Theo quan niệm xưa, con người sau khi rời khỏi nhân thế sẽ bắt đầu một kiếp sống khác. Ở mỗi nền văn hóa khác nhau, tập tục mai táng cũng sẽ khác nhau. Các hình thức mai táng phổ biến như địa táng, hỏa táng,… thì còn có huyền táng. Một tập tục mai táng xuất hiện từ thời xa xưa ở Trung Quốc và một vài quốc gia khác, trong đó có Việt Nam.
Huyền táng là hình thức mai táng quan tài treo trên vách núi cao. Hoặc cũng có thể là treo trên cành cây, trong hang đá sâu. Nơi mà người đã khuất có thể cách biệt ồn ào của nhân gian. Một số nơi còn gọi hình thức này là “tiên đài”, “tiên hàm”, “tiên thất”.
Theo hình thức mai táng này, người ta sẽ đặt thi thể vào quan tài hình thuyền hoặc một tấm phên. Các bộ quan tài làm bằng thân cây gỗ to đủ loại, được chẻ đôi ghép lại với nhau. Cứ hai miếng gỗ thì ghép thành bộ quan tài. Bên trong được khoét rỗng để đặt thi thể người chết.
Sau đó người ta sẽ đem quan tài treo trên chạc ba một cái cây to hoặc treo lủng lẳng trên cành cây. Dễ thấy nhất ở nước ta là treo trên vách núi, chôn sâu trong hang động.
Ở bản Muỗng, xã Trung Xuân, huyện miền núi Quan Sơn, vượt sông Lò sang đến chân núi Pha Dờn. Hang Pha Dờn rộng lớn, sâu gần 20m, nhiều hang nhỏ. Ở đó có hơn 30 bộ quan tài nằm lộn xộn, không còn nguyên vẹn do thời gian phong hóa và sự xâm hại của con người.
Theo dân địa phương cho biết thì trên đỉnh Pha Dờn còn mấy hang động cũng có quan tài cổ với hàng chục bộ quan tài lớn nhỏ bị mục nát. Nằm ngổn ngang khắp từ cửa hang vào sâu bên trong.
Nhiều giả thuyết được đưa ra đây là quan tài của người Thái cổ. Vì người Thái từng sống ở đây rất lâu đời. Những hang động phát hiện ở các xã Trung Xuân, Trung Thượng đều thuộc đất Mường Chự, tổng Cổ Nam, Mường Ca Da của người Thái xưa.
Tuy nhiên, theo ông Hà Văn Khái – trưởng bản Muỗng: “Ngày xưa, ở đây có nhiều dân tộc sinh sống, trong đó có người Thái. Nhiều dân tộc bị tàn sát và phải ẩn nấp vào các hang núi, nên cũng không biết những chiếc quan tài đó là của tộc nào”.
Các quan tài được kể đến chưa xác minh được thân phận người đã chết, cũng như niên đại xuất hiện là năm thứ bao nhiêu.
Ngoài ra, một số nơi vẫn còn dấu tích của những quan tài cổ này như hang đá xã Tân Lập, huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La. Những rừng ma của các dân tộc ở Tây Nguyên. Đak Xay, Dục Lang và Vai Trang của dân tộc Giẻ-triêng ở xã Đak Long, huyện Đak Glei tỉnh Kon Tum.
Cre: tamnhin.trithuccuocsong.vn
vtc.vn
Văn minh vật chất của người Việt