F1 rất đắt đỏ, nhưng nó đắt đến mức nào ?

by admin

Trong thế giới xe hơi, những chiếc xe đua được xem như là tinh hoa công nghệ, dù cho đó là mô tô hay ô tô, những cỗ máy phục vụ cho đường đua luôn có đẳng cấp rất khác biệt với những chiếc xe thương mại, mạnh mẽ, hiện đại và đắt đỏ, nhưng khi nói đến sự đắt đỏ, thì xe F1 chính là những lò đốt tiền khủng khiếp nhất, là sân chơi của những ông lớn trong thế giới xe, vậy nó đắt đến mức nào ? Tạm bỏ qua các chi phí về nghiên cứu, nhân sự, bảo dưỡng và vận hành, ta sẽ tạm tính giá trị của chiếc xe thông qua giá trị các bộ phận của nó, còn tổng chi phí cuối cùng sẽ được tính ở cuối bài.

ĐỘNG CƠ

Trái tim của mọi chiếc xe và là phần quan trọng nhất, cũng như đắt đỏ nhất, theo tiêu chuẩn của Formula, xe F1 được trang bị khối động cơ V6 tăng áp, dung tích 1.6 lít, sản sinh công suất từ 800-1000 mã lực tại 15000rpm (vòng tua tối đa được cho phép để đảm bảo an toàn về mặt kỹ thuật), khối động cơ được làm bằng nhiều loại vật liệu nhẹ và bền như sợi Carbon, Titanium, hợp kim siêu bền. Đây chính là một kỳ quan công nghệ thực sự và giá trị trung bình của nó rơi vào khoảng 10 triệu USD hay 235,7 tỉ VNĐ, tùy vào các cài đặt phụ tùng và công nghệ của các đội đua áp dụng vào thì giá thành có thể chênh lệch nhau.

CÁNH GIÓ TRƯỚC

Một bộ phận không kém phần quan trọng trong cấu trúc của chiếc xe, đóng vai trò tạo lực ép giúp xe bám đường, qua thời gian, cánh gió phía trước không chỉ đơn giản là hai phần cánh gió trên dưới ghép vào nhau, với thiết kế được đổi mới liên tục, cánh gió trước giờ đây là một kết cấu nhiều lớp với các cánh gió siêu mỏng, được tạo hình khí động học sao cho vừa tạo lực ép cho xe vừa không gây ra luồng khí nhiễu động vào bánh xe trước gây giảm hiệu suất, do đó chi phí trung bình của cánh gió trước rơi vào khoảng 150,000 USD hay 3,5 tỉ VNĐ.

VÒNG HALO

Một kết cấu hình vòng xuôi theo hình dáng của khoang lái ở trên đầu tay đua và kết nối xuống thân sau của xe, thiết kế đơn giản nhưng hiệu quả khi nó giúp ngăn các mảnh vỡ khi xe va chạm cũng như bảo vệ người lái bên trong khi xe bị lật, do đó yêu cầu khả năng chống va đập và độ bền cao, thường làm bằng sợi Carbon giảm trọng lượng và Titanium, mức giá rơi vào khoảng 17,000 USD hay 400 triệu VNĐ.

KHUNG XE

Bộ phận tạo nên hình dáng tuyệt đẹp của một chiếc F1 và dĩ nhiên là từ sợi Carbon, Titan và hợp kim, giá trị vào khoảng 710,000 USD hay 16,7 tỉ VNĐ.

CÁNH GIÓ SAU CÙNG DRS (DRAG REDUCTION SYSTEM)

Bộ phận giúp điều tiết luồng khí phía sau xe và tạo lực ép ở phần đuôi, giá trị dao động từ 80,000-150,000 USD.

HỘP SỐ

Cũng là một đỉnh cao công nghệ nữa trên xe F1, thay vì là kiểu hộp số tự động hay hộp số sàn trên xe ô tô thông thường, hộp số trên xe F1 là loại hộp số “tuần tự”, một kiểu hộp số đặc biệt và rất tiện dụng, các tay đua rất yêu thích kiểu hộp số này vì tốc độ chuyển số cực nhanh, và giá trị cho sự tiện lợi đó là 354,000 USD hay 8,3 tỉ VNĐ.

BÌNH XĂNG

Trong bộ phim Rush, james Hunt đã miêu tả những chiếc F1 giống như những quả bom và các tay đua bị buộc vào quả bom đó, dĩ nhiên ông có cái lý của mình vì thời đó xe F1 có bình xăng bằng kim loại và trong các trường hợp va chạm, hàng chục lít nhiên liệu sẽ tràn ra và bốc cháy thiêu chết tay đua nếu anh ta không thoát kịp, nhưng ở thế kỉ 21 thì bình xăng được làm từ cao su chất lượng cao và sợi Kevlar siêu bền giúp nó có thể biến dạng thoải mái mà không sợ xăng tràn ra, 31,000 USD hay 730,8 triệu VNĐ là giải pháp tuyệt vời để tránh cháy nổ ngoài ý muốn.

