KHÔNG CÓ CHÂU PHI, PHÁP KHÔNG CÓ TÊN TRONG THẾ KỶ 21

by admin

(Tổng thống Pháp Francois Mitterand – 1957), sau này 2008 thì Jacques Chirac nói thành “Nếu…, Pháp sẽ trượt xuống thứ hạng của thế giới thứ 3″

“Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ…” – Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (19.12.1946) – chủ tịch Hồ Chí Minh.

Để thấy được ý nghĩa của Cách mạng Tháng Tám, xin đọc về điều gì xảy ra với các Dân tộc thuộc địa không cương quyết đấu tranh và đoạn tuyệt với Chủ nghĩa thực dân:

“14 quốc gia châu Phi bị Pháp bắt buộc trong hiệp ước trao trả độc lập, đó là phải đưa 85% dự trữ nước ngoài của họ vào ngân hàng trung ương Pháp dưới sự kiểm soát của Bộ trưởng Bộ Tài chính Pháp. Tiến sĩ Gary K. Busch cho biết:

Theo các điều khoản của thỏa thuận về việc thiết lập các Ngân hàng Trung ương của các quốc gia châu Phi (CFA) thì các ngân hàng này có nghĩa vụ phải gửi ít nhất 65% dự trữ ngoại hối của mình vào một “tài khoản giao dịch” tại Kho bạc Pháp, cùng với 20% khác để trang trải các khoản nợ tài chính.

Nói ngắn gọn, hơn 80% dự trữ nước ngoài của các nước châu Phi được gửi vào “tài khoản giao dịch” dưới sự kiểm soát của Kho bạc Pháp. Hai ngân hàng CFA dù dưới cái tên châu Phi, nhưng không hề có được chính sách tiền tệ của riêng mình. Bản thân các nước cũng không biết, và cũng không được biết, có bao nhiêu dự trữ ngoại hối đang giữ bởi Kho bạc Pháp thuộc về họ.

11 thành phần chính của “hiệp ước thuộc địa mở rộng” có từ những năm 1950 quy định những gì các nước cựu thuộc địa phải trả cho Pháp:

– Phải trả “Khoản nợ thuộc địa” để đền bù những lợi ích từ chế độ thuộc địa của Pháp;

– Phải gửi dự trữ tiền tệ quốc gia của họ vào ngân hàng trung ương Pháp mà không hề biết Pháp sử dụng khoản tiền đó ra sao;

– Phải ưu tiên cho Pháp khai thác đối với bất kỳ nguồn tài nguyên nào được tìm thấy trong các nước này;

– Phải ưu tiên cho Pháp và các công ty Pháp trong mua sắm công và đấu thầu công khai;

– Pháp được độc quyền cung cấp thiết bị quân sự và đào tạo cho các cán bộ quân sự nước cựu thuộc địa;

– Phải cho Pháp để sẵn sàng triển khai quân đội trên lãnh thổ nước mình để bảo vệ lợi ích của Pháp;

– Dùng tiếng Pháp là ngôn ngữ chính thức của quốc gia và ngôn ngữ cho giáo dục;

– Phải sử dụng hệ thống tiền tệ thuộc địa Pháp FCFA;

– Phải gửi cho Pháp dự trữ và cân đối thu chi hàng năm;

– Không được phép gia nhập bất cứ liên minh quân sự nào khác trừ khi được sự cho phép của Pháp;

– Phải liên minh với Pháp trong hoàn cảnh chiến tranh hay khủng hoảng toàn cầu.

Năm 2014, Togo và khoảng 13 quốc gia châu Phi khác vẫn phải trả “khoản nợ thuộc địa” cho Pháp. Lãnh đạo châu Phi nào từ chối sẽ là nạn nhân của những cuộc đảo chính. Hệ thống “thuộc địa kiểu mới” này đã đem về cho nước Pháp khoảng 500 tỷ đôla từ châu Phi.”

Qua đây, chúng ta mới hiểu tại sao Hồ Chủ Tịch sang Pháp để đàm phán cho một Việt Nam độc lập nhưng vẫn chấp nhận nằm trong Khối liên hiệp Pháp mà cuối cùng vẫn phải ngậm ngùi về nước chuẩn bị cho cuộc trường kỳ kháng chiến, chống lại cuộc chiến tranh xâm lược một lần nữa của Pháp.

Nếu chỉ vì vinh hoa phú quý cho riêng mình cùng các cộng sự, Hồ Chủ Tịch đã thoả hiệp với người Pháp như Bảo Đại, Ngô Đình Diệm… chứ không phải kéo cả Chính phủ lên Việt Bắc chịu đựng hy sinh gian khổ hàng chục năm trời sau đó.

You may also like

Leave a Comment