KẾT CỤC CỦA HẬU TRẦN

by admin

Trương Phụ Mộc Thạnh sau khi có được tên phản thần Phan Liêu đem tình hình mạnh yếu của khởi nghĩa Hậu Trần báo cho, liền đem binh đi đánh, quân Hậu Trần không chống nổi, Trùng Quang Đế, Nguyễn Súy, Đặng Dung đều bị bắt.

Trên đường giải về Yên Kinh, Trùng Quang Đế nửa đường nhảy xuống nước tự tận. Nguyễn Súy thấy vậy ngày ngày vẫn chơi cờ với viên tướng chỉ huy người Minh canh giữ mình, nhân lúc hắn mất cảnh giác lấy bàn cờ đánh hắn ngã xuống nước chết rồi cũng tự vẫn.

ĐVSKTT có lời: Còn như khi bị giặc bắt đem về, giữ nghĩa không chịu nhục, cam lòng nhảy xuống biển mà chết, để cùng mất với nước quả thực đúng là “quốc quân chết vì xã tắc”. Mà các bề tôi của ngài như Cảnh Dị chửi giặc mong chúng giết mình, Nguyễn Biểu kể tội của giặc rồi chết đều là những người đáng ca ngợi cả. Chỉ có Hồ Ngạn Thần đi sứ làm nhục mệnh vua, đã bị giết rồi, Phan Liêu đem tình hình mạnh yếu trong nước báo cho giặc, tuy thoát chết 1 thời nhưng sau này vẫn bị Thái Tổ Cao Hoàng Đế nhà ta giết chết.

Than ôi, người làm tôi trung với nước tuy chết vì nghĩa không có tội gì, mà tiếng thơm còn mãi, còn bọn bất trung phản quốc, không tránh khỏi cái chết mà tiếng nhơ để lại ngàn năm. Thực đúng như thế.

======================================

Còn đời Nhuận trước, ta thấy vua tôi toàn bậc trí giả thức thời làm trang tuấn kiệt cả. Ngoài Kiều Biểu, Ngô Miễn và vợ tự sát tuẫn tiết cùng tồn vong với nước nhà thì bọn Trần Nhật Chiêu, Nguyễn Phi Khanh, Nguyễn Cẩn, Đỗ Mãn đều thức thời hàng giặc, Thánh nguyên đế Hồ Quý Ly nghe tướng khuyên nên tự vẫn để bảo toàn khí tiết thì tức giận chém luôn để sang đó cầu mạng, riêng Vệ quốc đại vương Hồ Nguyên Trừng còn được qua nhận quan chức của nhà Minh cải tiến vũ khí của họ để sau này nã lại vào đầu quân Hậu Trần và quân Lam Sơn.

Đúng là không nên lấy chuyện thành bại luận anh hùng, nhưng bại cũng chia ra 5,3,7 loại.

Minh Đức

You may also like

Leave a Comment