Trong tâm trí của bất kì một dân chơi thời trang nào thì một chiếc túi Hermes luôn được xem là một sản phẩm phải có trong bộ sưu tập phụ kiện của mình. Mà nhắc tới Hermes thì sẽ có hai cái tên chắc chắn được nhắc tới là Birkin và Kelly. Quay trở lại thương hiệu Hermes, là một design house được thành lập từ những năm 1837 ( gần 190 năm) thì sản phẩm cốt lõi cũng như được nhiều người biết tới nhiều nhất là những sản phẩm đồ da cao cấp, đáp ứng được nhu cầu và khẳng định được vị thế của khách hàng thượng lưu và siêu thượng lưu. Tính tại thời điểm hiện tại khi mà đời sống vật chất đại chúng cũng như sự cởi mở hơn về thời trang kèm theo sự xuất hiện của nhiều thương hiệu được mệnh danh là “New Luxury” (if you know you know – tỉ dụ như Jacquemus hay Telfar) mang tới những sản phẩm bằng da tạo được feeling “cao cấp” với mức giá hợp lí. Điều đó dẫn tới cách sử dụng các sản phẩm bằng da của các thương hiệu thời trang xa xỉ hay cao cấp giờ đa dạng hơn rất nhiều, nhưng rõ ràng không thể nào xê dịch được vị trí của Hermes – thương hiệu sở hữu những chiếc túi xách được thèm muốn nhất trên thị trường.
Chắc chắn các bạn đọc sẽ có một bài viết so sánh giữa Hermes và Chanel – nhưng thực ra thương hiệu này với tuổi đời và những đối tượng khách hàng và định vị thương hiệu thì Hermes có phần nhỉnh hơn Chanel một bậc. Chẳng thế mà Chanel trong khoảng 3 năm trở lại đây nhận thấy họ phải được định vị ngang với Hermes và công cụ họ làm điều đó chính là “Tăng giá” – “Tăng tính limited” của các sản phẩm USP là dòng classic bag nhằm tạo ra “sự thèm muốn”, tính sở hữu của thị trường (Và thay vì nâng cấp lên chất lượng da lên một tầm mới hơn – cái này mình có xem rất nhiều bài đánh giá của các tay chơi túi kỳ cựu trên thế giới rồi nhé, họ vẫn prefer Hermes hơn rất nhiều). Birkin vẫn là một trong những con “át chủ bài” của Hermes tại sân chơi đắt đỏ nhưng xắt ra miếng này.
Nhưng tại sao lại có cái tên Birkin này?
Câu chuyện bắt đầu vào năm 1983 – khi mà cuộc gặp tình cờ giữa người được xem là “It-Girl” của thời đại đó là Jane Birkin và Jean-Louis Dumas, CEO của Hermes cũng như Artistic director của thương hiệu. Jane Birkin là một nữ diễn viên, ca sĩ và người mẫu mang trong mình hai dòng máu Anh – Pháp. Cái tên Jane Birkin được xem là fashion icon của những thập niên 1960s-1980s với vẻ đẹp tự nhiên, vui tươi đầy năng lượng nhưng cũng đầy cá tính với phong cách không phân định giữa đồ nam và đồ nữ (Pha trộn hài hòa và các bạn nên nhớ thập niên thời trang dành cho phụ nữ còn rất hạn chế nhé chứ không như bây giờ đâu). Song song, Janes Birkin còn được lòng đại chúng bởi những chia sẻ cũng như cách nhìn về vấn đề tình dục vô cùng thẳng thắn, thứ mà phụ nữ tại thời điểm đó còn chịu rất nhiều định kiến. Thế nên hình ảnh của bà thu hút được rất nhiều người phụ nữ khác. Song song sự nổi tiếng của bản thân – Birkin còn được yêu thích bởi một mối quan hệ yêu đương hơn 10 năm với Serge Gainsbourg: một ca sĩ/nhà văn/đạo diễn/nhà thơ người Pháp nổi tiếng của văn hóa đại chúng. Nếu tại thời điểm hiện tại chúng ta hay nhắc những cặp đôi quyền lực như David – Victoria Beckham thì thời đó couple này như đỉnh điểm của giới nghệ sĩ.
Theo nhiều nguồn tin không chính thống thì trên chuyến bay từ Paris tới London vào năm 1983, Jane Birkin đã lên khoang hạng nhất và ở đó gặp gỡ với Jean-Louis Dumas (Người sau đó sẽ trở thành Ceo và AD của Hermes. Lúc đó, Jane Birkin mang theo một chiếc túi đan bằng liễu gai để đựng những vật dụng cần thiết và lúc để lên trên khoang hành lí thì không may bị rớt. Duyên phận là nó lại diễn ra trước mặt Dumas và trong đống đồ rơi đó có một cuốn sổ của Hermes. Dumas bông đùa rằng Jane Birkin cần một chiếc túi để đựng chứ không phải chiếc giỏ đan kia – Bà nhanh nhảu đáp lại rằng nếu Hermes làm ra một chiếc túi lớn hơn có thể đựng tất cả vật dụng của một người phụ nữ bận rộn như bà thì bà sẽ mua ngay lập tức. Jane Birkin cũng giải thích cho Dumas rằng sự khó khăn trong việc tìm một chiếc túi rộng rãi, an toàn mà lại thời trang mà bà yêu thích như thế nào.
