“We’re Twins, we’re Twins, yes sir.
I am me, she is she, except when I pretend I’m her.
And when we switch, you can’t tell which is which.
You don’t know who you’re talking to, because we’re identical, ‘dentical, ‘dentical, identical twins!”
“Chúng tôi là cặp song sinh, song sinh.
Tôi là tôi, cô ấy là cô ấy, chỉ trừ khi tôi giả vờ là cô ấy.
Và khi chúng tôi đổi chỗ cho nhau, các người không biết ai là ai.
Các người không biết rằng các người đang nói chuyện với ai – bởi vì chúng tôi là song sinh”
Lời bài hát Identical Twins của cặp song sinh nổi tiếng Mary-Kate Olsen và Ashley Fuller Olsen (Founder của The Row) được chuyển thể thành thơ dưới giọng đọc đầy mê hoặc của Marianne Faithfull đọc đã mở đầu cho show Gucci Spring 2023 với cái tên Twinsburg đã hint cho người xem về một chủ đề “Song sinh/Twin”.
Và đúng như vậy, người ta sốc khi thấy Alessandro Michele tiếp tục thể hiện sự ấn tượng trong các runway show của Gucci bằng cách đưa những người model thể hiện các sản phẩm thời trang của mình. Lần này không phải là 1, mà là tận 2 – 2 người mẫu song sinh! Như 1 tấm gương phản chiếu, hai models bước song song với nhau tạo nên một cảm giác đặc biệt và kích thích sự tưởng tượng. 2 Runway trong 1 runway. “Different Opposite. Opposite Different” – những từ ngữ về sự đối lập luôn được cất lên trong show.
Alessandro Michele giải thích về việc lấy cảm hứng về sự thân thiết đến lạ kì giữa những cặp song sinh và ông chính là một phần trong đấy. Giám đốc sáng tạo của Gucci có hai người mẹ: Eralda và Giuliana. Một người là mẹ ruột và một người là người em song sinh của bà – Alessandro Michele lớn lên trong tình yêu thương của cả hai người mẹ và bị ảnh hưởng bởi đó. Ông cảm thấy rằng tuy hai cơ thể nhưng tâm hồn của họ có những sự đồng điệu đến lạ kì, họ mặc quần áo – trang điểm và chải tóc theo đúng cùng 1 cách, như nhân đôi lên vậy. Và cái sự nhân đôi này đã thấm dần trong ý thức và tưởng tượng của Alessandro Michele. Sáng tạo thì có lẽ là không phải là điều gì mới lạ – nó chỉ đơn giản là Alessandro Michele đang kể câu chuyện thời thơ ấu của ông, với những gì ông đã làm được với Gucci. Người đàn ông này đủ quyền lực để làm điều đó.
Về thời trang thì vẫn mang một màu sắc rất Alessandro Michele, những chiếc áo khoác sequin với họa tiết lửa – những chiếc blazer với đường cổ áo đặc trung, những chiếc áo khoác da với logo Gucci mà chúng ta đã quá quen thuộc với collab Gucci x adidas. Dựa trên cảm hứng về chiếc gương nên Alessandro Michele đã gài gắm các chi tiết đối xứng với nhau – cổ áo, đường cắt, phụ liệu. “The same clothes emanate different qualities on seemingly identical bodies” – “Những bộ quần áo giống nhau tạo ra những phẩm chất khác nhau trên những cơ thể giống hệt nhau”. Thông điệp của Michele rõ ràng là dù có giống nhau như nào đi chăng nữa – đến cả phần nail của model, cách đeo trang sức của model cũng phải giống hệt nhau thì dù thời trang có sức mạnh như thế nào. Nó cũng không thể che lấp được cá tính của mỗi cá thể riêng biệt.
NÀO
Đây là phần mình thích và tự suy nghĩ.
Đầu tiên đó là sự “Đá xoáy”. Theo suy nghĩ của mình thì với Gucci theo chủ nghĩa lãng mạn thì Alessandro Michele không thể nào phá được định nghĩa đó được, thế thì phải “Ẩn dụ cái sự đá xoáy”. Nên nhớ mới gần đây thôi, chính Gucci đã thua 1 thương hiệu Nhật Bản là Pucci trong vụ kiện về tác quyền vì Gucci không thể nào nêu rõ được brand kia đang “Fake” giá trị thương hiệu của mình với 1 lí do là “Chưa đủ cấu thành việc ăn cắp” chỉ đơn giản là 1 vệt sơn dù ai nhìn vào cũng biết là Gucci.
Dù cũng là 1 thị trường tiềm năng là Nhật Bản (Đứng thứ 3 quốc gia mua sắm đồ hiệu tại khu vực CHâu Á) nhưng Gucci cũng bất lực. Và thế là Alessandro Michele làm ra phiên bản “Twins” này như 1 kiểu “nói bóng nói gió” về sự bắt chước, copy đang tràn rẫy trên thế giới. Fast fashion copy High fashion, High Fashion copy các thương hiệu độc lập hay những “Chú cá” nhỏ hơn. Cá lớn nuốt cá bé, quy luật luôn là vậy.
Tiếp theo đó là Sự tinh quái. Tinh quái ở đây đó chính là “Ép” người xem phải nhìn kĩ các sản phẩm trong collection của mình. Khi chúng ta thấy một cặp song sinh, tự khắc chúng ta có một phản ứng đó chính là “So sánh, so sánh để tìm ra điểm khác nhau, so sánh để phân biệt”. Chúng ta “bị” Alessandro Michele đưa vào trò chơi “Nhìn hình đoán điểm khác nhau”. Bằng cách đó, người xem bắt buộc phải nhìn rất kĩ và từ đó mà hình ảnh của các sản phẩm “hằn rõ” vào trong tâm trí nhiều hơn – nhớ sâu hơn – và thuộc Gucci hơn.
Tinh quái.