Gen Z-Thế hệ được các nhà nghiên cứu xã hội đánh giá là thế hệ cô đơn nhất

by admin

Gen Z đang là cái tên làm mưa làm gió trong những năm gần đây. Những người sinh từ năm 1997 tới 2009, Gen Z là những người làm nên giới trẻ ngày nay, và các trend trên mạng xã hội hầu hết được bắt nguồn từ họ. Cùng với sự phổ biến của công nghệ và các nền tảng mạng xã hội, Gen Z càng có nhiều cơ hội và sân chơi để giao lưu, kết nối và khẳng định cá tính hơn.
Với Gen Z lớn nhất hiện nay 24 tuổi và gen Z nhỏ nhất hiện nay 12 tuổi, Gen Z đang ở trong khung thời gian khẳng định chính mình. Chính vì thế, các nhà nghiên cứu xã hội và các nhà nghiên cứu thị trường đều có những nghiên cứu và phát hiện quan trọng về việc hiểu được Gen Z như một tập thể các cá nhân.
Những đặc điểm sau thường được dùng để miêu tả Gen Z:
Gen Z là những công dân số thực thụ đầu tiên. Gen Z lớn lên vừa đúng lúc các công nghệ thông tin và truyền thông thông minh bắt đầu được sử dụng rộng rãi. Iphone đầu tiên ra mắt năm 2008, khi đó có vài Gen Z đã được 13 tuổi. Và trung bình, mỗi Gen Z có chiếc điện thoại đầu tiên năm 10,3 tuổi.
Gen Z có xu hướng tập trung vào tài chính. Nên nhớ, bố mẹ của các Gen Z thường là Gen X (những người sinh từ năm 1961 tới 1981), những người chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Việc thấy bố mẹ vật lộn trong một nền kinh tế suy thoái để lại ấn tượng lớn trong ký ức của các Gen Z. Vì vậy việc chú trọng vào quản lý tài chính là điều cốt lõi của Gen Z vì họ biết tương lai luôn có sự khó đoán. Và điều này lại càng đúng trong thời đại COVID-19.
Gen Z thích giao tiếp mặt đối mặt, nhưng không phải theo cách bạn nghĩ. Cùng với sự phát triển của nhiều ứng dụng giao tiếp, khái niệm giao tiếp mặt đối mặt (face-to-face) của Gen Z có sự khác biệt so với các thế hệ trước. Gen Z không ngần ngại sử dụng các app videochat như Zoom, Skype hay Google Meet. Như vậy, face-to-face của Gen Z không nhất thiết phải là việc hai người cùng hiện diện tại cùng một địa điểm thực.
Trớ trêu thay, đối với một thế hệ ngày càng kết nói như Gen Z họ lại là những con người cô đơn nhất. Ở phương Tây, nhiều Gen Z khi được khảo sát đã nói họ cảm thấy cô đơn thường xuyên. Nhiều nhà xã hội học và nghiên cứu thị trường cho rằng Gen Z là thế hệ cô đơn nhất từ trước đến nay. Điều này có nhiều nguyên nhân lý giải, tuy nhiên một nguyên nhân nổi bật là việc Gen Z dành nhiều thời gian tương tác xã hội trên không gian ảo hơn là tạo các mối quan hệ xã hội ngoài đời thật.
Cũng vì lý do trên, Gen Z là thế hệ đầu tiên đối mặt với khủng hoảng sức khỏe tâm lý diện rộng. Ở Mỹ, tự tử được CDC công bố là nguyên nhân gây tử vong cao thứ 2 trong giới trẻ năm 2019. Nếu nhìn rộng ra các nước phát triển, tỷ lệ tự tử cũng đang tăng dần trong giới trẻ. Các vấn đề như trầm cảm, rối loạn lo âu hay khó khăn trong giao tiếp xã hội cũng được phát hiện là có dấu hiệu gia tăng trong Gen Z.
Gen Z là thế hệ đầu tiên đặt nhiều sự quan tâm tới “cái tôi ảo”: Khi các mạng xã hội trở thành nền tảng giao tiếp xã hội phổ biến, Gen Z dần phát triển cái gọi là “cái tôi ảo” (virtual self): sự thể hiện bản thân trên không gian ảo. Cái tôi này sẽ khác hoàn toàn cái tôi Gen Z thể hiện trong đời sống thật. Điều này được khẳng định qua các hình thức kiểm soát hình ảnh bản thân như chọn lọc nội dung và hình ảnh post trên MXH, áp dụng filter để làm đẹp hoặc che đi khiếm khuyết bản thân và việc càng ngày dễ bị ảnh hưởng bởi sự đánh giá của người khác trên không gian ảo. Cũng vì điều này mà Gen Z cũng thường hay có sự lo lắng về hình ảnh bản thân hơn các thế hệ trước.
Gen Z là thế hệ đầu tiên coi sự đa dạng là điều hiển nhiên. Lớn lên trong một thế giới mở và phẳng, Gen Z sớm được tiếp xúc với các hình thứ thể hiện danh tính cá nhân ở nhiều cấp độ hơn hơn các thế hệ trước. Sự đa dạng trong việc xác định giới tính, xu hướng tính dục, lối sống, văn hóa, niềm tin tôn giáo và quan điểm chính trị cũng giúp Gen Z có nhiều sự lụa chọn trong việc xác định danh tính nhóm (group identity) cũng danh tính cá nhân (self-identity) hơn.
Trong công sở, Gen Z ưu tiên sự độc lập. Họ thích được có tiếng nói trong công việc mình làm và có quan hệ bình đẳng với các sếp hơn các thế hệ trước. Gen Z cũng sẽ linh hoạt hơn các thế hệ trước trong việc thay đổi và thích nghi. Họ không bị cố định hóa bởi một mô típ làm việc và sắp xếp tổ chức nào. Đối với Gen Z, công việc có thể luôn đổi htay, miễn là họ vẫn không làm mất chính mình trong sự thay đổi đó là được.
Về giá trị quan, Gen Z được đánh giá là thực tế và thực dụng hơn các thế hệ trước. Họ thích những thứ có thật và ngay trước mắt mình hơn là lý tưởng hóa những gì chưa chắc đã có trong tương lai. Họ cũng thích việc tìm ra sự thật tuyệt đối đằng sau mọi việc hơn là việc tìm hiểu nhiều sự thật của một vụ việc. Với sự tiếp cận thông tin ngày càng dễ dàng, Gen Z thường sớm có thói quen tạo ra suy nghĩ và quyết định độc lập nhanh hơn các thế hệ trước.
Tại Việt Nam, Gen Z là thế hệ thích phá cách với ngôn ngữ Việt khi luôn cho ra lò những cụm từ luôn kích thích IQ người đọc. Một vài ví dụ là dảk, bủh, trầm kẽm, trmúa hmề, mlem mlem,đi đường quyền, gút chóp, (Các Gen Z còn cụm từ nào hay ho thì hãy vận ra hết đi, trước khi các thế hệ mới lên sóng)
Hiện nay, Gen Z là lực lượng trẻ trung, năng động và có năng lực. Họ là những người sẽ tận dụng cuộc cách mạng 4.0 để tạo nên những thay đổi lớn lao trong xã hội. Tương lai có thể bất định, nhưng đối với Gen Z, họ có đủ kỹ năng và thực lực để chèo lái qua những cơn giông bão (cùng với hệ quả là đau cột sống và mỏi gối sớm).
Tổng hợp từ Wikipedia, Huffington Post, CDC, McKinsey.com, Pew Research, AddictionCenter, The Atlantic, và The New Yorker.

You may also like

Leave a Comment