Năm 1961, chính quyền Đông Đức bắt đầu khởi công xây dựng bức tường Berlin, với tổng chiều dài là 169,5 km, chiều cao trung bình 4,2 m, dày 50 cm, ngăn cách 192 tuyến đường, hàng rào thép gai bao quanh có chiều cao 3,5m. Giữa Bức tường Berlin và hàng rào còn có một khoảng trống rộng khoảng 50 – 100m. Bốn phía xung quanh bức tường đều có những lô cốt, đài quan sát, binh lính cầm súng canh gác suốt ngày đêm. Bức tường Berlin rất kiên cố, khó mà có thể vượt qua được, nhiều người vì muốn vượt qua mà phải trả giá đắt bằng cả sinh mệnh.
Đầu tháng 6/1987, chuyến công du châu Âu của Tổng thống Reagan chỉ dự định đến Rome và Venice, nhưng sau đó, trước lời mời mạnh mẽ của chính phủ Tây Đức, Tổng thống đã quyết định dừng chân ở Berlin, Đức vài giờ trên đường từ Ý trở về Hoa Kỳ. Đã đi với tư cách là Tổng thống của Hoa Kỳ, ông Reagan nhất định phải có một bài phát biểu. Vào tháng 4, Peter Robinson, một thành viên của nhóm viết bài của Nhà Trắng đã nhận nhiệm vụ tham gia viết bài phát biểu này cho Tổng thống Ronald Reagan. Ông Robinson nhớ lại: Câu nói hãy phá bỏ bức tường này, cùng với bài phát biểu của Tổng thống Ronald Reagan đã lan truyền khắp thế giới. Nó trở thành dấu chấm hết cho cuộc chiến tranh lạnh và sự khởi đầu thống nhất của Đông và Tây Đức, khiến cho các nước Đông Âu từ đó độc lập khỏi sự kiểm soát của Liên Xô, một dấu hiệu của một hệ thống dân chủ tự do. Mỗi khi nghĩ đến Tổng thống Ronald Reagan, mọi người thường nghĩ đến câu nói này. Nhưng có lẽ không nhiều người biết rằng, câu nói này lúc đầu đã gây ra tranh luận lớn trong chính phủ Hoa Kỳ, thiếu chút nữa nó đã bị cắt bỏ.
Vào cuối tháng 4/1987, Robinson tháp tùng đoàn tiền trạm của Nhà Trắng đến Berlin, trong số các thành viên của đoàn tiền trạm này có các quan chức phụ trách quốc phòng và các bộ phận khác như Văn phòng Báo chí. Robinson có nhiệm vụ cung cấp nội dung bài phát biểu, tìm kiếm một số tài liệu thực tế. Vào thời điểm đó, ông chỉ biết rằng Tổng thống sẽ có một bài phát biểu tại Bức tường Berlin với khoảng 10.000 người tham dự. Xét theo địa điểm phát biểu thì chủ đề nên liên quan đến Bức tường Berlin. Robinson đã đến gặp một nhà ngoại giao cấp cao Hoa Kỳ thường trực tại Berlin. Nghĩ sẽ tìm kiếm được nhiều tài liệu từ nhà ngoại giao này, Robinson không ngờ rằng khi nói chuyện, nhà ngoại giao đeo cặp kính cận dày cộp với dáng người khá cao lại tỏ ra rất căng thẳng và không được tự nhiên. Hơn nữa, có vẻ như chuyến thăm của Tổng thống Reagan khiến ông ấy cảm thấy không thoải mái. Robinson nói rằng nhà ngoại giao đóng tại Berlin này đã bày tỏ một số ý kiến quan trọng. Tuy nhiên những ý kiến đó lại khiến ông giật mình, bởi hầu hết tất cả các ý kiến đều là Tổng thống Ronald Reagan không nên nói gì cả!. Nhà ngoại giao cảnh báo Robinson rằng Tổng thống đến đây phải cẩn thận một chút, đừng lớn tiếng hô hoán khẩu hiệu, đừng nói quá nhiều lời lẽ không hay về Liên Xô, hơn nữa phải tránh nói lời lẽ quá khích nào liên quan đến Bức tường Berlin.
