“KAKETSUGI” – KỸ THUẬT KHÂU VÁ ĐỘC ĐÁO “PHÙ PHÉP” NHỮNG VẾT RÁCH, THỦNG TRÊN QUẦN ÁO BIẾN MẤT NHƯ CHƯA TỪNG CÓ

by admin

Một xưởng may ở thành phố Minokamo, tỉnh Gifu miền trung Nhật Bản nổi tiếng chuyên nhận sửa chữa những bộ quần áo hư hỏng từ khắp nước Nhật. Họ chuyên sử dụng kỹ thuật Kaketsugi, hay còn gọi là “khâu vá vô hình” hay “miếng vá tàng hình” – một kỹ thuật sửa chữa các vết rách, thủng trên vải mà không để lại bất kỳ dấu vết nào.

Xưởng may được điều hành bởi một “đội ngũ” gồm người bố và cô con gái: Ônh Kataoka Tesshu với hơn 40 năm kinh nghiệm và con gái Goto Yoshiko. Mỗi năm xưởng may của họ nhận khoảng 2000 đơn từ khắp mọi miền nước Nhật.

Xưởng may ban đầu là tiệm may được bố Tesshu mở, chuyên nhận đặt may đồ, sau khi tốt nghiệp cấp 3 thì ông Tesshu tiếp quản nhưng chỉ 7 năm sau đã phải đóng cửa do quần áo may sẵn ngày càng trở nên thịnh hành. Từ đó ông Tesshu bắt đầu nghiên cứu và cho ra đời kỹ thuật kaketsugi để kiếm tiền nuôi sống gia đình. Hai bố con họ đã có nhiều năm nghiên cứu về các kiểu may dệt trên vải và có thể sử dụng kim để dệt vá chính xác các sợi chỉ vào những khoảng trống nhỏ đến 0,1 mm. Riêng “gia tài” nghiên cứu của Tesshu nhiều đến nổi ông cũng không nhớ được là mình đã vẽ bao nhiêu.

“Tôi làm việc chăm chỉ là vì tôi muốn bố đánh giá cao năng lực của mình.” – Chị Yoshiko cho biết, vì bố là người đặt ra yêu cầu rất cao, ngay cả với chính bản thân ông thế nên từ nhỏ cô đã muốn chứng tỏ bản thân để nhận được cái gật đầu hài lòng của bố.

Vải may quần áo được dệt từ những sợi dọc (warp) và sợi ngang (weft). Sự chính xác và tỉ mỉ là yếu tố không thể thiếu trong quá trình “chắp vá” này. Họ phải xác định được cách mà chúng được dệt chồng lên nhau trước khi tiến hành vá chỗ thủng/rách, sau đó sẽ chắp vá các sợi vải ở mép vết thủng/rách với miếng vải cùng chất liệu. Vì đòi hỏi sự chính xác cực kỳ cao nên vá mỗi centimet phải mất khoảng 40 phút.

Thành quả là những vết rách, vết thủng trên quần áo được đưa đến xưởng may, sau khi qua bàn tay điệu nghệ của cha con nhà Tesshu và Yoshiko thì đều được “phù phép” biến mất như chưa từng tồn tại.

Cre: NHK WORLD-JAPAN
Maybe We Should Talk ‘Bout Fashion

You may also like

Leave a Comment