GENDERLESS IN FASHION 2023

by admin

Trong khoảng thời gian nửa thập kỉ đổ trở lại đây, từ các thương hiệu thời trang đến sự xuất hiện của những người nổi tiếng mang một phong cách “phi giới tính” – từ đẹp kiểu thơ mộng như Harry Styles đến các hình tượng nổi loạn hơn, nữ tính hơn như là Lil Nas X hay Troye Sivan. Dẫu biết rằng trước đó đã có rất nhiều hình tượng “phi giới tính” ở thế kỉ trước với các trào lưu văn hóa ảnh hưởng tới thời trang như Hippie hay Rock hay cột mốc Y2K với tiêu chí “Anti-Fashion” – “Anti – Culture” để tạo ra những nguồn cảm hứng mới. Nhưng để gần nhất với nhận biết và độ phổ rộng của thương hiệu thì chắc mọi người đều nhớ tới bộ sưu tập F/W 2020 với thông điệp chống lại “Toxic Masculinity” của Alessandro Michele – Gucci. Gucci luôn là con gà đẻ trứng vàng của Kering và luôn nằm trong top các thương hiệu thời trang cao cấp được yêu thích trong khoảng thập niên đổ lại đây. Và đó cũng mở màn cho việc “Phi giới tính” của nền công nghiệp thời trang này.

Tuy nhiên – nó không phải là một điểm để nhiều người đang mạo muội xưng danh là “Người mở xu hướng”, “Người mang tới tính phá cách cho thời trang Việt” như nhiều người tung hô.

Marc Jacobs – một trong những fashion designer cổ thụ, đã từng nói rằng “ Quần áo chẳng là lí nghĩa gì trừ một ai đó sống ở trong đó” hay Yohji Yamamoto cũng đề cập “Tôi không muốn quần áo của tôi chỉ treo trên giá. Tôi muốn người ta kiếm tới tôi khi đang mặc chúng, sải bước trên những con đường và trông họ thật đẹp”. Một khi đã sử dụng thời trang để thể hiện tuyên ngôn của cơ thể, của phong cách và cá tính thì mình nghĩ – nó không có 1 khái niệm gọi là “Giới tính”. Có thể hơi khó khăn để tiếp nhận lúc đầu, nhưng dần dà – bạn sẽ bị hấp dẫn bởi nó. Vì cái hay của De-gendering hay Unisex, đó là 1 sự pha trộn giữa tinh tế của người phụ nữ và vẻ mạnh của 1 người đàn ông.

Còn những kẻ làm lố, tại sao họ không được gọi ở trong đây. Vì thời trang của họ không phải là cá tính của họ, là câu chuyện của họ. Như một cuốn sách in rực rỡ ở trang bìa mà bên trong trống rỗng – họ không có một thông điệp phía sau hay đơn giản là vì để truyền thông, họ phải bắt buộc làm như vậy. Nên cách họ ăn mặc, người xem chẳng cảm nhận được gì.

Các thương hiệu thời trang lớn nhỏ trong giai đoạn này đều cố gắng việc mang tới phá bỏ rào cản về nam/nữ trong các bộ sưu tập và tính thiết kế của mình. Các fashion designer hay nói rộng hơn là các brands trong sự chuyển giao mạnh mẽ về thế hệ, ý thức của cộng đồng và nói thẳng là đúng với cái định hướng “Phi giới tính” đang được cổ động rất nhiều trên các kênh truyền thông – báo chí truyền thống, người nổi tiếng, các social platform. Đó cũng là một chiến lược để đi theo dòng chảy của xu hướng, tất nhiên quan trọng nhất đó là “Không đánh mất mình” – đó chính là key selling point để người ta còn nhớ tới thiết kế hay branding của thương hiệu.

Vẫn chắc rằng việc xây dựng mens / womens collection là cần thiết nhưng de-gender giúp các nhà tạo mẫu và thương hiệu điều phối được giữa hai dòng này. Nghĩa là dù đồ cho nam nhưng nữ cũng mặc được, đồ cho nữ nam cũng có thể mặc nếu theo cách phối đồ mà thương hiệu đưa ra. Việc làm này sẽ giúp cho khách hàng của thương hiệu có nhiều lựa chọn hơn và “đặc biệt” – các thương hiệu nhắm tới 1 market segment/phân khúc cũng đang phát triển rộng lớn, cộng đồng LGBT.

Unisex thì khá hơn, việc cho nam và nữ những fits, design giống nhau giúp các fashion designer và thương hiệu giảm bớt thời gian đầu tư về chất xám ( Thay vì nghĩ cho nam riêng, nữ riêng thì thôi gộp chung), thời gian và quá trình sản xuất. Một thị trường mà cả nam cả nữ đều mặc được – nghĩa là? Đúng, độ phủ và nhận diện thương hiệu sẽ tràn khắp mặt trận. Ai cũng biết thương hiệu này, ai cũng rõ thương hiệu này. Sự tiết kiệm và chiến lược thông minh hợp lí.

