếc máy Enigma chả khác mấy so với sở hữu 1 con macbook cao cấp bây giờ, nói chung tuy giá hơi chát nhưng cũng chả phải gì quá ghê gớm, bất cứ thằng ất ơ nào có ví dày đều mua được 1 cách dễ dàng. Thế nhưng tuy được sử dụng đại trà, song điều đấy không hề làm giảm đi tính bảo mật của cỗ máy. Các thông điệp được gửi và nhận bởi máy mật mã Enigma hoàn toàn không thể bị phá, cho dù người giải mã nắm giữ trong tay chính cái máy Enigma đã được dùng để mã hóa thông điệp ấy, trừ khi họ biết bộ mã được sử dụng.

Nhận ra sự lợi hại của máy mật mã Enigma, cũng như phát hiện rằng trước giờ mấy tin nhắn mình gửi bạn bè với cờ rút cờ rủng này nọ trước giờ hầu như bị thằng Anh đọc trộm, chính phủ Weimar Đức quyết định đưa Enigma vào sử dụng nhằm bảo mật các thông tin chỉ huy. Đầu tiên, nó được sử dụng bởi hải quân Đức năm 1926, rồi tiếp đến là lục quân cũng chơi Enigma 2 năm sau đó. Thấy máy ngon nghẻ thế này mà để cho đám dân đen dùng lại hơi phí, đã thế nhỡ nó mang qua mấy nước Anh, Pháp, Mỹ này nọ để mổ xẻ nghiên cứu với sử dụng thì chết giở, chính phủ quyết định:
“Thôi, không có Enigma Enigmủng gì hết, chúng bay dùng điện thoại với viết thư là được rồi. Shut up and take my money!”

Thế là chính phủ Đức đã thu mua với giá cao và sử dụng độc quyền Enigma. Nhưng mà khoan đã, vì là “hàng chợ” nên cỗ máy vẫn còn chưa đủ tinh xảo nếu so với trình độ tình báo chính trị. Vậy nên họ cần những nhà khoa học, kỹ sư tài năng để tiếp tục độn cỗ máy mật mã này lên 1 tầm cao mới.

Sự cải tiến còn tăng tốc hơn nữa khi nước Đức nằm dưới sự cai trị của gã bạo chúa hiếu chiến Adold Hitler, và phá giải nó gần như là điều không thể. Việc bảo mật còn được đẩy lên cao nữa với những tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Chẳng hạn như việc không được để máy lọt vào tay địch, trong trường hợp thua trận thì phải phá hủy ngay. Đến cái loại mực ghi trên cuốn mật mã Enigma quy ước cũng được làm sao cho thật dễ phá hủy, hòa tan bằng nước.

Thấy chưa an tâm, người Đức còn chơi thêm 1 chiêu nữa. Đó là đổi cuốn sổ mật mã quy ước mỗi 3 tháng, hay thậm chí là mỗi tuần trong thời chiến để quân địch có bằng giời cũng chả bao giờ mò ra mật mã được. Tưởng như bất khả chiến bại, thậm chí Hitler từng nói “có Chúa cũng không giải được máy Enigma” (nôm na là vậy), thế nhưng liệu điều đó có đúng? Hay nó sẽ lại “nothing is impossible”?

-CẤU TẠO VÀ CÁCH HOẠT ĐỘNG:

Nhìn vào bề ngoài, ta thấy Enigma như 1 cái máy đánh chữ kỳ lạ năm trong hộp gỗ, với 1 bộ bàn phím được gắn bóng đèn, 3 bánh xe chữ và 1 hệ mật mã gốc được đấu dây phía dưới thân máy (mấy cái ổ cắm điện ở phần dưới thân máy trong hình). Hệ mã gốc sẽ được quy định trong những cuốn sổ mật mã quy ước.

Khi nối đúng dây điện vào hệ mã gốc, người lính sẽ bắt đầu đánh bức điện gốc, mỗi 1 ký tự trong bức điện gốc sẽ được chuyển thành 1 ký tự được quy định trên bảng mã, dãy ký tự ấy hiện tại vô nghĩa, sau đó các nhân viên truyền tin Đức có thể truyền bức điện này bằng bất cứ cách nào đến tay người nhận (nhưng chủ yếu là bằng mã morse).

Ở đầu dây bên kia, nhân viên nhận mã sẽ viết ra toàn bộ bức điện mã hóa lên giấy, đồng thời cài đặt các bánh xe chữ trên chiếc Enigma của mình sao cho giống với hệ mã gốc của bức điện. Để rồi, quá trình được làm ngược lại, từng chữ một được gõ và bóng đèn sáng lên chữ tương ứng. Và bùm! Bức điện đã được giải xong.

Qua những thao tác đơn giản ấy, chỉ 1 dòng thông điệp thôi đã có thể cho ra 10 triệu tỉ kết quả khác nhau. Thế nhưng đấy mới chỉ là bản ban đầu, chưa được cải tiến nên còn số 1 khuyết điểm như việc nó có thể bị suy ngược (ví dụ từ A qua B thì suy ra từ B sẽ thành A), khiến người Ba Lan suýt nữa phá đảo được cỗ máy khi chiến tranh còn chưa bắt đầu. Thế nhưng cũng chả phải đợi lâu vì ngay sau đó thôi, người Đức đã cho ra bản đại update của Enigma với chức năng chống suy ngược (ví dụ ký tự gốc là A sẽ thành B khi mã hóa, nhưng ký tự gốc là B lại là C khi mã hóa). Thậm chí vào bản update năm 1939, họ tiếp tục độn cái chức năng chống suy ngược, đã thế lại còn tăng từ 3 lên 5 bánh xe roto hoán đổi chữ, nâng số kết quả có thể đạt được xấp xỉ 159 tỉ tỉ kết quả. Chưa kể vụ cứ 24 giờ lại đổi bảng mã 1 lần.

Bảo sao bác Hitler lại rất chi tự tin vào Enigma. Tưởng như bên Đồng minh bố thằng nào giải được, ấy thế mà…

(Nếu nó hơi mơ hồ thì mong các bạn bỏ qua vì bản thân thằng chủ tus cũng ngu cơ học nên chỉ hiểu được đến đây thôi ?)

-ĐÁNH BẠI CỖ MÁY BẤT KHẢ CHIẾN BẠI:

Vào thời gian đầu của cuộc Đệ nhị thế chiến, Enigma đã thực sự tỏ ra mình là 1 bức tường bảo mật vững chắc như cái bức tường ngắn cách bạn với trái tim crush vậy ?. Trong khi các mật mã viên Đức thoải mái chát chít thư từ này nọ thì mấy bác Anh dù uống trà thức xuyên đêm cũng đếch hiểu đám phát xít kia đang nói cái khỉ khô gì với nhau.

Áp dụng triệt để cỗ máy mật mã, quân Đức đã tung hoành ngang dọc biển Đại Tây Dương, sử dụng tàu ngầm kéo những đoàn tàu chở thính viện trợ của Mỹ và các đồng minh cho Anh xuống đáy biển, giúp các thủy thủ tăng thêm độ mặn để họ tán gái tốt hơn, nhưng tán gái ở hạ giới hay trên thiên cung thì tôi không biết. Cùng với sự bất lực của người Anh, đều đặn hàng tháng, hải quân và không quân Đức đã cho đại dương no nê với khoảng 5.000 tấn tàu hàng với đủ súng, đạn lương thực… không quên nước sốt dầu mỏ. Những tấn hàng ấy thực sự rất quan trọng với mẫu quốc Anh, và việc đồ viện trợ của mình cứ bị mang đi từ thiện cho mấy con cá khiến cuộc kháng chiến của họ chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít có nguy cơ thất bại (để hiểu hơn, bạn có thể xem bài viết về trận không chiến Anh Quốc, link có ở dưới).

Nhưng mọi chuyện đã thay đổi khi 1 vị anh hùng xuất hiện, vị anh hùng mà sẽ được biết bao hậu duệ xứ Anh vĩ đại ghi nhớ. Vị anh hùng đó là nhà toán học Alan Turing.

Trở về đầu những năm 30, Ba Lan khi ấy là đất nước duy nhất trên thế giới có thể… đọc trộm tin nhắn Enigma của người Đức, với hàng ngàn bức điện được giải mã. Thế nhưng khi ấy, việc giải mã Enigma lại không hoàn toàn chính xác mà nó sẽ kiểu chơi lô tô hay nói đúng hơn là tính xác suất này nọ xong suy ra các ký tự được sử dụng trong bức thư gốc.

