Khung cảnh ảo diệu sau thảm họa tràn bùn đỏ ở Hungary vào tháng 10/2010. 

by admin

Vào thời điểm đó, đê bao hồ chứa chất thải của một nhà máy bauxite – nhôm bị vỡ khiến hơn 1 triệu mét khối bùn đỏ đã tràn ra ngoài và tạo ra những đợt sóng cao đến 1-2m, quét qua một khu vực rộng tới 40 km2 và nhấn chìm tất cả, trong đó có làng Kolontar và thị trấn Devecser, trong bùn đỏ. Ba ngày sau, lũ bùn lan tới Danube, con sông lớn thứ hai ở châu Âu.

Thống kê ban đầu cho biết đã có 9 người thi.ệt m.ạng và hơn 120 người khác bị thương, hàng vạn người phải đi sơ tán. Theo hai tổ chức bảo vệ môi trường quốc tế có uy tín là WWF và Greenpeace (Hòa bình xanh), hệ sinh thái của hai con sông Torna và Marcal đã hoàn toàn bị ph.á h.ủy bởi các đội cứu hộ sử dụng vữa, thạch cao, axit để trung hòa bùn đỏ trên các dòng sông đó và đổ 1.000 tấn vữa, thạch cao để làm một con đê chặn dòng bùn đỏ chảy vào sông Danube.

Viện Khoa học Hungary (HAS) qua một cuộc kiểm tra các mẫu đất trồng lấy từ Kolontar và thị trấn lân cận Devecser ngày 8/10/2010, cho biết: Hơn 1.000ha đất trồng bị ảnh hưởng có thể không gieo trồng được. Các mẫu đất thử lấy ở khu vực lân cận vùng hồ chứa bùn bị sự cố chỉ ra mức độ thạch tín khá cao.

Nhóm môi trường Greenpeace cho biết, mức độ cao các kim loại nickel và cadmium đã được tìm thấy trong các mẫu đất thử lấy ở gần nhà máy và mức độ tập trung các hạt bụi trong không khí đã cao gấp sáu lần với chuẩn an toàn.

Lo ngại về cơn lũ bùn đỏ thứ hai có thể xảy ra bởi khả năng tiếp tục vỡ đê bao làm tràn tiếp bùn đỏ, Chính quyền Hungary khi đó đã ra lệnh di tản toàn bộ dân làng Kolontar và Devecser gần Nhà máy Ajka và cấp tốc huy động quân đội đắp con đê phụ cao 4-5m với chiều dài 1.500m, rộng 30m nhằm ngăn ngừa một lượng bùn đỏ 500.000m3 có thể trào ra bất cứ lúc nào.

Đây được coi là th.ảm h.ọa công nghiệp lớn nhất trong lịch sử Hungary.

Một số hình ảnh sau th.ảm h.ọa xem thêm dưới còm!

(Cre: Palíndromo Mészáros via Lost Bird

You may also like

Leave a Comment