Nếu xét vào mùa 2023 mới được công bố gần đây, chúng ta sẽ nhận ra những chủ đề chính trong việc tạo dựng “Genderless” trong các thiết kế của các thương hiệu thời trang:

1 – Geek/Hình ảnh Balenciaga: Demna luôn biết rằng tạo hình của Balenciaga rất quan trọng trong việc tiếp tục độ “Lửa” của thương hiệu từ khi đầu quân vào nhà mẫu này. Geek là gì? Geek là một slang (Từ lóng) để miêu tả những kẻ lập dị hay ám ảnh bởi việc theo đuổi 1 thứ sở thích. Trong quá khứ, Geek thường miêu tả một dạng người đặc biệt, không thời trang, nhàm chán. Nhưng khoảng thế kỉ 21 trở lại thì nó mang hướng tính cực hơn khi miêu tả được tính cách của những kẻ lạc ra khỏi vòng xoáy hay tiêu chuẩn thường thấy của xã hội. Nó lại đúng với vision trước giờ của Demna Gvasalia khi bước tới Balenciaga, một thứ gì đó “cục mịch, khác chuẩn với tiêu chí thông thường của 1 thương hiệu gắn liền với Haute Couture như Balenciaga’. Xuyên suốt từ 2022 đến 2023 – các sản phẩm mình xem là “ready-to-wear” của Balenciaga (Có nghĩa là ứng dụng được ngay) từ Demna đều có thể ứng dụng được cho cả nam lẫn nữ tùy thuộc vào cơ thể của người mặc.

2 – Y2K Teen/ Hình ảnh của MSGM + : Một thế hệ sức trẻ đầy năng động, hỗn loạn và màu sắc. Những gam màu 20 năm trước lại được thể hiện mạnh mẽ vào 2020 nhưng do hệ quả của dịch bệnh nên 2021-2022 tiếp tục bùng cháy rõ ràng hơn nữa. Tuổi trẻ vốn dĩ phóng khoáng và tiếp nhận những tư tưởng thời đại mới hơn và chấp nhận – thích nghi những sự thay đổi đó. Nam giới mặc những chiếc quần bó sát, váy, hở hay cut-out cũng không thành vấn đề gì – nữ giới mặc những sản phẩm nam tính hay không gò ép vào những chiếc đầm. Tuy nhiên, không phải ai cũng mặc đẹp nên đó là đất diễn và mảng thị trường để các fashion designer hay brands khai thác để mang tới những sự lựa chọn cho khách hàng.

3 – Urban Esthetician: Esthetician là một từ miêu tả về tính “Thẩm mỹ, ý thức về cái đẹp”. Trong beauty and health care thì esthetician có hàm ý về việc mang tới vẻ đẹp và sự khỏe mạnh cho con người thông qua những biện pháp chăm sóc phù hợp. Còn trong thời trang thì Urban Esthetician là mang tới tính thẩm mỹ, sang trọng và thời trang cho người mặc thông qua màu sắc, tính thẩm mỹ của chất liệu và thiết kế. Đây sẽ được xem là đối trọng của ngành công nghiệp thời trang trong khoảng 2 năm tiếp theo sau sự bùng nổ của streetwear cũng như dòng xoáy trở lại của việc định hình đẳng cấp của thời trang may đo.

Từ những thương hiệu vốn nổi tiếng trong việc này như Lemaire, Jil Sander.. hay các collection mới đây của Fendi, Dior hay Prada, The Row – chúng ta đều thấy một hình tượng được xây dựng cho tính thực dụng đẩy cao cho việc sử dụng các sản phẩm thời trang xuất hiện trên runway hay digital runway có thể sử dụng như 1 sản phẩm dailywear (mặc hàng ngày) một cách dễ dàng được. Lemaire, The Row.. các high fashion brands đều lấy nội dung ý tưởng của những người thuộc tầng lớp trí thức, trung lưu hay thượng lưu mới sử dụng sản phẩm của họ trong cuộc sống hàng ngày. Một cuộc sống đô thị với tiệm cà phê, tiệm sách hay trên đường. Với màu sắc căn bản như trắng đen hay bảng màu trung tính vốn dĩ không bao giờ lỗi thời cùng các lớp layer để tạo nên sự sang trọng, độ dày của outfit cũng như cài gắm tính thiết kế của thương hiệu. Điều đó tạo nên một kiểu thời trang chắc chắn sẽ được ứng dụng rất nhiều trong thời gian tới với tính thẩm mỹ sang trọng được đặt lên trên. Và tất nhiên với những items như over-size shirt, coat hay long trouser, wide-leg trouser thì cả nam và nữ đều có thể mặc được dễ dàng.
Một case-study mà các bạn dễ theo dõi nhất trong từ này chính là Fear of God kể cả mainline hay nhánh phụ Essential.

Trí Minh Lê

You may also like

Leave a Comment