Khi phỏng vấn, red flag nào tiết lộ rằng công việc này rất độc hại?

by admin

Một người phỏng vấn từng cố thuyết phục tôi giảm lương sau khi tôi nói mức lương tối thiểu tôi sẽ chấp nhận dù nó vẫn nằm trong khoảng đề nghị của họ ở bài tuyển dụng. “Nếu chúng tôi trả cao hơn thì cuối năm bạn sẽ không có thưởng, và bạn sẽ rất buồn vì mọi người đều có thưởng”

Mức lương anh ta “có thể” trả còn thấp hơn mức họ đăng 10 nghìn đô.

Tôi thà nhận lương còn hơn là nhận thưởng. Lương là chắc chắn rồi, thưởng thì không.

Ừ. Spoiler này: không bao giờ thấy tiền thưởng đâu.
Kiểu gì bọn nó chả xàm rằng công ty đang “trong thời gian khó khăn” dù vẫn nhận doanh thu kỉ lục và bạn thì chả nhận được đồng nào.


Chuyện này thực sự đã xảy ra với tôi:
Phỏng vấn: Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không?
Tôi: Phòng này gần đây đã gặp khó khăn gì vậy?

Phỏng vấn: Ổn định trong công việc

Nhiều người cần hỏi thẳng người phỏng vấn về số nhân viên đã bị sa thải/cho nghỉ.

Có đúng một công ty trả lời trung thực, tới nay tôi vẫn làm ở đấy và thực ra bọn tôi chưa phải cho ai nghỉ trong khi đối thủ đã đuổi hàng trăm nhân viên.

Tôi luôn cố hỏi lần cuối họ sa thải, thăng chức, cho thưởng/tăng lương nhân viên, lý do họ làm vậy và thời gian giữa lúc đấy và lần sa thải/thăng chức/nâng lương trước. Câu này cung cấp nhiều thông tin về cách quản lý xử lý mọi chuyện và cách họ sau này đối xử với bạn.

Khi tôi phỏng vấn công việc hiện tại, người giữ vị trí này trước đó cũng tham gia phỏng vấn.
Khi tôi hỏi tại sao vị trí này trống, cô ấy bảo tôi rằng: “Mình đã làm công việc này 10 năm. Đây là công việc tốt nhất mình từng làm, nhưng đã đến lúc đi tiếp rồi”
Đó có lẽ là điều tuyệt nhất cô ấy có thể nói. Tôi đã làm ở đây 3 năm và tôi không thể hạnh phúc hơn.


Trong một cuộc phỏng vấn tôi đã được đảm bảo rằng làm ngoài giờ không phải vấn đề, nhưng nếu nhận thêm một ca thì họ sẽ trả bằng thẻ gift card để giúp bạn tiết kiệm thuế.
Tôi biết họ làm vậy để đỡ thuế tiền lương và tiết kiệm thời gian, chứ họ chả giúp ích gì cho tôi. Nên tôi đã từ chối.


Người phỏng vấn cứ nói bạn may mắn ra sao khi có mặt ở đấy như thể họ đang cho bạn một ân huệ bằng cách cho bạn công việc này

Tôi từng làm cho một ông này và có lần nghe lỏm được ông í nói chuyện ngoài hành lang với khách hàng. Khách hàng nói rất tốt về tôi, nhưng rồi sếp tôi phản bác rằng “Ừ cô ta nên vui, ngồi không mà nhận lương cao hơn cả tôi mà!”
Không những hắn làm bằng giờ tôi nhưng nhận lương cao hơn tôi 2.5 lần, mà còn nhiều cái nữa.
“Bro, một mình tôi đã cập nhật hết các máy tính của ông, học cách dùng x-ray vì ông không muốn làm nữa, đi xúc hết tuyết khi có bão tuyết, giữ nơi này sạch sẽ và sát trùng hàng ngày, nghe mọi cuộc gọi công việc “không vui” mà không được hỗ trợ, và nghe ông bạo hành cô vợ tội nghiệp hàng ngày”
Tôi đã rời nơi đó sớm nhất có thể, ông đấy là một thằng tâm thần.


