KHOẢNG “VỠ” CỦA CÁC THƯƠNG HIỆU THỜI TRANG

by admin

Cơn sốt của Metaverse hay NFTs cũng như cách tiếp cận của cụm từ “Thực tế ảo” xâm chiếm toàn bộ các ngành công nghiệp – trong đó có cả thời trang. Các tập đoàn và thương hiệu lớn không ngừng rót tiền vào xây dựng team và nhân sự tập trung vào hệ thống Web3 và metaverse nhằm hướng tới một thế giới mới, nhưng rõ ràng – thực tế là thực tế, những vấn đề hiện hữu vẫn đang xảy ra.

Bài toán về thực tế

Rõ ràng khi mà thị trường NFTs, crypto currency hay metaverse đang gặp rất nhiều vấn đề từ những người sáng tạo và vận hành chúng. Giá trị của những đồng tiền ảo tụt dốc so với giai đoạn cùng kỳ năm ngoái hoặc gần nhất là đầu năm khiến cho mảng này đang bị kẹt cứng không tìm ra phương án để phát triển (ít nhất là trong giai đoạn này). Trong khi đó, các vấn đề về sự thay đổi tâm lý mua hàng – sự thay đổi của thị trường – phân tích về chuỗi cung ứng (Supply chain), nguồn hàng, vận hành lại đang đè nén lên các thương hiệu thời trang một cách nặng nề. Khoảng “Vỡ” ở đây chính là sự thiếu hụt về các nhân sự đầu não cao cấp để vận hành trơn tru các thương hiệu.

Thời trang là một ngành kinh doanh đặc thù, nó không có tính ổn định lâu dài trường kì như nhiều mảng kinh doanh khác – phụ thuộc khá nhiều vào định hướng xu hướng, tâm lý, cách tiếp cận và cách mà thị trường sử dụng quần áo như thế nào. Các thương hiệu thời trang về bản chất cũng là 1 chủ thể kinh doanh và mặt hàng họ đang bán ra chính là “Quần áo và thương hiệu”. Nếu chúng ta tưởng kinh doanh thời trang tốt cần làm một sản phẩm thời trang thật tốt, thật độc đáo, thật Wao! Thì đó là điều kiện cần chứ không phải điều kiện đủ – nó còn phụ thuộc vào đi con đường ngắn hạn hay dài hạn của thương hiệu đó. Và tất nhiên, chẳng ai muốn đi một con đường ngắn hạn nếu tiềm năng nó vẫn còn đang rất nhiều.

Các ngành nghề “hiếm” gặp trong mảng thời trang và ít được biết tới như fashion strategist, các chuyên gia về phân tích tâm lý, môi trường, xã hội và quản trị có fashion’s insight lại đang trở thành một nhu cầu cực kì lớn của các thương hiệu. Sự bất ổn về thị trường, về kinh tế và chính trị khiến các thương hiệu phải đặt một bài toán về việc xây dựng một hệ thống nhân sự đủ “Cứng” để vận hành và giải bài toán khó khăn cho mình. Theo Bloomberg, các công ty thời trang hiện tại đang bắt đầu chiến lược nhân sự với tầm nhìn “Ai có khả năng thúc đẩy chiến lược dài hạn cho thương hiệu cũng sẽ giúp thương hiệu có phương pháp vượt qua những bất ổn về kinh tế và thị trường”.

Trong tình hình hiện tại, chuỗi cung ứng là một trong những vấn đề khá đau đầu trong ngành thời trang khi dịch bệnh, chiến tranh và các chế tài trừng phạt đang áp dụng ở một số nơi đặc thù (Nga chẳng hạn) khiến việc vận chuyển, sản xuất và thu thập nguyên liệu trở nên khó khăn. Cuộc chiến kinh tế Mỹ-Trung cũng luôn xảy ra mà nên nhớ Trung Quốc là công xưởng nhà may của rất nhiều thương hiệu thời trang thế giới. Việc này đòi hòi nhân sự cấp cao phải giải quyết được bài toán khi mà nhiều quốc gia đang áp dụng các hình thức giám sát về tính cạnh tranh và bền vững trong thời trang, nhiều nhất là ở Bắc Mỹ và châu Âu trong bối cảnh kiểm soát gắt gao về sự tràn lan của các ultra-fast fashion brands đến từ thị trường Trung Quốc. Đó là về mặt Political trong mô hình PESTLE, ngoài ra các thương hiệu thời trang phải đẩy mạnh tính truyền thông về tính bền vững để educate khách hàng trong việc sử dụng sản phẩm thời trang của mình.

Song song, khi đại dịch diễn ra – con người ta đã quen với việc mua bán hàng online, qua Internet. Sự thâm nhập các sàn e-commerce (Sàn TMĐT) đã “Dạy” hư về cách tiêu dùng nhanh – gọn và đi kèm giảm giá, coupon. Việt Nam cũng không phải ngoại lệ, tuy nhiên bối cảnh trục trặc hiện tại về chính trị/kinh tế, tình trạng thiếu sản phẩm đi cùng kì vọng càng cao của người tiêu dùng ở việc vận chuyển khiến những mảng về logistic, assortment và operations trong thời trang trở thành một trong những mảng đau đầu của nhiều thương hiệu.
Có thể nói vui, Nhân sự cấp cao của chuỗi cung ứng hiện tại là vua của mọi thương hiệu thời trang.

Vai trò của họ phải giải được bài toán thách thức về vice đảm bảo chuỗi dây chuyền vận hành thoải mái cũng như thích ứng của các thương hiệu tùy vào từng trường hợp khó khăn khác nhau. Các công ty thời trang trong vòng 2 năm trở lại đây, yêu cầu đột biến về các role liên quan tới Operation management (Điều hành), Merchandising assortment planner (Kế hoạch phân loại hàng hóa) hay shipping/logistics specialists và pricing/promotion specialists (Chuyên gia định giá và hậu mãi).

Như đã nói, thời trang là một ngành vô cùng đặc thù vì sản phẩm nó cũng đặc thù không kém vì nó có seasons (Mùa) và chữ Mùa này quyết định rất nhiều vào tâm lý mua hàng của nhiều người. Trong seasons có định hướng về phong cách, về màu sắc, về giá cả hay một tính thiết kế đặc trưng nào đó của brands – nếu không am hiểu thì chắc chắn việc kinh doanh thời trang sẽ gặp nhiều trục trặc. Do đó, yêu cầu cao hơn về các chuyên gia vận hành đó chính là “Sự đa dạng”. Đa dạng trong kiến thức, kĩ năng và khả năng hòa nhập nhanh với thị trường khi mà mọi thứ diễn ra quá nhanh và cần giải quyết bài toán trong một thời gian ngắn. Những thế hệ trước đã được nhận xét là “Có thể không nhanh như thế giới yêu cầu”.

Việt Nam cũng thế – từ bài học của những ông lớn muốn nhảy vào ngành thời trang cho đến các local brands hiện hình. Bài toán về Nhân sự chính là điểm “Vỡ” của các thương hiệu khi không thể nào tìm kiếm được các chuyên gia có insight đặc thù trong ngành thời trang nhưng đa dạng trong business mindset để khiến việc vận hành trở nên trơn tru và có đường dài hơi hơn với thương hiệu. Tuy nhiên, ai cũng biết rõ một điều rằng, con người chính là nhân tố quan trọng nhất trong mọi tổ chức.

You may also like

Leave a Comment