Điều này đã khiến Dumas suy nghĩ ngay lập tức – trên chuyến bay đó, ông đã sketch (Phác thảo) về một chiếc túi mà sau này là phiên bản Birkin huyền thoại trên chiếc túi giấy chống nôn của máy bay. Khởi đầu của một trong những chiếc túi quyền lực nhất thế giới thời trang, của một trong những dòng sản phẩm mang hàng triệu dollar mỗi năm cho Hermes đã bắt đầu giản dị như thế. Và nó xuất phát trực tiếp từ căn bản của kinh doanh – cung cấp và thiết kế cho nhu cầu cần thiết của người tiêu dùng!
Đúng 1 năm sau, chiếc túi Birkin đầu tiên của Hermes được ra mắt. Phong cách thiết kế của nó được dựa trên những gì mà Jane Birkin phản hồi cũng như trong bối cảnh mà Dumas ở trong đấy – một chiếc máy bay. Không gian túi rộng rãi, đường nét rõ ràng, phong cách tối giản và sự tinh tế giản được thể hiện qua chất liệu da và các đường kim mũi chỉ tỉ mỉ đúng với kiểu của Hermes đã đặt nền móng cho sự phát triển của Hermes Birkin. Jane Birkin được tri ân như là nguồn cảm hứng lớn nhất cho phiên bản này với 1 chiếc túi Birkin khổ 40cm (Và được bà dán sticker lên). Nó được bán lẻ tại thời điểm đó là 2000 dollar nhưng 2011 thì chiếc túi nguyên bản, cũ kĩ này đã được bà Jane bán đấu giá thành công với mức là 162.000 dollars (810% giá trị ban đầu) cho công tác từ thiện. Điều đó chứng minh với từng đó thời gian, giá trị của chiếc túi này tăng khủng khiếp như thế nào.
Nhưng, khởi điểm của Hermes Birkin không lừng lẫy như bây giờ. Phản ứng của thị trường với chiếc túi này tại thời điểm công bố khá là lạnh nhạt. Vào những năm 80, Chanel thống trị thị trường với các phiên bản túi classic của mình và Hermes Birkin không thể xoay đổi được tình thế. Chất lượng của Hermes và câu chuyện của Jane Birkin chưa đủ sức thuyết phục khách hàng. Nhưng turning point xuất hiện vào những năm 1990s – thập niên của công nghiệp hóa, hiện đại hóa và thay đổi cách sống. Đó là nhanh hơn, thực dụng hơn và trong bối cảnh nước Mĩ thì những người phụ nữ cần một chiếc túi thoải mái – đựng được nhiều thứ mà vẫn đảm bảo được tính sang trọng thời trang của mình. Như trong “Sex and the City” – series phim có tác động rất lớn tới chị em phụ nữ Mĩ xuất hiện 1 câu nói bất hủ của Samantha : “It’s not a bag! It’s Birkin” (Đây không phải là 1 chiếc túi – Nó là Birkin!) đã đóng đinh cho chiếc túi huyền thoại này và nhu cầu của nó tăng vọt. Một trong những điều mà người ta thích về Hermes Birkin/Kelly hay những chiếc túi Chanel classic trước đó là tính Timeless của nó. Có nghĩa rằng đầu tư vào những chiếc túi này, 10 năm -20 năm hoặc bao lâu đi chăng nữa – nó vẫn giữ nguyên giá trị thời trang và cả tiền của nó. Và chất lượng da của Hermes đủ đáp ứng điều đó – một điều kì lạ, những chiếc túi Hermes Birkin càng cũ, càng nhăn thì trông nó lại càng đẹp. Không giống như các phiên bản túi hiện đại giờ chỉ cần nhăn da, nổ da là giá trị giảm đi rất nhiều.
Các kích cỡ 25cm, 30cm, 35cm và 40cm là thường thấy ở Hermes Birkin với các phiên bản da khác nhau. Nhưng với các khách hàng siêu thượng lưu thì họ thường thích các phiên bản đặc biệt về màu sắc và chất liệu da. Chúng ta có Hermes Special Order (HSS) với các bản màu hiếm với chất liệu da khác như cá sấu, đà điểu hoặc cá sấu. Và tất nhiên, tất cả đều có mức giá không hề rẻ nhưng nhìn vào thị trường reseller thì các phiên bản này chỉ có tăng giá dần theo thời gian. Đây cũng là một phần chiến lược của Hermes khi thúc đẩy nhu cầu, sự thèm muốn và giá cả – chung 1 công thức mà Chanel đang áp dụng tại thời điểm hiện tại. Nhưng có lẽ, cái bóng của Hermes Birkin chắc không thể nào 1 chiếc túi trên thế giới có thể soán ngôi được!