HỆ THỐNG THỦY LỰC

Mạch máu của chiếc xe giúp dẫn truyền các chuyển động của các bộ phận như gạt số, tay lái, bàn đạp ga và phanh, bộ phận tăng áp, v.v, giá trị của nó rơi vào khoảng 170,000 USD hay 4 tỉ VNĐ.

TAY LÁI

nếu bạn nghĩ rằng tay lái chỉ làm từ sợi Carbon và hàng đống nút bấm, bạn vẫn đúng, nhưng trên tay lái còn có màn hình hiển thị, vi xử lý, ECU, cảm biến tín hiệu cũng như là nơi đặt gạt số để tay đua lên xuống số dễ dàng, với ít nhất khoảng 20 nút bấm trên tay lái, bộ phận nhỏ gọn nhưng phức tạp này có thể ngốn tới 50,000 USD hay 1,1 tỉ VNĐ.

ĐĨA PHANH VÀ MÁ PHANH

Được làm tự hợp chất carbon đặc biệt, siêu nhẹ và siêu bền khi có thể chịu được nhiệt độ lên đến 1500 độ C, được gọi vui là không thể bị phá hủy, không những thế chúng cũng rất “ăn”, một chiếc F1 lao đi với vận tốc trên 300 km/h có thể hoàn toàn về 0 chỉ sau 5s, tùy theo hiệu suất làm mát của mỗi xe F1 mà giá trị của nó dao động từ 2000-3000 USD hay 47 triệu -70,7 triệu VNĐ, phần má phanh thì rẻ hơn một chút, đâu đó khoảng 780 USD hay 18,3 triệu VNĐ.

BÁNH XE

Bánh xe cũng được sản xuất dành riêng cho xe F1 bởi Pirelli, tùy theo điều kiện mặt đường của trường đua, tình trạng thời tiết, nhiệt độ,… mà sẽ có từng loại bánh xe khác nhau được trang bị, với mỗi bộ bánh xe đầy đủ, giá trị vào khoảng 3000 USD hay 70,7 triệu VNĐ.

Đó chỉ là những bộ phận chính trên xe mà mức giá có thể được tìm thấy, thông thường các nhà sản xuất và đội đua không công bố mức giá chính thức cho giá trị chiếc xe của họ, tùy theo công nghệ được áp dụng và vật liệu chế tạo, chi phí trung bình của một chiếc F1 có thể từ 15 triệu cho đến trên 20 triệu đô la, ngoài ra thì mỗi xe F1 không sử dụng duy nhất một động cơ trong suốt mùa giải mà có thể đến 5 động cơ theo quy định của Formula 1, với mỗi đội đua có 2 tay đua thì gấp đôi con số đó lên. Chỉ tính riêng tiền xe thì mỗi đội đua đã ngốn ít nhất từ 60-80 triệu đô, đó là chưa tính đến chi phí nghiên cứu, chế tạo và thử nghiệm. Tiếp theo đó là chi phí để vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng xe F1, tiếp tục nữa là chi phí cho nhân lực, hậu cần,.v.v. .Với những ông lớn như Mclarent hay Ferrari, chi phí để vận hành đội đua nói chung và những cỗ xe F1 nói riêng có thể lên đến 400 triệu USD.

Với mức giá này, nếu bạn muốn ăn tô phở AnQi của nhà hàng House of An ở California tại Mỹ với giá khoảng 5000 USD hay 117 triệu VNĐ thì bạn có thể ăn được 80,000 tô, nếu bình dân hơn, một tô phở tại Hà Nội giá trung bình khoảng 40,000 VNĐ thì bạn có thể mua được 2,3 triệu tô phở, nếu bạn muốn ăn một ổ bánh mì với giá trung bình 20,000 VNĐ thì bạn mua được 470,5 triệu ổ.

Có một điều đáng chú ý là những chiếc F1, dù rằng rất hiện đại nhưng lại khá mỏng manh, với bộ lốp, thì sau mỗi 100 km chạy, bộ lốp sẽ vỡ tan tành, với động cơ, chúng chỉ trụ được vài vòng đua trước khi phải thay mới, với phần vỏ, tùy theo thiệt hại hay va chạm, chúng cũng cần phải thay mới, và thế là khi kết thúc mùa giải, khoảng từ 200 đến 300 tỉ VNĐ cứ thế bay qua cửa sổ. Và cứ qua mỗi năm, các đội đua sẽ lại tiếp tục phát triển các công nghệ mới, phụ tùng mới và dĩ nhiên là những nguyên mẫu đời cũ sẽ cho xếp xó, thế là không hề có sự tiết kiệm nào tại giải đua F1 cả, đó là một cuộc chiến mà ở đó, ai là người “đốt tiền” nhiều nhất chính là kẻ có lợi thế nhất.

P/s: bài viết có thể gặp sai sót nào đó, mong mọi người có thể góp ý để hoàn thiện tốt hơn.

You may also like

Leave a Comment