Khai sáng thời hiện đại: Có phải thế giới đang trở nên hạnh phúc hơn?

by admin

Trong cuốn sách “Khai sáng thời hiện đại”, tác giả Steven Pinker đã đưa ra dẫn chứng rằng: Thế giới đang trở nên hạnh phúc hơn. Dưới đây là những dẫn chứng mà Steven Pinker đưa ra.

Khai Sáng Thời Hiện Đại - Bàn Về Lý Trí, Khoa Học, Chủ Nghĩa Nhân Văn Tiến Bộ

Khai Sáng Thời Hiện Đại – Bàn Về Lý Trí, Khoa Học, Chủ Nghĩa Nhân Văn Tiến Bộ

Theo Báo cáo Hạnh phúc Thế giới 2018, mười quốc gia hạnh phúc nhất thế giới bao gồm năm nước Bắc Âu tự do, tiên tiến, cùng với Thụy Sĩ, Hà Lan, Canada, New Zealand và Úc. Và trái ngược với huyền thoại phổ biến, thì Bhutan không hẳn là đặc biệt hạnh phúc: nước này đứng ở vị trí thứ 97 trong số 156 quốc gia (được 5,1 trên thang điểm 10).

Khảo sát dữ liệu trong bài luận Hạnh phúc và Sự hài lòng trong cuộc sống, Roser và Esteban Ortiz-Ospina lưu ý rằng: “Ở 49 trong 69 quốc gia có dữ liệu từ hai cuộc khảo sát trở lên, dữ liệu thu được từ lần khảo sát gần đây nhất là tốt hơn lần quan sát đầu tiên”.

Còn về đại dịch trầm cảm, bệnh tâm thần và lạm dụng chất kích thích thì sao? Trong mục dữ liệu về Sức khỏe tâm thần toàn cầu, Hannah Ritchie nhận xét: “Nhiều người (bao gồm cả tôi) có nhận thức rằng các vấn đề về sức khỏe tâm thần đang gia tăng đáng kể trong những năm gần đây. Nhìn chung, dữ liệu của IMHE [Viện Đo lường và Đánh giá Y tế] mà chúng tôi có không hỗ trợ kết luận này. Tỷ lệ phổ biến của các rối loạn sức khỏe tâm thần và sử dụng chất gây nghiện xấp xỉ 26 năm trước. (IMHE cố gắng đo lường Gánh nặng Bệnh tật Toàn cầu theo thời gian bằng một thước đo không đổi.)

khai-sang-thoi-hien-dai-1
Phần lớn những quốc gia đứng đầu trong bảng xếp hạng là những nước Bắc Âu

Về vấn đề tự tử, một bài báo cuối năm 2018 trên tờ The Economist đã tóm tắt xu hướng: Tự tử đang giảm gần như ở mọi nơi. Tỷ lệ tự tử thường không thể kiểm soát được, nhưng một nguyên nhân của sự sụt giảm trên toàn thế giới được xác định bởi hai chuyên gia được trích dẫn trên The Economist:

Jing Jun, một giáo sư tại Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh, gợi ý rằng tự do xã hội cao hơn là một trong những lý do cho việc này: “Sự độc lập của phụ nữ đã cứu rất nhiều phụ nữ”. Trong một nghiên cứu năm 2002 nhắm tới đối tượng là phụ nữ trẻ ở nông thôn, hai phần ba số người cố gắng tự tử cho biết họ có hôn nhân không hạnh phúc, hai phần năm cho biết họ bị bạn đời đánh đập và một phần ba phàn nàn về mâu thuẫn với mẹ chồng. Giáo sư Jing giải thích: “Họ sống tại nhà chồng sau khi kết hôn; họ sẽ rời khỏi thành phố quê hương và sẽ đến một nơi mà mình không hề quen biết. ” …

Một hiện tượng tương tự đang xảy ra ở Ấn Độ. Vikram Patel thuộc Trường Y Harvard cho biết: “Phụ nữ trẻ phải đối mặt với những chuẩn mực về giới tính đặc biệt hóc búa ở Ấn Độ. Nếu cha mẹ không chấp nhận một mối quan hệ, họ sẽ báo cảnh sát rằng con gái mình đã bị bắt cóc. Sau đó, cảnh sát sẽ can thiệp vào mối quan hệ đó và bắt đôi nam nữ chia tay dù cả hai đều tự nguyện. Vì vậy, ông kết luận, nhiều vụ tự tử ở Ấn Độ “có liên quan đến việc thanh niên thiếu tự chủ trong việc lựa chọn bạn đời cho mình”. Khi các tầng lớp trong xã hội trở nên tự do hơn, điều đó sẽ thay đổi.

khai-sang-thoi-hien-dai-1
Cuốn sách “Khai sáng thời hiện đại” sẽ cho bạn nhiều góc nhìn mới về hạnh phúc

Trong bài luận A Hunger Strike Just to Get to University, học giả Hồi giáo Nadia Oweidat kể lại lý do tại sao việc tự tử lại xuất hiện trong tâm trí bà khi lớn lên trong một nền văn hóa không quá tự do như Jordan:

“Khi tôi nói với gia đình rằng mình muốn vào đại học, họ đã rất phẫn nộ. Họ nói rằng tôi được học hết cấp ba là đã học quá nhiều rồi. Họ nhất quyết không đồng ý, cho rằng đã đến lúc tôi phải gạt tất cả chuyện đó sang một bên và kết hôn. Tôi bắt đầu có một số ý tưởng điên rồ là học thành thạo tiếng Anh để được ra nước ngoài vào một ngày nào đó. Nhưng tôi biết có một cách để kết thúc chuyện này. Tôi sẽ học đại học và theo đuổi một nền giáo dục cao hơn, thậm chí là đến Mỹ.”

Quan điểm truyền thống của người Durkheim cho rằng các gia đình gắn bó, cuộc sống làng xã thân mật và các chuẩn mực xã hội truyền thống sẽ bảo vệ mọi người khỏi nạn bỏ rơi và tự tử cần cũng phải được suy nghĩ lại. Như bài luận của The Economist đã kết luận: “Trên toàn thế giới, tỷ lệ tự tử ở nông thôn có xu hướng cao hơn ở thành thị. Mối liên kết xã hội đôi khi ràng buộc con người; thoát khỏi một người chồng bạo hành hoặc một bà mẹ chồng bạo ngược ở thành phố dễ hơn ở một ngôi làng. ”

Cuốn sách “Khai sáng thời hiện đại, Bàn về Lý trí, Khoa học, Chủ nghĩa nhân văn và Tiến bộ” sẽ mang đến cho bạn những góc nhìn mới về những yếu tố quan trọng tạo nên hạnh phúc. 

– Trạm Đọc –

You may also like

Leave a Comment