Cố khiến bạn đồng ý trước khi nói cho bạn biết mức lương sẽ nhận

Tôi từng ứng tuyển một công việc ở ngoài bang và đã được mời nhận trong khi phỏng vấn qua điện thoại. Khi họ hỏi bao giờ bắt đầu được thì tôi trả lời là hai tuần, nhưng có nói rằng tôi sẽ không chấp nhận nếu không biết lương và được xác nhận qua một bức thư/email chính thức.
Ông thần đấy lên cơn hậm hực nói “Ừ thì, tôi không có số liệu ngay đây nhưng tôi đoán là nếu bạn cần biết thì để tôi tìm cho” Tôi bảo ừ, tôi cần biết. Ông đấy bảo sẽ gọi lại sau. Nhưng không bao giờ thấy nữa.


Có lần tôi đi phỏng vấn họ chỉ im lặng đưa tôi một bảng câu hỏi 50 câu rồi sang phòng khác làm. Các câu hỏi rất chi tiết và ngớ ngẩn, hầu hết là về tiền. “Mục đích của bạn ở công ty có phải là kiếm tiền không?” (Nếu câu trả lời là có thì bạn không được nhận). Tôi đã bỏ đi trước cả khi trả lời xong. Rồi tôi phát hiện ra là họ nhận nhân viên với mức lương chính thức cực kì thấp, rồi hứa hẹn sẽ trả đa số lương vào cuối tháng, nhưng sẽ lom dom khoảng sáu tháng và nếu người đó bỏ việc thì thôi khỏi trả.
Tôi vui là đã bỏ đi.


“Chúng tôi mong nhân viên có thể linh hoạt về giờ làm:
Bạn có rảnh làm tối, cuối tuần và thỉnh thoảng là vào dịp lễ và mà không thông báo trước kịp thời dựa theo nhu cầu của chúng tôi không?”


Nếu thấy từ “sales” ở BẤT CỨ đâu trong JD thì sales sẽ là công việc chính của bạn.


Tôi lái xe 4 tiếng để phỏng vấn ở thành phố khác. Tôi nói với người phỏng vấn tôi rằng tôi đang hài lòng với công việc hiện tại và không muốn rời đi chỉ vì mức lương cao hơn.
Ông này đứng dậy nhìn xung quanh xem có ai không và thì thầm, “Anh không muốn làm việc ở đây đâu”
Tôi đã bỏ qua công việc đấy nhưng trong khi đang ở thành phố mới tôi đã ứng tuyển một công việc khác, nơi tôi đã hài lòng làm suốt hơn 25 năm qua.


Khi bạn nhận ra quản lý cấp cao toàn người nhà.

Hoặc là họ đều đi cùng một nhà thờ hay cộng đồng. Không gì bằng bị mất thăng chức vào tay thằng mới đến vì nó ở cùng hội cấp cao mỗi chủ nhật dù lúc làm việc rõ là ăn hại. Con ông cháu cha kinh điển.


Thông tin nghe từ người thứ ba nhưng một đồng nghiệp của tôi kể là có một người phỏng vấn từng hỏi mật khẩu mạng xã hội của cô ấy để “kiểm tra lý lịch”
Cô ấy đã KHÔNG đồng ý và đã rời khỏi cuộc phỏng vấn. Đó là một công ty IT nhỏ nhận hợp đồng chính phủ, tôi không nhớ tên và tôi sẽ không đoán là công ty nào vì không muốn bóc phốt nhầm người. Tôi nhớ chuyện này bởi vì bọn tôi đều sốc trước sự to gan của họ.


Khi được hỏi có câu hỏi nào không, hãy hỏi điều “tuyệt nhất khi làm việc ở đây” và theo sau bằng “điều tệ nhất”. Tôi từng chứng kiến hai người ngồi im lặng vài giây, ngơ ngác nhìn nhau xem nói gì sau khi tôi hỏi về điều tuyệt nhất. Sau đấy tôi chỉ thấy lẩm bẩm chứ không trả lời rõ ràng được. Đấy chắc chắn là một red flag.

You may also like

Leave a Comment