Hội chứng này thực ra nguyên bản xuất phát từ một vụ cướp ngân hàng ở Thuỵ Điển nhiều năm về trước. Kẻ cướp đã bắt cóc và giam giữ các nhân viên ngân hàng vài ngày, sau khi được giải cứu, những người bị giam giữ đó luôn hết mình bảo vệ những tên cướp đã giam giữ họ và thậm chí quay lưng về phía cảnh sát. Điều này được giải thích rằng khi đối diện với những tình huống khiến chúng ta sợ hãi, chỉ cần người hành hạ chúng ta thể hiện 1 hành động “nhân đạo” (trong vụ cướp thì “hành động nhân đạo” đó chính là không giế,t họ), khiến họ có sự thương cảm dành cho kẻ cướp.
Biểu hiện tâm lý “ngược đời” của các con tin trên sau đó được gọi là hội chứng tâm lý Stockholm, do Nils Bejerot (1821-1988), giáo sư y khoa đồng thời là chuyên gia tội phạm học đặt theo tên của thành phố diễn ra vụ bắt cóc.
Tương tự như vậy, trong tình yêu, đối phương đôi khi làm cho bạn thương cảm bằng cách nói rằng hắn là một người đáng thương, một người cô đơn không biết cách cư xử. Hắn làm cho bạn tin rằng ngoài bạn ra không ai chịu đựng được hắn, không ai yêu thương được hắn, bạn quan trọng đến mức nếu như không làm thế với bạn thì bạn sẽ rời bỏ hắn…