“Khủng hoảng” là từ dùng để miêu tả thị trường tiền ảo trong 2 tháng đầu năm 2018, với đỉnh điểm là lần thủng đáy của Bitcoin xuống dưới 7.000 USD một coin. Trong thời điểm Bitcoin đang tuột dốc thê thảm, rất nhiều người đặt ra câu hỏi rằng: Có phải ngày tàn của đồng tiền số đã đến?
Bitcoin không chết
Có một sự thật là, Bitcoin sẽ không tự nhiên mà chết dần chết mòn. Có thể giá sẽ giảm, một đồng tiền số khác sẽ lên ngôi, hoặc thậm chí cuối cùng sẽ sụp đổ. Công nghệ Blockchain, cơ sở để xây dựng lên Bitcoin, có thể phát triển vượt bậc với những áp dụng cho nhiều vấn đề khác nhau như sở hữu tài sản, DRM, Escrow…
Mặc dù Bitcoin có rất nhiều giá trị, nhưng thực tế là có rất ít giá trị được xuất phát từ hoạt động kinh tế (GDP) – yếu tố cốt lõi mang đến tính ổn định và giá trị cho đồng tiền. Bitcoin thực tế được thiết kế giống như một loại hàng hóa (tạo Bitcoin được mô phỏng như khi khai thác vàng), và giống như các mặt hàng khác, phần lớn giá trị được lấy từ sự đầu cơ của hàng hóa đó chứ không phải từ việc chấp nhận và sử dụng nó để mua bán hàng hóa. Một số công ty lớn đang công bố sự chấp nhận của Bitcoin, nhưng vào thời điểm đó, điều đó chỉ nhằm làm tăng sự chú ý của giới truyền thông thay vì thật sự bán hàng qua Bitcoin. Với tỷ lệ cao các tài khoản đầu cơ cao hơn hẳn so với những người thật sự giao dịch, giá trị của Bitcoin sẽ tiếp tục biến động, tăng và giảm theo tình hình đầu cơ và thậm chí có thể sụp đổ nhanh chóng với một giá trị khá thấp. Nếu nhiều chủ tài khoản sử dụng Bitcoin để mua và bán hàng hóa thay vì dự trữ chúng như một các đầu cơ thì giá trị của Bitcoin chắc chắn sẽ ổn định hơn.
Chi phí cuả một giao dịch xét cho cùng có thể làm cho việc sử dụng Bitcoin cho các giao dịch đơn Internet đơn giản khó có thể nào trở nên vững vàng được. Hiện nay, chi phí này được coi là “miễn phí”, tuy nhiên, nhiều máy tính đang giải quyết các phương trình phức tạp để xử lí giao dịch. Hệ thống này tạo ra bitcoin như một phần thưởng cho những người dùng vận hành máy, điều này được coi như xương sống của hệ thống Bitcoin, vì vậy toàn bộ hệ thống sẽ chi trả chi phí thay vì người mua và người bán trong một giao dịch. Gần đây, các nhà kinh tế đã đề xuất rằng chi phí cho hệ thống là 40USD cho mỗi giao dịch (cực kì cao) và điều này chỉ có thể duy trì được bởi hệ thống đang phát triển đủ nhanh và mạnh mẽ để bù trừ cho chi phí giao dịch. Tuy nhiên, xét cho cùng thì điều này không thể kéo dài mãi được, và những gì các “thợ mỏ” sẽ nhận lại được khi đào Bitcoin là chẳng hề rõ ràng. Bất cứ một giao dịch nào mất phí trên 1USD thì đều sẽ trở nên đắt đỏ hơn so với các giải pháp hiện nay. Nếu chi phí này không giảm nhanh hơn sự phát triển của hệ thống, cuối cùng việc sử dụng Bitcoin như một đồng tiền chính thống sẽ chết vì gánh nặng chi phí. Việc sử dụng tiền số cho các giao dịch ẩn danh có thể chấp nhận mức phí cao này, nhưng đó chỉ là một phần rất nhỏ trong tổng số giao dịch toàn cầu.
Vì vậy, Bitcoin không chết. Nhiều người vẫn đầu tư vào nó và đạt được thành công. Bitcoin chỉ thực sự có thể chết do chi phí giao dịch cũng như tác động của việc giảm giá trị gây ảnh hưởng lên quyết định đầu tư của các nhà đầu cơ. Công nghệ blockchain có thể sẽ sống lâu sau khi Bitcoin trở thành một đồng tiền chính.
Lối đi nào khi đầu tư vào Bitcoin?
Như đã đề cập phía trên, chính việc sử dụng Bitcoin như một hình thức đầu cơ kiếm tiền của đa số các nhà đầu tư đã khiến đồng tiền số này trở nên mong manh và dễ vỡ bất cứ lúc nào.
Để duy trì và biến Bitcoin thật sự trở thành một đồng tiền chính thống, cần thiết nhất là chúng ta phải hiểu: Hiểu về Bitcoin, về giá trị thật sự và cách mà chúng vận hành; sau đó mới có thể sử dụng đúng.
Đối với những bạn đã có những hiểu biết nhất định về đồng tiền số Bitcoin, xin được giới thiệu dưới đây một cuốn sách chuyên sâu và kĩ lưỡng hơn về những khái niệm từ cơ bản đến nâng cao cũng như cách sử dụng đúng đồng tiền mã hóa: Mastering Bitcoin.
Cuốn sách hướng đến đối tượng độc giả là các bạn lập trình viên và có nền tảng về lập trình. Nếu bạn biết sử dụng một ngôn ngữ lập trình, cuốn sách sẽ dạy bạn về cơ chế hoạt động của các loại tiền mật mã, cách sử dụng chúng và cách phát triển phần mềm làm việc với chúng. Một vài chương đầu tiên cũng có thể dùng làm phần dẫn nhập sâu về Bitcoin cho những người không phải lập trình viên nhưng vẫn muốn tìm hiểu cơ chế hoạt động bên trong của bitcoin và tiền mã hóa.
Nội dung cuốn sách gồm có:
– Giới thiệu một cách khái quát về bitcoin
– Các giải thích về nền tảng công nghệ của bitcoin và tiền số
– Chi tiết về mạng lưới bitcoin, cấu trúc P2P, vòng đời giao dịch, các nguyên tắc an ninh
– Ngoài ra còn gồm cả những bước tiến phát triển mới như Segregated Witness, Payment Channels, and Lightning Network
– Các nội dung khác liên quan đến bitcoin và công nghệ blockchain như các ứng dụng, tiền và chuỗi thay thế
– Câu chuyện của những người dùng, các ví dụ, những khái niệm về kỹ thuật…
Mastering Bitcoin không phải là cuốn sách dành cho đại chúng, không phải là cuốn sách để giải trí hay tìm đọc một cách cưỡi ngựa xem hoa. Đó là tư liệu cho những trái tim tâm huyết, những người có đam mê thật sự và muốn tiệm cận hơn với văn minh nhân loại.
Phanh
Trạm Đọc.