Thế nhưng đến cuối năm 1938, như đã nói ở trên, mấy bác Đức thấy Enigma “bản chợ” vẫn còn hơi dễ đoán và “có thể giải mã” nên đã quyết định làm mấy bản update nho nhỏ để chỉnh 1 số bug với lỗi, tạo ra hàng triệu triệu triệu kết quả, khiến công việc giải mã Enigma của những chuyên gia Ba Lan bị lâu hơn gấp 10 lần.

Thế nhưng ngay sau đó, người Ba Lan đã vả lại lực lượng tình báo Đức với cỗ máy Bombe, có thể nhanh chóng thử toàn bộ các kết quả có thể xảy ra có bức thông điệp, và giải mã chúng ra những kết quả có ý nghĩa trong tiếng Đức.
-“Ái chà chà, mấy thằng Ba Lan này có vẻ thích bẻ mã đọc trộm tin người khác nhỉ. Ok, vậy để bố cho mày biết thế nào là “lễ hội””. Đức said.

Tiếp tục là những bản update và Bombe bây giờ đã bó tay trước độ tinh xảo của cỗ máy truyền tin Đức. Thế nhưng…
-“E hèm, chú cứ để bọn anh lo (hay bọn chỉ nhể ?, vì đa số lực lượng tình báo Anh là còn gái và bản thân Alan Turing cũng là ?️‍?), không có điều gì mà người Anh không làm được cả.” Said, Alan Turing (thật ra Turing không nói vậy, tôi nhét chữ vào mồm ông ấy).

Và từ cơ sở cỗ máy Bombe của người đồng chí Ba Lan, nhà toán học Alan Turing đã tiếp tục chơi trò update chung với người Đức, và bản update này tên Turing Bombe. Tương tự bản Bombe cũ, Turing Bombe cũng mô phỏng hoạt động của Enigma với các bánh răng rồi từ đó suy ra những kết quả có nghĩa. Chỉ khác cái là tốc độ tìm kiếm của bản Bombe này nhanh kinh hồn, dư sức chơi 1 vs 36 với Enigma. Từ đó, dăm ba mấy cái thư mật của Đức, Churchill (thủ tướng Anh) anh đây nắm trong trở bàn tay. Cứ mỗi khi quân Đức định đến thả bom nơi nào thì ở đó đã được sơ tán dân và chuẩn bị đầy đủ máy bay, pháo phòng không để cho các du khách Đức 1 tour du lịch nhớ đời… à mà họ còn đời đâu để mà nhớ nhể ?. Như thế là vị anh hùng của chúng ta đã cứu biết bao sinh mạng, đưa nước Anh thoát khỏi cơn nguy kịch. +100 respect ?.

Ấy mà chưa hết đâu, vẫn còn đang choáng váng trước cỗ máy Bombe của Turing, quân Đức lại tiếp tục chao đảo trước sự ra mắt của bản update “Enigma hàng Mẽo” sau khi người Mỹ tham chiến. Bởi yeah, hệ thống này của người Mỹ nhanh hơn máy Enigma của Turing tận… 34 lần!

Như vậy, bằng trí tuệ của mình, Alan Turing đã đưa quân Đồng minh đến biết bao chiến thắng. Thậm chí sẽ không quá nếu nói ông đã cứu cả thế giới, bởi lẽ nếu không nhờ Turing Bombe, rất có thể cuộc Đệ nhị thế chiến sẽ kéo dài thêm 2 năm nữa, 2 năm là quá đủ để cướp đi thêm hàng chục triệu sinh mạng trong cái cuộc chiến tàn khốc này. Chưa kể, khi ấy chả phải Mỹ, Đức mới là kẻ đang dẫn đầu thế giới trong công cuộc phát triển vũ khí hạt nhân, và 2 năm là quá đủ để những nhà khoa học tuy bất nhân nhưng lắm tài chế tạo ra thứ vũ khí hủy diệt có sức công phá đầy khủng bố ấy. Cộng với sự tàn bạo của tên trùm phát xít Hitler, liệu thế giới sẽ như nào? Ta sẽ chả biết được và chắc chắn cũng không muốn biết.

Kim Đồng Nguyễn – group Trở Về Lịch Sử

You may also like

Leave a Comment