Khi bạn tìm được công việc yêu thích, bạn muốn có một cuộc hôn nhân hạnh phúc, rồi bạn muốn có một căn nhà rộng rãi khang trang, sau đó lại hy vọng con cái được hưởng nền giáo dục tốt nhất,… Khát vọng của con người như một hang động không đáy lấp mãi không đầy. Chỉ khi “đành lòng từ bỏ”, bạn mới có thể trở về với con người thật của mình và tìm được hạnh phúc đơn giản nhất, chân thực nhất.

by admin

Vào thế kỷ 18, ở nước Pháp có một triết gia tên là Denis Diderot.

Một ngày nọ, người bạn của Diderot đưa cho anh chiếc áo ngủ cao cấp với chất lượng và kết cấu thượng hạng. Diderot nhận được quà liền coi nó như báu vật và không nỡ bỏ nó xuống.

Tuy nhiên, khi khoác lên mình chiếc áo ngủ sang trọng này, anh mới thấy môi trường mình sống thật thô tục tầm thường. Dường như không có thứ gì có thể sánh ngang với chiếc áo ngủ cao cấp này.

Vì vậy, anh đã thay thế từng đồ vật nhìn khó chịu đó bằng những món đồ cao cấp. Cuối cùng môi trường xung quanh cũng phù hợp với chiếc áo ngủ thượng hạng anh được tặng nhưng anh lại cảm thấy không thoải mái. Bởi vì khi giây phút xúc động qua đi, anh nhận ra bản thân đang bị chiếc áo ngủ “trói buộc”.

Sau đó, Diderot đã viết cảm giác này trong bài viết Muộn phiền sau khi chia tay chiếc áo ngủ cũ.

Vào đầu thế kỷ 20, nhà kinh tế học Juliet Schor của Đại học Harvard đã xuất bản cuốn sách “Người Mỹ chi tiêu quá mức” và được độc giả đón nhận nồng nhiệt ngay từ khi ra mắt. Cuốn sách đề cập đến bài viết của Diderot và đưa ra một khái niệm mới – hiệu ứng Diderot. Hiệu ứng này được dùng để chỉ những hiện tượng sau khi có được một món đồ, con người ta không ngừng bố trí sắp xếp các món đồ phù hợp với nó để đạt được sự cần bằng tâm lý.

Hiệu ứng Diderot được coi là 1 trong 10 hiệu ứng tâm lý hàng đầu mà con người khó nó có thể thoát ra được. Hiệu ứng đã vạch trần hiện tượng tâm lý “bạn càng nhận được nhiều, bạn càng thấy ít hài lòng”, tức là bạn không thể chờ đợi và nóng lòng có được một món đồ, nhưng một khi có được món đồ đó rồi bạn sẽ lại “được voi đòi tiên” và muốn nhiều hơn thế.

Ví dụ, sau khi mua một chiếc áo mới, nhiều người sẽ mua thêm một chiếc quần mới để phối với chiếc áo, và tất nhiên phải mua thêm cả một đôi giày mới nữa. Khi mua đủ hết những thứ này và mặc lên người, bạn mới chợt nhận thấy chiếc túi xách của mình không hợp với bộ đồ này chút nào. Vậy nên bạn quyết định mua thêm chiếc túi xách mới. Sau khi mua được túi xách, bạn lại cần thêm một số phụ kiện khác như đồng hồ, trang sức,… thậm chỉ còn đặc biệt làm thêm một kiểu tóc mới. Đây chính là biểu hiện chân thực của hiệu ứng Diderot. Trên thực tế, ngoài những điều này ra, dù ở môi trường làm việc hay trong cuộc sống, mọi người đều có thể bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng Diderot.

You may also like

Leave a Comment