Khái quát về Kinh Dịch

by admin

Khái quát về Kinh Dịch

 

  • Kinh Dịch là gì?

Là tên bộ sách kinh điển của Trung Quốc, trong đó thể hiện một hệ thống tư tưởng triết học của người Á Đông ngày xưa. Được coi là tinh hoa cổ học Á Đông, chả trách Kim Dung cho rằng đây là sở học tinh diệu bậc nhất Trung Thổ mà ngoại bang không thể sánh được.

 

  • Tên gọi Kinh Dịch có ý nghĩa gì?

Chữ Kinh 經 thể hiện là tác phẩm kinh điển, trong tiếng Hoa có gốc gác từ “quy tắc” hay “bền vững”, hàm ý rằng tác phẩm này miêu tả những quy luật tạo hóa không thay đổi theo thời gian.

Chữ Dịch 易 có nghĩa là “thay đổi” của những thành phần bên trong một vật thể nào đó mà trở nên khác đi, sự biến đổi, tiến hóa, phát triển.

 

  • Cơ sở căn bản của Kinh Dịch là gì?

Là dựa trên cơ sở của sự cân bằng thông qua đối kháng (xung khắc) và thay đổi. Tương tự như nguyên lý Mác – Lê Nin thì thế giới phát triển dựa vào sự giải quyết các mâu thuẫn (cạnh tranh).

Cốt lõi của Kinh Dịch là thuyết “Tam dịch”, tức là: Giản dịch, biến dịch và bất dịch.

Giản dịch: là chỉ rằng, sự vật trên thế giới có phức tạp, huyền bí thế nào đi nữa, một khi trí tuệ nhân loại đạt đến được, thì có thể chuyển đổi chúng thành vấn đề mà mọi người dễ lý giải và có khả năng xử lý được.

Biến dịch: là chỉ rằng, vạn sự vạn vật trên thế giới mỗi giờ mỗi khắc đều đang biến hóa, phát triển, không có vật gì là bất biến. Nếu rời xa sự biến hóa này, vũ trụ vạn vật khó mà hình thành được.

Bất dịch: là chỉ rằng, dưới tiền đề vạn vật trong vũ trụ đều biến đổi, vẫn còn có thứ duy nhất bất biến tồn tại, chính là cái có thể biến ra vạn vật là bất biến. Tức là nói quy luật vạn vật đều biến đổi là vĩnh viễn bất biến.

=> Bất dịch là trạng thái cân bằng tạm thời, khi không còn cân bằng là sử mâu thuẫn sẽ diễn ra thì sẽ có sự dịch chuyển (phát triển,. thay đổi) thì nó là Biến dịch, biến dịch để tìm kiếm trạng thái cân bằng tạm thời Bất dịch. Cân bằng chỉ là tương đối, tạm thời, chỉ có dịch chuyển, luôn biến đổi phát triển là vĩnh hằng.

 

  • Kinh Dịch có tác dụng gì?

Dùng để khai phá vũ trụ và nhân sinh con người, lý giải những điều phức tạp trong vũ trụ và nhân sinh con người theo một quy luật cốt lõi.

 

  • Giá trị của Kinh Dịch là gì?

Là triết lý và kinh nghiệm hàng ngàn năm của văn minh Á Đông, nó bao la vạn tượng, phạm vi liên quan đến rất rộng, hầu như tất cả tri thức đều bao gồm trong đó, là bộ bách khoa toàn thư. Mang đến 3 cơ sở để lý giải vũ trụ và nhân sinh con người là Âm – Dương, Ngũ Hành và Bát Quái.

 

  • Nguồn gốc của Kinh Dịch là gì?

Nguồn gốc không hoàn toàn rõ ràng, người ta nghiên cứu và cùng thừa nhận là do Phục Hy sáng tạo ra đầu tiên và trải qua nhiều quá trình thêm thắt, điều chỉnh, phát triển mới được như ngày nay.

Có nhiều nguồn viết rằng Phục Hy là tổ của đại tộc Bách Việt và Kinh Dịch là sản phẩm của Việt Nam tuy nhiên độ tin cậy tới đâu thì tại hạ không rõ.

 

  • Ứng dụng của Kinh Dịch.

Kinh Dịch được coi là toán học vũ trụ vì nó dùng để mô phỏng, tinh toán mọi thứ, mọi dạng trong vũ trụ này. Nhỏ thì tính mệnh người, lớn thì tính mệnh quốc gia. Người trầm mê trong tiểu Đạo thế gian thì tìm thấy trong Dịch phương pháp bói mệnh, xem phong thủy, trừ tà. Người đức cao trí lớn muốn cải biến xã hội thì thấy trong đó có binh pháp, đạo trị quốc. Kẻ võ học tông sư thì áp dụng vào võ học tâm pháp …

————————————–
Nguồn internet

    Viết xuống “Khái quát về Kinh Dịch” không dễ, mọi người tán dương chính là động lực để tiểu biên tiếp tục kiên trì viết tiếp! Hẹn gặp lại a…

You may also like