Robinson nhớ lại: Nhà ngoại giao giải thích với tôi rằng những người sống ở Tây Berlin từ lâu đã quen với mọi thứ xung quanh rồi. Sau khi nói chuyện với nhà ngoại giao, Robinson và một số thành viên khác trong nhóm tiền trạm của Nhà Trắng đã cùng nhau lên một chiếc trực thăng quân sự Hoa Kỳ và bay một vòng trên bầu trời Berlin, những cảnh tượng nhìn thấy đã khiến ông khắc sâu. Ở bên này của Tây Berlin chỉ là một bức tường đơn sơ mà thôi, còn phía bên kia, phía Đông Đức lại có vô số hàng rào thép gai, lính đứng canh gác, còn có một nhà giam. Lúc đó, phi công trực thăng nói rằng nếu một lính canh nào đó ở Đông Đức để cho ai đó trốn sang Tây Berlin thì bản thân những người lính canh sẽ không có kết cục tốt đẹp.
Tối hôm đó, Robinson đã không tham gia sinh hoạt cùng các thành viên khác trong đoàn tiền trạm, ông đến nhà một người quen do người bạn giới thiệu để ăn tối, cũng là để gặp gỡ một số người dân địa phương ở đó. Lúc đầu, mọi người ở đó đều khách sáo nói về khí hậu địa phương, về rượu do nước Đức sản xuất, v.v.. Sau đó, Robinson đã dựa trên những gì nhà ngoại giao nói với ông vào buổi chiều hôm đó, hỏi thẳng mọi người một câu: Các bạn thực sự đã thấy quen với hết thảy mọi thứ xung quanh mình rồi sao?. Nghe xong câu này, cuộc trò chuyện giữa vợ chồng chủ nhà và vị khách đã dừng lại, không khí biểu hiện rõ ràng là không thoải mái. Ông Robinson bắt đầu suy xét lại một lần nữa những gì mà nhà ngoại giao đã cảnh báo trước đó. Thế rồi một người đàn ông đang có mặt lên tiếng: Em gái của tôi sống ở bên kia, chỉ cách đây có 20 dặm nhưng đã hơn 20 năm rồi tôi không gặp em mình. Ông có nghĩ rằng tôi sẽ ‘quen’ với tình huống này không?. Một người đàn ông khác nói: “Mỗi sáng trên đường đi làm, tôi đều đi qua một trạm gác. Người canh gác ở Đông Berlin mỗi ngày đều theo dõi mọi chuyển động của tôi từ kính viễn vọng. Người canh gác ấy và tôi nói cùng một ngôn ngữ và có chung một lịch sử, nhưng hai chúng tôi, một người giống như một con thú trong vườn thú, còn người kia lại giống như người bảo vệ trong vườn thú, nhưng rất khó nói ai là người bảo vệ và ai đang được bảo vệ. Lúc ấy vợ của người chủ nhà đã hào hứng nói: Nếu Gorbachev thực sự quyết tâm thực hiện cải cách và mở cửa, ông ấy có thể phá bỏ bức tường này và chứng minh sự chân thành của mình!.
Sau khi trở về Hoa Kỳ, Robinson nói chuyện với trưởng nhóm của mình, ông Tony Doren, người cùng phụ trách viết bài phát biểu của Tổng thống Ronald Reagan. Ông Robinson kể lại những gì ông nghe được tại bữa tối ở Berlin và muốn đưa vào bài viết, đồng thời muốn lấy nội dung Phá bỏ bức tường Berlin làm trọng tâm. May mắn thay, ông Tony Doren đã bày tỏ sự ủng hộ đối với ý tưởng này. Vào ngày 18/5, Robinson nói với Tổng thống Ronald Reagan: Thưa ngài Tổng thống, khi tôi tới Berlin cùng với nhóm tiền trạm, tôi được biết rằng bài phát biểu của ngài không chỉ có thể được nghe thấy ở Tây Berlin mà ở khắp Đông Đức cũng có thể nghe được. Ngài muốn nói gì với dân chúng ở phía bên kia Bức tường Berlin?. Tổng thống Ronald Reagan nhìn lên và suy nghĩ nghiêm túc một lúc, rồi nói: Trong bản thảo có đề cập đến đoạn phá bỏ Bức tường Berlin, đó chính là điều tôi muốn nói, bức tường đó nhất định phải đổ xuống.
