Trong bài phát biểu buổi tối 29/10/2022 của Volodimir Zelensky đã nói:
“Hôm nay, Nga đưa ra một quyết định khá dễ đoán trước, rằng họ sẽ hoàn toàn hủy bỏ việc xuất khẩu ngũ cốc [theo thoả thuận ngũ cốc]. Nhưng trên thực tế, đây không phải là quyết định mới có ngày hôm nay của họ.
Nga cố tình làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng lương thực từ tháng 9, khi nước này chặn đường di chuyển của các tàu chở lương thực của chúng tôi. Từ tháng 9 đến hôm nay, 176 tàu đã ùn tắc trong hành lang ngũ cốc, không thể đi theo lộ trình đã định. Đây là thực phẩm cho hơn bảy triệu người tiêu dùng. Một số đơn vị vận chuyển ngũ cốc đã chờ đợi hơn ba tuần. Algeria, Ai Cập, Yemen, Bangladesh, Việt Nam – những quốc gia này và các quốc gia khác có thể phải hứng chịu một đợt khủng hoảng lương thực khác mà Nga đang cố tình tạo ra.
Tại sao một số ít cá nhân ở đâu đó trong Điện Kremlin có thể quyết định liệu sẽ có thức ăn trên bàn ăn của người dân ở Ai Cập, Bangladesh hay không? Hiện nay điều chúng ta cần cần là sự phản ứng mạnh mẽ của quốc tế ở cả cấp Liên hợp quốc và các cấp khác, bao gồm cả cấp G20.
Ukraina đã, đang và có thể tiếp tục là một trong những bên bảo đảm cho an ninh lương thực toàn cầu. [...]"
Đồng thời, ngoại trưởng Ukraina Dmytro Kuleba cũng ưu ái xếp Việt Nam thuộc nhóm đầu các quốc gia nghèo đói, thiếu ăn cùng với Algeria, Yemen và Bangladesh. Theo đó, ông Dmytro Kuleba trong một tweet lên án Nga làm trầm trọng hơn nạn đói đã nói việc Nga đình chỉ thỏa thuận ngũ cốc (sau vụ Ukraina lợi dụng các đoàn tàu xuất cảng để dùng UUV tấn công hạm đội Biển Đen Nga ở quân cảng Sevastopol), khiến 2 triệu tấn lúa mì không thể đến được một số nước, đặt biệt là các nước nghèo đói. Trong đó Việt Nam được nêu tên trong nhóm đầu ???
Xin lưu ý anh tổng thống và ngoại trưởng rằng”
- Việt Nam không phải quốc gia đang khủng hoảng lương thực, mà thậm chí còn là quốc gia xuất khẩu lương thực (lúa gạo) hàng đầu thế giới, mà cần đến lương thực của Ukraina. Thức ăn chủ đạo của Việt Nam là lúa gạo, không phải lúa mì, và Việt Nam không những đủ ăn mà chỉ trong 6 tháng đầu năm 2022 còn xuất khẩu 3,11 triệu tấn gạo.
- Mỗi năm Việt Nam nhập khẩu khoảng 2 triệu tấn lúa mì với nhiều mục đích như sản xuất thức ăn chăn nuôi, bánh kẹo rượu bia, chỉ 1 phần để làm thực phẩm. Và hơn 70% lúa mì Việt Nam nhập về là từ Úc, 18% từ Brasil và 10% từ Mỹ.
Hơn nữa, thực ra phần lớn lương thực từ Ukraina không dùng để cứu đói cho các nước nghèo.
Theo thống kê của Liên Hợp Quốc (LHQ) về đích đến ngũ cốc xuất khẩu của Ukraina. Phía LHQ viết nguyên văn là “Khoảng 1/3 các chuyến hàng (ngũ cốc) này đến các quốc gia thu nhập thấp”. Tuy nhiên có một số vấn đề sau:
- 47% là đến các quốc gia thu nhập cao và tác dụng của nó là giúp các quốc gia này bình ổn thị trường, rất xa rời mục đích cứu đói như tinh thần ban đầu mà phương Tây kêu gọi một thỏa thuận ngũ cốc từ Nga.
- Con số chính xác đến các quốc gia thu nhập thấp là 27% (chưa đến 33% để đạt 1/3). Và bản thân các nước Ai Cập, Iran đã chiếm khoảng 10% và đây là các quốc gia thu nhập trung bình-thấp chứ không phải thu nhập thấp. Việc trộn chung 2 nhóm quốc gia này sẽ gây nhầm lẫn và ảo tưởng về số liệu.
Như vậy có thể thấy phần lớn số ngũ cốc của thỏa thuận này, không phải là cho các nước nghèo, và chẳng có hạt nào trong số đó đem bán cho Việt Nam cả mà Zelensky phải lo Việt Nam thiếu ăn nếu ngũ cốc của anh không bán được.