Năm 1774, Johann Wolfgang von Goethe giới thiệu tới công chúng cuốn tiểu thuyết The Sorrows of Young Werther (Nỗi đau của chàng Werther). Tác phẩm này xoay quanh nỗi đau đớn và giày vò thường trực của chàng trai trẻ Werther khi không thể đến với người con gái mình yêu thương nhất Charlotte do nàng đã thuộc về một người đàn ông khác – Albert – người sau này cũng trở thành bạn của Werther. Sau rất nhiều dằn vặt, Werther quyết định rằng cách duy nhất để chấm dứt tình trạng tồi tệ này là một trong hai người – chàng hoặc Charlotte – phải ch.ế.t. Chuyện tình ngang trái kết thúc sau khi Werther tự sát bằng khẩu súng của chính Albert.
Sẽ không có gì đáng nói nếu sau đó, tại Châu Âu không rộ lên thông tin cuốn tiểu thuyết của Goethe là nguyên nhân khiến một làn sóng người trẻ tự tìm đến cái chết. Trong số đó, nhiều nạn nhân được tìm thấy trong phục trang giống hệt miêu tả của Goethe về Werther, sau khi họ tự kết liễu đời mình bằng khẩu súng giống hệt như vũ khí của Albert. Một số thậm chí còn đặt cạnh mình cuốn tiểu thuyết đầy tai tiếng được mở sẵn tới đoạn Werther tự đoạt mạng chính mình. Hiện tượng kỳ lạ này sau đó nhà nghiên cứu xã hội David Philips đặt tên là hiệu ứng Werther, hay còn gọi là copycat suicide (tạm dịch: tự tử theo).
David tiếp tục tìm hiểu sâu hơn về hiệu ứng Werther khi quan sát và đưa ra bằng chứng rằng tỷ lệ các vụ tự tử tại Mỹ gia tăng đáng kể đặc biệt sau khi báo chí, truyền hình đưa tin về một vụ tự tử bất kỳ. Theo ông, các báo địa phương càng khai thác đề tài về tự vẫn nhiều thì làn sóng tự sát theo sau lại càng mạnh. Nhận định này càng được củng cố sau khi Etzersdorfer và các cộng sự đưa ra kết quả nghiên cứu của mình tại Áo – thể hiện mối liên hệ chặt chẽ giữa số lượng báo phát hành và số vụ tự tử theo được ghi nhận tại các địa phương.
Điều này tạo ra một mối nguy hại tiềm tàng đặc biệt đáng sợ mỗi khi có một người nổi tiếng (những nhân vật thu hút rất nhiều chú ý từ giới truyền thông) ra đi:
Tháng 8 năm 1962, số lượng t.ự t.ử ở Mỹ tăng thêm 200 người so với mức trung bình sau khi Marilyn Monroe qua đời.
Năm 2009, số người t.ự s.á.t bằng tàu hỏa tăng vọt sau khi cựu thủ môn Đức Robert Enke t.ự k.ế.t li.ễ.u chính mình bằng cách tương tự.
Năm 2008, tỉ lệ t.ự t.ử ở Hàn Quốc tăng 162.3% trong vòng 3 tuần sau sự ra đi của nữ diễn viên Hàn Quốc Choi Jin-sil (xem biểu đồ minh họa).
Hay gần nhất, một nghiên cứu năm 2017 được đăng trên tạp chí JAMA Internal Medicine chỉ ra rằng tỉ lệ tìm kiếm các từ khóa liên quan tới tự vẫn cũng tăng vọt sau khi series 13 Reasons Why thu hút được sự chú ý mạnh mẽ từ cộng đồng. Cụ thể, lượng tìm kiếm tăng 26% với từ khóa “how to commit suicide” (làm thế nào để t.ự t.ử), 18% với từ khóa “commit sui.ci.de” (t.ự t.ử) và 9% với từ khóa “how to k.i.ll yourself” (làm thế nào để g.i.ế.t chính mình).
Ngược lại với hiệu ứng Werther, Hiệu ứng Papageno, lấy tên một nhân vật chính trong vở nhạc kịch “Cây sáo thần” soạn giả Wolfgang Amadeus Mozart, là hiệu ứng ngăn chặn t.ự t.ử. Chàng trai Papageno cũng có hoàn cảnh tương tự với Werther nhưng vào phút cuối, Papageno đã thay đổi quyết định t.ự s.á.t sau lời thuyết phục của ba người bạn. Tương ứng với hiệu ứng Werther, hiệu ứng Papageno được sử dụng để phòng ngừa hành động tự sát bằng cách phát tán các mô hình hành vi và quan điểm tích cực.
Hiệu ứng này cho chúng ta một gợi ý hết sức đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả: Hãy nói chuyện và chia sẻ nếu bạn gặp bế tắc hoặc thấy ai đó gặp bế tắc.