ISSEY MIYAKE – ÔNG HOÀNG TƠ LỤA.

by admin

“Tơ lụa” ở đây mình sẽ xin nhắc tới về cách mà ông sử dụng chất liệu và kĩ thuật may mặc lên các sản phẩm của mình. Issey Miyake bắt đầu di sản thời trang của mình vào năm 1970 khi ông thành lập studio. Tiêu chí của Miyake là tạo ra các sản phẩm nổi bật về textiles, thiết kế, cái đẹp và sáng tạo. Nhắc tới Issey Miyake, người ta nhớ những nếp vải “thần thánh”, đến những sản phẩm được may trực tiếp từ những miếng vật liệu đơn lẻ. Thực sự khó để kể hết những gì gọi là đỉnh cao của Issey Miyake. Chúng ta hãy cùng brief thử nhé.

“A-POC” – là A Piece of Cloth. Nôm na nghĩa là “ Quần áo một mảnh (Vải). Thực như cái tên vậy, trong khoảng thời gian từ 1997 đến 1999 (Khởi mào chắc Collection Just Before năm 1997) – Issey Miyake đã làm thế giới ngạc nhiên khi đưa ra cách tạo ra những bộ quần áo làm từ những mảnh vải đơn lẻ. Bình thường, chúng ta sẽ phải lên rập, lên khuôn rồi cắt ra đúng không? Thì A-POC dựa trên thiết kế của Miyake, các máy dệt đã được lập trình tạo ra các trang phục được kết nối liên tục với nhau (Các bạn nhìn hình sẽ hiểu). Các mảnh vải được dệt, cắt và shape theo nhiều cách khác nhau – cho phéo designer và người sử dụng định hình quần áo theo ý thích của họ. Thực ra thì – năm 1997, Miyake đã ý thức về việc ngành công nghiệp thời trang (lúc đó fast fashion chưa mạnh như bây giờ) đã thải ra rất nhiều chất dư công nghiệp (nhuộm, vải thừa…). A-POC như 1 tuyên ngôn thời trang của ông về việc giảm nhu cầu tài nguyên, lao động và tái chế các vật liệu.

Năm 1980 đến 1985, Body Series, collection tiếp theo của Miyake tiếp tục thể hiện sự độc đáo của ông. Người ta thường chọn chất liệu mềm và dễ chịu cho quần áo nhỉ. À, vậy thì Miyake lại tạo ra những sản phẩm thời trang bằng những vật liệu cứng và chưa từng được sử dụng trong nền công nghiệp thời trang kì đó. Các sợi nhựa gia cố, nhựa tổng hợp, dây mây được xử lí qua cả tay và máy móc. Model trong collection lần này là nữ với các kiểu dáng quần áo có thể gợi nhớ cho chúng ta những concept hình ảnh về các nữ chiến binh (Của Nhật và văn hóa Châu Âu). Miyake không thích gò bó trong một chuẩn mực nhất định và ông luôn muốn mình dung hòa được các kĩ thuật công nghệ tân tiến mới mà vẫn không quên các kỹ năng truyền thống đã xây dựng nền tảng thời trang như bây giờ.

À thêm một key word nữa về Miyake. Đó là “East Meets West” – Phương Đông gặp phương Tây, văn hóa Châu á giao hòa với văn hóa phương Tây. Issey Miyake hẳn các bạn đều biết ông là người Nhật, sinh ra ở Nhật và trưởng thành tại Nhật. Nhưng bước đệm cho ông ra tầm thế giới lại là châu Âu, người Nhật cũng nổi tiếng về sự kỉ cương của mình. Sau giai đoạn thế chiến thứ Hai, văn hóa Nhật đã tiếp thu rất nhiều ảnh hưởng của nước Mỹ và phương Tây. Nếu các bạn theo dõi Issey Miyake và các collection của ông, nhiều lúc các bạn sẽ thấy những điểm truyền thống của nước Nhật và những nét phương Tây hiện đại mới. Đó là “East Meets West”. (Có cả hình xăm của Yazuka Nhật nữa)

Cá nhân cảm quan của mình, Issey Miyake (Thương hiệu) và các collection đều có một “Kiến trúc” đẹp. Nghĩa là sao? Các bạn có thể nhớ tới bài “Chủ nghĩa thô mộc – Brutalism và cách các nhà thiết kế ứng dụng lên thời trang hay không?”. Issey Miyake còn nổi tiếng về việc này nữa đó – “Folding”, từ tiếp theo là cách ứng dụng của Miyake khi lấy niềm cảm hứng giữa các vật liệu mới, các kĩ thuật tiên tiến để tạo ra các nếp “Gấp” táo bạo trong quần áo của mình. Các bạn có thể search “Folding: nghệ thuật gấp” để tìm hiểu về từ này.

Issey là cái sự vui, cái sự đam mê. Xuyên suốt các collection của ông, chúng ta sẽ thấy nhiều collection lấy mood là nhảy, là cảm xúc của con người. Ông luôn lạc quan, luôn nhìn cuộc sống thật thoải mái và dễ chịu (Điều này cũng ảnh hưởng đến cách mà người ta mặc đồ Issey Miyake). Chỉ khi nào chúng ta vui, thì những quần áo chúng ta mặc trên người mới có giá trị (Một cách nào đó) còn không thì “Người buồn cảnh có vui bao giờ”.

You may also like

Leave a Comment