Mặc dù Tổng thống đã chấp thuận tán thành bản thảo này, nhưng sau khi bài phát biểu được gửi đến Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Hội đồng An ninh Quốc gia thì nó đã gây ra phản ứng dữ dội. Hai cơ quan này đã cố gắng hết sức để nói rằng cụm từ Phá bỏ bức tường Berlin phải được cắt bỏ. Robinson nhớ lại rằng, đối với đoạn bản thảo này, Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách các vấn đề Đông Âu đã gọi điện và bày tỏ sự phản đối. Một quan chức cấp cao của Hội đồng An ninh Quốc gia đã bày tỏ sự phản đối của mình dưới dạng một bản ghi chép. Nhà ngoại giao từ Berlin đã gửi một bức điện nói rằng phản đối. Tất cả các cơ quan đều phản đối, không chỉ bằng lời nói, mà còn thực hiện bằng hành động, họ gửi các bài phát biểu phù hợp hơn do chính bộ phận của họ viết. Robinson nói: Nếu tôi nhớ không nhầm, các bộ phận khác đã cung cấp ít nhất bảy bài phát biểu vào thời điểm đó, và không một bài nào có cụm từ Phá bỏ Bức tường Berlin. Sát nhất với cụm từ này là hai bài phát biểu của các quan chức từ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Hội đồng An ninh Quốc gia. Ví dụ, bản thảo được cung cấp bởi nhà ngoại giao đóng tại Berlin có câu: Một ngày nào đó, bức tường xấu xí này sẽ biến mất.
Robinson nói rằng, thoạt nhìn những từ ngữ trong các bản thảo này và ý nghĩa của chúng không khác mấy so với những gì tôi muốn nói. Ông không hiểu tại sao họ lại phản đối gay gắt bản thảo của ông như vậy. Tuy nhiên khi suy nghĩ kỹ hơn, Robinson mới nhận ra chúng khác nhau rất lớn. Một ngày nào đó, bức tường xấu xí này sẽ biến mất thoạt nghe có vẻ hay. Tuy nhiên, nếu suy nghĩ kỹ thì một ngày nào đó có nghĩa là sư tử và cừu vẫn sẽ phải ngủ chung một giường, cừu sẽ phải đợi đến bao giờ?! Ngoài ra, bức tường xấu xí này sẽ biến mất có nghĩa là gì? Chẳng lẽ là bức tường này sẽ tự rời đi? Trên thực tế, nó chỉ có thể đổ khi người Liên Xô đánh sập bức tường này, hoặc người khác phá bỏ nó thì nó mới có thể đổ!. Bức tường xấu xí này sẽ biến mất, câu nói này đã hoàn toàn bỏ qua vai trò của mọi người trong quá trình này. Robinson nói rằng điều mà Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Hội đồng An ninh Quốc gia thực sự muốn nói là Tổng thống Reagan có thể đến và nói rằng bức tường này không nên tồn tại, nhưng lời nói của ông không nên quá thật và không nên thẳng thắn như vậy. Robinson nói rằng họ thực sự muốn Tổng thống Reagan giải quyết một cách hình thức về vấn đề này.
Sắp đến ngày Tổng thống Ronald Reagan chuẩn bị lên đường sang châu Âu, đội ngũ viết bài của Nhà Trắng vẫn đang rất quyết liệt với Bộ Ngoại giao và Hội đồng An ninh Quốc gia về vấn đề này. Robinson nhớ lại: Một ngày, tôi lại được gọi đến văn phòng Giám đốc Sở Thông tin Nhà Trắng. Lần này, Powell, lúc đó đang là Phó Trợ lý phụ trách các vấn đề An ninh Quốc gia [tương đương cấp Thứ trưởng Ngoại giao], đang ngồi đó và đợi tôi. Lúc đó tôi mới 30 tuổi và chưa làm công việc toàn thời gian nào ngoại trừ viết bài phát biểu cho Nhà Trắng, còn lúc đó Powell đã là một vị thượng tướng 4 sao. Sau khi nghe Powell nói, Robinson đã sử dụng giọng điệu mà ông đã sử dụng khi tranh luận với những người khác, và nói toàn bộ lý do tại sao cụm từ Phá bỏ Bức tường Berlin được để lại trong bài phát biểu. Robinson hồi tưởng, không biết dũng khí của mình đến từ đâu, cả chàng trai trẻ lẫn vị tướng bốn sao đều không ai thuyết phục được ai. Mấy ngày sau, ông chủ của Robinson, Giám đốc Truyền thông Nhà Trắng, Griscom, được Thứ trưởng Ngoại giao Baker gọi đến văn phòng. Chờ ông ta, ngoài Baker còn có Ngoại trưởng George Schultz. Ngoại trưởng Schultz cho rằng cụm từ Phá bỏ Bức tường Berlin sẽ xúc phạm Gorbachev. Ông Griscom kiên định nói: Bản thân Tổng thống đã bày tỏ rằng ông ấy không có ý kiến gì về câu này. Ba người họ chia tay trong không khí không vui vẻ gì.
Vào ngày 5/6, Tổng thống Ronald Reagan và những người phụ tá của ông đã đến Ý, Bộ trưởng Ngoại giao George Schultz vẫn bày tỏ sự phản đối với câu nói đó, hơn nữa còn yêu cầu Phó Chủ nhiệm văn phòng Nhà Trắng Duberstein thông báo cho Tổng thống biết về việc ông vẫn phản đối. Ông Duberstein đã nói về việc này với Tổng thống Reagan, và sau đó đưa cho Tổng thống bài phát biểu, yêu cầu Tổng thống xem lại đoạn văn một lần nữa. Sau khi xem qua, Tổng thống Reagan hỏi ông Duberstein nghĩ gì. Ông Duberstein nói, ông thấy đoạn đó nghe rất hay, nhưng ngài là Tổng thống, ngài phải tự mình quyết định. Ông Duberstein kể lại rằng, sau một vài giây, khuôn mặt của Tổng thống Reagan nở một nụ cười quen thuộc rất khó diễn tả thành lời, và sau đó ông nói: Hãy giữ đoạn văn đó lại.
Tuy nhiên, sự phản đối từ Bộ Ngoại giao và Hội đồng An ninh Quốc gia vẫn chưa kết thúc, cũng không có ý định bỏ cuộc. Vào ngày Tổng thống Reagan đến Berlin, họ lại gửi đến cho Tổng thống một bài phát biểu khác mà họ nghĩ rằng Tổng thống nên sử dụng. Trên đường đến Bức tường Berlin để diễn thuyết, Tổng thống Reagan đã nói với Duberstein rằng ông nhất định sẽ nói Hãy phá bỏ bức tường Berlin. Tổng thống Reagan còn nói với Duberstein: Lúc này, những kẻ ở Bộ Ngoại giao chắc chắn muốn tôi chết đi còn hơn.
Trong một bài diễn văn đọc tại Cổng Brandenburg cạnh Bức tường Berlin vào ngày 12/6/1987, Reagan đã thách thức Gorbachyov (lúc đó là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên xô) hãy phá bỏ bức tường để biểu hiện sự ước muốn của Gorbachyov trong việc làm gia tăng sự tự do trong khối Xô Viết. Mặc dù bức tường là trách nhiệm của chính quyền Đông Đức, nhưng Hoa Kỳ coi Đông Đức là một chính phủ bù nhìn của Xô Viết. Reagan đã đọc bài diễn văn hãy phá đổ bức tường này, được Peter Robinson soạn, mặc dù gặp nhiều phản đối từ cả Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Hội đồng An ninh Quốc gia. Phó Cố vấn An ninh Quốc gia (và là Bộ trưởng Ngoại giao tương lai) Colin Powell là một trong những người trong chính phủ Hoa Kỳ chống đối mạnh mẽ nhất. Câu nổi tiếng nhất trong bài diễn văn như sau: Tổng Bí thư Gorbachev, nếu ông mưu tìm hòa bình, nếu ông mưu tìm thịnh vượng cho Liên Xô và Đông Âu, nếu ông mưu tìm giải phóng, hãy đến đây nơi cổng này. Ông Gorbachev, hãy mở cổng này. Ông Gorbachev, hãy phá đổ bức tường này!