Ngày 8 tháng 1 năm 2005, tàu ngầm tấn công hạt nhân USS San Francisco (SSN-711) đã đâm vào một ngọn núi ngầm, khi đang di chuyển với tốc độ 55km/h, cách Guam khoảng 675km về phía đông nam.
Vì ngọn núi này không được hiển thị trên các biểu đồ điều hướng mà thủy thủ đoàn của con tàu đang sử dụng, nên tàu ngầm đã đâm thẳng vào nó.
Vụ va chạm thảm khốc đã khiến 98/137 thuỷ thủ đoàn bị thương, một người chết.
? Điều khó tin là: mặc dù đâm phải một vật thể bất động với vận tốc hơn 55k/h, ở độ sâu 160m, USS San Francisco không chìm, lò phản ứng hạt nhân cũng không gặp trục trặc. Đáng kinh ngạc hơn nữa, chiếc tàu ngầm đã tự trở lại đảo Guam bằng chính sức lực của mình. Tất cả những điều đó là do các biện pháp an toàn mà Hải quân Hoa Kỳ đã thực hiện bốn thập kỷ trước đó.
? Trong trường hợp của USS San Francisco, mặc dù mũi tàu bị nghiền nát ở độ sâu 160m, nhưng phần còn lại của thân tàu vẫn giữ được áp suất khiến nó không bị chìm. Các hệ thống xử lý nước dằn (Ballast Water System) vẫn hoạt động, cho phép nó nổi lên. Lò phản ứng hạt nhân vẫn hoạt động được sau vụ va chạm, cho phép con tàu di chuyển bằng chính năng lượng của nó.
? Tai nạn kinh hoàng năm đó không khiến USS San Francisco phải giã từ sự nghiệp. Ba năm sau, con tàu đã trở lại biển khơi với một chiếc mũi mới. Mũi tàu của USS Honolulu sắp nghỉ hưu, chị em với San Francisco, đã bị cắt và hàn vào mũi tàu San Francisco.
? San Francisco đã phục vụ thêm 8 năm nữa. Năm 2016, con tàu di chuyển đến Norfolk để được chuyển đổi thành một tàu huấn luyện neo đậu vĩnh viễn.
(Source: popularmechanics/1945)