Sâu thẳm trong lòng, hầu hết chúng ta đều có những ý nguyện mà mình muốn hoàn thành trong cuộc sống. Những kỳ vọng sâu trong nội tâm nằm ở tầng ý thức, tiềm thức hay hoàn toàn vô thức (mà chính mình cũng không biết đến). Khi cuộc sống hiện tại không phải lúc nào cũng như bản thân mong muốn, hoặc vì lý do nào đó mà ta đã quên đi những ý nguyện ban đầu.
Lúc này con người thường dễ dàng đánh mất chính mình, trở nên suy sụp, trầm uất, trải qua khủng hoảng tuổi trung niên cũng như vô vàn thử thách khác. Bất kể khi đó ta đã nhận thức được mình muốn gì hay chưa, hiện thực là những kỳ vọng của ta vẫn không được đáp ứng và ta chưa đến được nơi mà đáng ra bản thân thuộc về.
Một ví dụ tiêu biểu là Warren Buffett, ông trùm kinh doanh, nhà đầu tư và từ thiện người Mỹ. Ông hiện giữ chức chủ tịch và CEO của công ty Berkshire Hathaway và được coi là một trong những nhà đầu tư thành công nhất trên thế giới, với giá trị tài sản ròng lên tới 87,5 tỷ đô tính đến tháng 2 năm 2018, lọt vào danh sách những người giàu nhất hành tinh. Câu nói của ông: “Tôi luôn biết chắc mình sẽ trở nên giàu có – chưa một phút giây nào tôi nghi ngờ điều đó cả.” – đã thể hiện rõ lòng quyết tâm và kiên định với quyết định của chính mình.
Qua đây, ta đã thấy nguồn gốc tạo nên động lực và sự tập trung của bản thân, cũng như việc hiểu rõ mục đích này là mấu chốt quyết định kết quả mình nhận được trong cuộc sống. Nguyên tắc đơn giản là tận tâm khao khát điều gì đó đủ nhiều để củng cố quyết tâm và động lực, dựa vào đó để hành động và gặt hái kết quả. Ngoài ra, ta còn phải phát triển khả năng tự ý thức để biết cách điều chỉnh bản thân tối ưu nhất.
Một số câu hỏi tư duy dành cho bạn:
• Con người thực sự của bạn như thế nào?
• Đó thực sự là bản chất của bạn, hay là ai đó “tạo hình” thay cho bạn?
• Bạn có đang sống đúng với con người này không?
• Nếu không, bạn vẫn muốn trở thành người đó chứ?
• Bạn có đang làm hết sức có thể để đạt được mục đích sống?
• Tính cách và kỳ vọng về cuộc sống của bạn đã bao giờ thay đổi chưa?
• Bạn có đang đi trên con đường khác với dự định ban đầu?
• Bạn có đủ dũng cảm để thừa nhận với chính bản thân và hành động để thay đổi?
• Nếu tiền không phải là vấn đề, tức là bạn có thể làm mọi thứ bạn muốn – bạn sẽ chọn làm gì?
• Điều thực sự ngăn cản bạn làm điều mình muốn là gì? (Nguyên nhân nào ẩn sau nguyên nhân bề mặt… và sau cùng là gì? Đâu mới là đáp án thực sự cho câu hỏi này) • Sự việc nào cần xảy ra để bạn đạt được mục tiêu của mình? Còn gì nữa không? Không ngừng hỏi sâu thêm, cho đến khi xác định được tiền đề mình cần.
Bây giờ niềm tin, quyết tâm và lòng gan dạ của bạn đã đủ chắc chắn để bước ra ngoài và bắt đầu hành trình chưa? Bạn đã sẵn sàng tận dụng tối đa mọi khả năng, kiến thức và óc sáng tạo?
Không quan trọng mục đích cuộc đời bạn là gì, lớn hay nhỏ; cuốn sách “Bước ra khỏi vùng an toàn” sẽ trang bị cho bạn mọi nguồn lực cần thiết để bước ra khỏi vùng an toàn và đạt được mọi ý nguyện. Một khi nắm trong tay lý trí tự nhận thức mạnh mẽ kèm theo khả năng chiến thắng nỗi sợ và hạn chế cá nhân, sẽ không còn nhiệm vụ nào là bất khả thi với bạn.
Sâu thẳm trong lòng, hầu hết chúng ta đều có những ý nguyện mà mình muốn hoàn thành trong cuộc sống. Những kỳ vọng sâu trong nội tâm nằm ở tầng ý thức, tiềm thức hay hoàn toàn vô thức (mà chính mình cũng không biết đến).
Khi cuộc sống hiện tại không phải lúc nào cũng như bản thân mong muốn, hoặc vì lý do nào đó mà ta đã quên đi những ý nguyện ban đầu.
Lúc này con người thường dễ dàng đánh mất chính mình, trở nên suy sụp, trầm uất, trải qua khủng hoảng tuổi trung niên cũng như vô vàn thử thách khác. Bất kể khi đó ta đã nhận thức được mình muốn gì hay chưa, hiện thực là những kỳ vọng của ta vẫn không được đáp ứng và ta chưa đến được nơi mà đáng ra bản thân thuộc về.
Một ví dụ tiêu biểu là Warren Buffett, ông trùm kinh doanh, nhà đầu tư và từ thiện người Mỹ. Câu nói của ông: “Tôi luôn biết chắc mình sẽ trở nên giàu có – chưa một phút giây nào tôi nghi ngờ điều đó cả.” – đã thể hiện rõ lòng quyết tâm và kiên định với quyết định của chính mình.