Hệ thống cảnh báo va chạm trên xe ô tô hoạt động như thế nào?

by admin
he-thong-canh-bao-va-cham-tren-xe-o-to-hoat-dong-nhu-the-nao?

Hệ thống cảnh báo va chạm trên xe ô tô đã góp phần giảm thiểu số lượng tai nạn giao thông cũng như giảm mức độ nghiêm trọng của tai nạn.

Ngày nay, xe ô tô được trang bị rất nhiều công nghệ hiện đại nhằm mang lại sự tiện ích, thoải mái nhất cho lái xe và hành khách. Hệ thống cảnh báo va chạm là một trong những công nghệ an toàn đang được sử dụng phổ biến.

Vậy hệ thống cảnh báo va chạm là gì? Chúng giúp ích như thế nào cho người dùng? Mời độc giả cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết sau.

Hệ thống cảnh báo va chạm là gì?

Hệ thống cảnh báo va chạm (Pre-collision System) là một công nghệ hiện đại, phức tạp được sinh ra để giảm thiểu các vụ tai nạn cũng như mức độ nghiêm trọng của các vụ tai nạn.

Hệ thống này luôn theo dõi quá trình điều khiển của lái xe và các điều kiện xung quanh xe như chướng ngại vật, phương tiện phía trước, người đi bộ,… để phát hiện sớm nguy cơ xảy ra va chạm.

Khi nhận thấy có nguy cơ tai nạn, hệ thống này sẽ phát tín hiệu cảnh báo bằng âm thanh, hình ảnh trên màn hình điều khiển, hoặc chế độ rung trên vô lăng để nhắc nhở người lái. Nhờ vậy, đảm bảo an toàn cho lái xe và hành khách cũng như người tham gia giao thông khác.

Cảnh báo va chạmCảnh báo va chạm

Hệ thống cảnh báo va chạm sinh ra để giảm thiểu tai nạn giao thông

Hệ thống cảnh báo va chạm trên xe ô tô hoạt động như thế nào?

Hệ thống cảnh báo va chạm trên ô tô hoạt động dựa trên sóng radar và camera, trước đây là sóng hồng ngoại. Cảm biến radar, camera sẽ được đặt ở phía đầu xe và luôn phát ra những đợt sóng radar. Khi gặp chướng ngại vật, sóng radar sẽ dội ngược lại cảm biến. Dựa vào thời gian sóng di chuyển rồi dội ngược lại, vi xử lý trung tâm sẽ tính toán ra khoảng cách từ xe tới chướng ngại vật để điều chỉnh tốc độ và hướng điều khiển của lái xe hiện thời.

Cảnh báo va chạmCảnh báo va chạm

Trên các mẫu xe hiện đại, hệ thống cảnh báo va chạm dùng cả radar và camera

Nếu khoảng cách giữa hai xe không đảm bảo an toàn, hệ thống này sẽ đưa ra những cảnh báo cho lái xe. Khi khoảng cách quá gần mà lái xe không phản ứng hệ thống sẽ tự can thiệp qua các hệ thống khác như phanh tự động và căng dây an toàn tự động,…

Bên cạnh cảnh báo tiền va chạm với hệ thống cảm biến cảnh báo va chạm trước, các hãng còn trang bị cho những mẫu xe sang của mình khả năng cảnh báo, phát hiện va chạm từ phía sau và từ bên hông xe. 

Các hệ thống cảnh báo va chạm nổi bật hiện tại

Mercedes-Benz là hãng tiên phong khi giới thiệu hệ thống cảnh báo va chạm Pre-Safe trên dòng sedan cao cấp S-class vào năm 2003. Ở thời điểm hiện tại, hệ thống Pre-Safe đã được nâng cấp lên, có thể dựng thẳng tựa lưng, tựa đầu, căng dây an toàn tự động, đóng cửa kính và cửa sổ trời, bung túi khí khi xảy ra va chạm để đảm bảo an toàn cho lái xe và hành khách.

Cảnh báo va chạmCảnh báo va chạm

Hệ thống Pre-Safe của Mercedes có thể tự động căng dây an toàn, dựng thẳng lưng ghế, tựa đầu, đóng cửa kính, cửa sổ trời trước khi va chạm và bung túi khi va chạm xảy ra

Hầu hết các hãng xe cũng đã tự phát triển một hệ thống cảnh báo va chạm của riêng mình, ví dụ Honda có công nghệ Sensing, Toyota có Safety Sense, BMW có Active Protection,… Tất cả các công nghệ này đều đã được kiểm tra, thử nghiệm kỹ lưỡng để đảm bảo an toàn mà không gây ra phiền toái, mất tập trung cho lái xe.

Hạn chế của hệ thống cảnh báo va chạm

Thực tế là dù công nghệ có hiện đại tới đâu thì con người vẫn là yếu tố quyết định. Lái xe không được chủ quan ngay cả khi điều khiển những chiếc xe đắt tiền với rất nhiều tính năng an toàn.

Thực tế, hệ thống cảnh báo va chạm có tính năng thiết kế, chức năng và phương pháp phát hiện, cảnh báo cho người lái là khác nhau. Do đó, chúng  sẽ có những hạn chế nhất định.

  • Tính năng cảnh báo an toàn của nhiều ô tô phổ biến là khả năng phát hiện phương tiện phía trước, chỉ có một vài hệ thống “xịn” hơn thì được nâng cấp lên phát hiện cả người đi bộ và động vật lớn trên đường. Do đó, chúng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro mà các tài xế không nên chủ quan.
  •  Tốc độ kích hoạt của các hệ thống cũng khác nhau. Nhiều hệ thống cảnh báo va chạm trước được thiết kế chỉ hoạt động ở tốc độ dưới 30 km/h.
  • Hiệu suất giảm trong thời tiết xấu. Trong điều kiện thời tiết mưa lớn, sương mù, ánh sáng kém cũng ảnh hưởng đến khả năng thu hình ảnh của camera, từ đó làm giảm hiệu suất cảnh báo.
  • Phụ thuộc vào đặc điểm địa hình. Đường cong hoặc leo lên dốc của những ngọn đồi cũng khiến hệ thống cảnh báo va chạm có thể không phát ra âm thanh hoặc phát hiện ra sớm các chướng ngại vật.

Công nghệ, hệ thống an toàn nói chung và cảnh báo va chạm nói riêng chỉ là các công cụ hỗ trợ, đem lại nhiều lợi ích, song các tài xế không nên quá phụ thuộc vào chúng. Khi lái xe, việc luôn chủ động điều khiển, luôn quan sát phía trước sẽ giúp bạn đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như hành khách trên xe.

Đỗ Kỷ

You may also like

Leave a Comment