Cũng vào ngày này, 42 năm về trước, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Trung tướng, Phi công Phạm Tuân đánh dấu chuyến hành trình bay vào vũ trụ. Ông vinh dự trở thành người Việt Nam đầu tiên – người Châu Á đầu tiên chinh phục không gian
1. HÀNH TRANG VÀO VŨ TRỤ
– Cờ Tổ quốc Việt Nam
– Nắm đất ở quảng trường Ba Đình
– Di chúc, ảnh, huy hiệu của Chủ Tịch Hồ Chí Minh
– Đó là những kỷ vật nhà nước giao cho, hôm mang lên ngày thứ 3 thứ 4 có 1 cuộc họp báo truyền hình xuống Trái Đất đánh dấu mãi mãi sau này nhiều đời người ghi nhận Việt Nam đã bay vào vũ trụ
– Ngoài ra còn có các con dấu của con tàu, dấu của bưu điện Việt Nam thay đổi mỗi ngày đóng 1 dấu, dấu đó không mang về Trái Đất, chỉ có đơn bản không có bản sao, chỉ ai lên đó mới được ghi nhận
2. BIẾT TIN LÊN VŨ TRỤ TRƯỚC 3 NGÀY???
- Không chỉ định ai, Liên Xô lấy 4 người Việt Nam đưa sang Nga, họ tuyển theo tiêu chuẩn của người Nga: sức khỏe/ thần kinh/ tâm lý/ năng lực điều khiển con tàu. Trong 1,5 năm học điều khiển con tàu, không phải họ chọn những người đặc biệt, mà chọn những người đáp ứng được nhu cầu.
- Ngày xưa Phạm Tuân thi tuyển phi công không đủ sức khỏe, theo dõi thiếu người mới đăng ký vào. Nhưng trong quá trình kiểm tra người ta thấy được càng phức tạp ông càng bình tĩnh, không vấn đề gì cả thế là được lựa chọn
- Theo nguyên tắc, 1 chuyến bay cần 2 người, phòng trường hợp người kia bị ốm. Cách đó 3 ngày hội đồng quốc gia xác định lại về sức khỏe/ tập luyện/ học tập… Khi chưa công bố thì người ta nói 2 kíp 2 tàu bay, nhưng khi công bố rồi họ mới nói kíp chính thức và kíp dự bị. Trước đó Phạm Tuân đã được học ở Nga rồi nên khi tuyển du hành vũ trụ ko cần học thêm, ông học bổ túc tiếng Nga 1-2 tháng rồi đi bay, ngôn ngữ chuyên môn về hàng không khá thuần thục, giao tiếp cũng có khó khăn nhưng vẫn hiểu được
3. KHOANG ĐỔ BỘ TÀU DU HÀNH VŨ TRỤ LIÊN HỢP 36
Khoang tàu hơn 1 mét khối, ông Gorbatko vào trước ngồi bên tay trái, Phạm Tuân vào sau, 2 người nằm sát vào nhau mới đóng được cửa. Khi lên trạm không gian lớn được ghép nối thì có thể làm việc 4 người. Khoang rất chật chỉ có 2 người nằm, tất cả người buộc hết vào chỉ làm việc bằng đầu, mắt nhìn và tay điều khiển
4. TỐC ĐỘ TÀU BAY VÀ CẢM GIÁC KHI PHÓNG LÊN VŨ TRỤ
Sau khi phóng lên bay tự do đến khi đạt được 7.92km/giây thì tàu bắt đầu quay quanh quỹ đạo trái đất 1 vòng 90 phút, trong đó 30 phút ban đêm và 60 phút ban ngày, mỗi ngày bay xấp xỉ khoảng 17-18 vòng Trái Đất, nên 1 ngày trên Trái Đất bằng 17 ngày trên vũ trụ, tương đương ngắm mặt trời mọc 17 lần/ ngày
5. CƠ CHẾ CẤT CÁNH VÀ HẠ CÁNH
Bay lên bằng tàu Soyuz 37, trở về bằng khoang tàu 36 (chỗ để đảm bảo an toàn cho phi công hạ cánh), khi hạ cánh tàu tách làm 3, khoang đầu và khoang cuối cháy chỉ còn khoang ở giữa Ở độ cao 300-400 cây số giảm tốc độ vì sức hút Trái Đất lớn hơn kéo con tàu xuống, không điều khiển mà tàu tự lao xuống, qua tầng khí quyển 200-300 cây số con tàu mới đứt làm 3 (có những viên đạn nổ nổ để tách 3 khoang ra), còn khoang giữa đưa người về Trái Đất, đến độ cao 10 cây số thì con tàu tự mở dù ra (rơi xuống đến độ khoảng 1m5 nổ 4 quả tên lửa để hạ cánh nhẹ nhàng). Rơi xuống đất rồi, với sức gió đẩy dù còn lăn chạy hàng cây số mới dừng chứ ko phải dừng lại ngay
6. HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU TRÊN KHOANG TÀU
Tất cả gần 40 thí nghiệm làm trên trạm hòa bình, đo đạc về sức khỏe con người ngoài không gian. Mang cỏ cây hoa lá lên để khảo sát thích nghi với cuộc sống vũ trụ: các loại đậu, cây bèo Việt Nam (không phải chỉ có bèo hoa dâu), tất cả các nước chọn cây có khả năng tồn tại trên vũ trụ, mỗi kíp bay đều chọn lọc mang theo thí nghiệm trong chương trình hợp tác Interkosmos, dĩ nhiên vẫn ưu tiên hạt giống của nước mình
7. CƠ THỂ THAY ĐỔI THẾ NÀO?
- Khi trở về Trái Đất, tàu không mở được buồng lái mà cứu hộ phải mở từ bên ngoài. 7 ngày ko làm gì cả cơ bắp yếu hẳn đi, mặc bộ bảo hộ rất nặng nên đi đứng phải có người dìu, dù sao điều kiện không trọng lượng cũng ảnh hưởng đến sức khỏe con người
- Việc đầu tiên khi về Trái Đất là phi công được cấp cứu để theo dõi sức khỏe, sức khỏe tốt rồi thì động tác đầu tiên tập lại là động tác đẩy tay lúc hạ cánh, ngồi vào con tàu mọi khi làm lại 1 bài tập bay để kiểm tra ảnh hưởng của ko trọng lượng với phi công như thế nào?!
- Trên Trái Đất có sức hút nên máu chảy xuống dưới, trên vũ trụ thì máu chảy ngược lên đầu còn chân thì thiếu máu. Do điều kiện không trọng lượng nên điều kiện hấp thụ Ca, vi lượng cũng khác nên nếu ở lâu trong vũ trụ xương có thể bị giòn đi vì không đầy đủ tất cả các vi lượng nhưng bay chuyến bay ngắn thì không vấn đề gì, nó phải vài tháng hoặc hằng năm mới ảnh hưởng. Vào trong vũ trụ con người không bị lực đè, không bị chùn xương sống có thể cao lên
8. SINH HOẠT BẤT ỔN VÌ KHÔNG TRỌNG LỰC
- Mọi thứ đều bay lên nên cần phải giữ, hàng ngày dùng khăn ướt để lau người. Trừ đội bay lâu ngày mới tắm, nhưng khi tắm nước bám vào da, xà phòng bám mình vẫn phải dùng khăn để lau Đồ ăn đựng vào ống túy như tuýp đánh răng, café cũng đựng vào tuýp để đút vào miệng, không sẽ bay lơ lửng và bám vào máy móc, điều hòa, máy hút bụi sẽ làm tắc nghẽn nên cần hạn chế
- Tất cả đồ ăn được chuẩn bị sẵn, thìa dĩa phải có dây buộc lại, bánh mì rất hạn chế, chủ yếu ăn các đồ đã được chế biến đặt trong ống. Trước khi bay 1 tuần thích món nào cho vào thực đơn như bún phở, có những món bắt buộc hàng ngày như protein dạng nghiền
- Để giải trí chỉ có chương trình tivi đúng vào dịp Olympic, khi mà liên lạc được dưới mặt đắt không phải vòng nào cũng liên lạc được, có vòng liên lạc dc phiên dài 5’, dài thì 10’, phải bay qua vùng có sóng của đài chỉ huy mặt đất mới bắt được
9. ĐI THẬT XA ĐỂ TRỞ VỀ
2 nhà du hành phải vượt qua 1 chặng đường rất xa và dài ở trạng thái rất đặc biệt (áp suất bằng 0, nhiệt độ âm 80-90 độ C, điều kiện rất căng thẳng). Ngồi trên quả tên lửa nó phóng nổ đi mà không biết bên ngoài thế nào, tới lúc về trái đất nó gãy ra làm 3 rồi cháy nổ chỉ thấy khói lửa mịt mù không có liên lạc, không có gì hết, những giây phút đó vô cùng căng thẳng. Phi công chỉ biết ngồi trong đó chờ đợi, nếu con tàu tốt thì hạ cánh xuống đất, nếu không thì chưa biết sẽ rơi ở cửa bể nào, rất nguy hiểm
10. TÍN HIỆU VŨ TRỤ TỪ ANH HÙNG THẾ KỶ 20
- Bay trong vũ trụ rất căng thẳng, ngoài con tàu áp suất bằng 0, rất là nóng, nhiều tia phóng xạ, ai cũng nghĩ về Trái Đất, nghĩ về nơi mình ở, không phải nghĩ về Việt Nam nữa, mà nghĩ về Trái Đất của chúng ta kia rồi, nên được nhìn thấy Trái Đất mình cảm thấy gần gũi, cái gì nâng niu khiến mình cảm thấy an tâm hơn
- Bay vào vũ trụ là đặc biệt, người đầu tiên khi bay vào vũ trụ đều ồ lên Trái Đất của chúng ta đẹp lắm, hãy gìn giữ lấy nó, cảm nhận chung của phi công. Hãy ngắm trái đất tươi đẹp và bảo vệ lấy nó, muốn bay lên ngắm nhìn phải bảo vệ đc nó, không có hòa bình không đi được.
- Đất nước Việt Nam nhỏ bé còn nghèo thôi, nhưng con người Việt nếu có sự hợp tác, chúng ta có thể bảo vệ Tổ quốc tốt, những lĩnh vực khoa học chắc chắn con người Việt Nam sẽ thể hiện tốt bản lĩnh!
- “Hãy phấn đấu, vững vàng bản lĩnh. Ước mơ chưa đủ mà phải làm. Ước mơ ai cũng có, nhưng muốn làm rồi chưa đủ phải biết làm, có cách làm, đi vào học hành, nghiên cứu.” – Phạm Tuân
Nguồn: Bảo tàng Phòng Không – Không Quân Việt Nam, phỏng vấn Trung tướng Phạm Tuân, Du hành ký ức #3 Zlife VTV