Chương mở đầu, ngươi muốn độc giả nhớ kