Cùng với quân sự và chính trị, ngoại giao cũng là một chiến trường quan trọng chứng kiến những màn đối đầu kinh điển của Việt Nam và Hoa Kỳ để hoàn thành sự nghiệp thống nhất nước nhà trong giai đoạn 1968 – 1973. Hoà đàm Paris không chỉ là một cuộc đàm phán thông thường, mà ở đó quy tụ những thiên tài ngoại giao xuất chúng, những màn đối đầu ghi vào lịch sử. Đây cũng là cuộc đàm phán dài nhất lịch sử ngoại giao kéo dài gần 5 năm
- 45 cuộc gặp riêng cấp cao
- 201 phiên họp công khai
- 500 cuộc họp báo
- 1000 buổi phỏng vấn.
Hoà đàm Paris với sự tham gia của 4 bên là Hoa Kỳ, Việt Nam cộng hoà, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Để đảm bảo tính nghiêm chỉnh thi hành hiệp định này bên cạnh 4 bên kết ước còn có sự tham dự và bảo lãnh của tứ cường Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc và các nước trong Uỷ ban Quốc tế Giám sát và Kiểm soát – International Commission for Supervision and Control là Ba Lan, Canada, Hungary – Hung Gia Lợi, và Nam Dương.
Trải qua hàng loạt các diễn biến từ 1968 cho đến khi Hiệp định được ký kết, Việt Nam và Hoa Kỳ đã có những lúc rực lửa trên chiến trường ngoại giao và cả chính trị – quân sự để có thể đưa ra quyết định cuối cùng. từ những ngày đầu, việc chọn địa điểm đàm phán hay hình thù của chiếc bàn cũng phải kéo dài hàng tháng trời. Hay nói đến chiến thuật vừa đánh vừa đàm cũng làm tổn thất nặng nề người và của ở 2 bên. Nhưng mọi nổ lực và hi sinh của cách mạng và nhân dân Việt Nam đã được công nhận sau khi hiệp định được thống nhất giữa các bên, hoà bình lập lại, Nam – Bắc một nhà.
Cùng nhau xem lại sự kiện lịch sử quan trọng của Việt Nam trên chiến trường ngoại giao và cuộc đàm phán kinh điển vượt qua tất cả các cuộc đàm phán mọi thời đại.
Photos by Bettmann, Reg Lancaster, Rolls Press, AFP, James Andanson, Manuel Litran, Popperforo, Loomis Dean.
Ngày 13/5/1968 Hội nghị Paris giữa phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mỹ chính thức bắt đầu tại Trung tâm Hội nghị quốc tế, phố Kléber, Pháp. Trưởng đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là ông Xuân Thủy. Lập trường của Mỹ thời kỳ đầu đàm phán là: cần có sự tham gia của phái đoàn chính phủ Sài Gòn, Bắc Việt Nam không vi phạm khu phi quân sự, không bắn pháo hay tên lửa vào các thành phố lớn ở miền nam như Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng. Phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phản đối những đòi hỏi đó và đòi Mỹ chấm dứt không điều kiện việc ném bom và để Mặt trận Dân tộc giải phóng miền nam Việt Nam tham gia hội đàm.
Bên trái bàn đàm phán là phái đoàn Hoa Kỳ có ông Averell Harriman trưởng đoàn đàm phán, Bên phải là phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hoà có ông Lê Đức Thọ cố vấn cao cấp Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, ông Xuân Thuỷ Trưởng đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.