KIẾN THỨC NHỎ NÀO CÓ THỂ CỨU MẠNG BẠN VÀO MỘT NGÀY NÀO ĐÓ? (p1)

by admin
#LPT #Drowning186KIẾN THỨC NHỎ NÀO CÓ THỂ CỨU MẠNG BẠN VÀO MỘT NGÀY NÀO ĐÓ?A: Al

Một người đang đuối nước nhìn như thế nào? Liệu có phải như này không? (hình 1)

[1]

Không.

Mà như thế này cơ. (hình 2)

[2]

Khi nói đến đuối nước, mọi người thường nghĩ nạn nhân sẽ hét toáng lên, vẫy và đạp nước. Vậy là sai. Trên thực tế, nạn nhân bị đuối nước thường khá im lặng, giống như đang chơi hơn là bị đuối nước.

Các bạn xem clip sau nhé. Lúc xem hãy tìm thử nạn nhân bị đuối nước trước khi nhân viên cứu hộ nhảy xuống cứu.

Các bạn có tìm được nạn nhân không? Hành vi như thế này được gọi là phản ứng đuối nước bản năng. [3]

Phản ứng đuối nước bản năng thường sẽ giang rộng cánh tay và liên tục cố gắng đẩy mặt nước xuống để ngoi lên. Họ làm như vậy để cố gắng đưa miệng lên trên mực nước. Nếu như miệng ở trên mặt nước, họ sẽ nhanh chóng thở ra và ngay lập tức hít vào và nín thở. Họ không thể kêu lên trong trường hợp này. Hoàn toàn không có ai có thể chống lại được phản xạ này.

Một khi nạn nhân rơi vào phản ứng đuối nước bản năng, họ sẽ có khoảng 20-60 giây trước khi họ chìm hẳn và không nổi lên nữa. [4][5].

(hình 3)

[6]

Có thể ngăn chặn được đuối nước, nhưng chỉ khi nhận ra được các dấu hiệu của việc đuối nước. Và phải luôn luôn cẩn thận khi bạn đang tiếp cận với một người đang bị đuối nước.

Đính chính và giải thích thêm: có thể có khả năng cả hai người cùng bị đuối nước. Nếu như người cứu hộ tiếp cận một nạn nhân đang hoảng loạn, sốc, mất kiểm soát, theo phản xạ, nạn nhân có thể dìm người cứu hộ xuống nước. Đây là phản xạ không thể điều khiển được để cố gắng nổi lên trên mặt nước. Lý tưởng nhất, đầu tiên cần đưa cho nạn nhân một thiết bị nổi (như phao) rồi sau đó mới tiếp cận nạn nhân, hoặc tiếp cận từ sau và giữ họ ở nách.



You may also like

Leave a Comment