Khi một người “chiến đấu với giấc ngủ” để tỉnh táo, chính xác là họ đang đấu tranh với cái gì?

by admin
r/explainlikeimfive

Khi một người “chiến đấu với giấc ngủ” để tỉnh táo, chính xác là họ đang đấu tranh với cái gì?

Tôi biết là nó có liên quan đến các chất hoá học và các giai đoạn của giấc ngủ, nhưng cụ thể là thứ gì khiến họ buồn ngủ kinh khủng như vậy?
_____________________
Link Reddit: https://redd.it/fy1zxp
_____________________

u/Jnsjknn (5.2k points – x1 gold – x1 silver)
Trả lời kiểu ELI5:
Bạn buồn ngủ vì 2 lý do.

Cơ thể bạn cảm nhận được ánh sáng và nhận biết được khi nào là ban ngày, khi nào là ban đêm. Dựa vào thời gian trong ngày, nó đặt thời gian cho chiếc đồng hồ bên trong cơ thể. Khi chiếc đồng hồ này báo cho cơ thể bạn biết rằng gần đến buổi tối rồi, nó sẽ tạo ra các hoá chất khiến bạn buồn ngủ.

Một lý do khác là, khi cơ thể bạn dùng năng lượng, nó tạo ra một chất hoá học gọi là adenosine. Khi bạn thức trong một thời gian dài, sẽ có ngày càng nhiều adenosine trong cơ thể và bạn sẽ thấy buồn ngủ. Khi bạn ngủ, cơ thể bạn huỷ bỏ chất này khỏi nó và đó là lý do tại sao một giấc ngủ lại giúp ích khi bạn buồn ngủ.

Thêm vài giải thích chuyên môn nè:
Mức độ buồn ngủ của một người phụ thuộc vào thời gian trong ngày, liên quan đến chiếc đồng hồ trong cơ thể và áp lực giấc ngủ.

Chiếc đồng hồ đó điều khiển nhịp sinh học của chúng ta theo nhiều cách. Ví dụ, nó kiểm soát lượng melatonin và orexin được giải phóng vào cơ thể. Melatonin là chất giúp chúng ta ngủ và orexin giúp ta thức dậy.

Nhịp sinh học được đồng bộ hoá một cách tự nhiên, dựa vào lượng ánh sáng xung quanh, theo cách như vậy mà điểm giữa của giấc ngủ diễn ra vào khoảng 4 giờ sáng. Mặc dù nhịp sinh học có thể thích ứng với những thay đổi khi chúng ta đi đến các múi giờ khác nhau, nó chỉ có thể thích nghi tầm 15 phút mỗi ngày – là lý do tại sao chúng ta gặp phải tình trạng jet lag. (https://dictionary.cambridge.org/…/dictiona…/english/jet-lag)

Cơn buồn ngủ phụ thuộc vào thứ gọi là áp lực giấc ngủ thậm chí còn nhiều hơn nhịp sinh học. Ngay khi bạn thức dậy, cơ thể bạn bắt đầu sản sinh một chất hoá học gọi là adenosine. Miễn là bạn còn tỉnh táo, cơ thể bạn tiếp tục sản sinh nhiều adenosine hơn và nó từ từ tích tụ trong cơ thể. Càng có nhiều adenosine trong cơ thể, bạn càng cảm thấy buồn ngủ.

Tác dụng của caffeine dựa vào việc loại bỏ hoặc làm giảm tác dụng của adenosine. Caffeine ngăn cản các thụ thể adenosine trong cơ thể chúng ta nhận ra adenosine và từ đó giảm bớt áp lực giấc ngủ. Tuy nhiên, caffeine không loại bỏ adenosine khỏi cơ thể chúng ta, dẫn tới áp lực giấc ngủ mạnh mẽ một khi caffeine hết tác dụng.

Nguồn:
Walker, Matthew P. Why we sleep. New York: Scribner, 2017. Why We Sleep – Wikipedia. (https://en.wikipedia.org/wiki/Why_We_Sleep)
Walker is the professor of neuroscience and psychology and a sleep researcher in the university of Berkeley in California, USA.
Tìm hiểu nhiều hơn về giấc ngủ:
https://youtu.be/5MuIMqhT8DM (TED talk, 20min)
https://youtu.be/pwaWilO_Pig (Podcast, 2h)
_____________________
Bài đăng của cu pé luôn có vấn đề với giấc ngủ ? – Kim Uyên trong group:
https://www.facebook.com/groups/rvn.group/permalink/522076082035938

You may also like

Leave a Comment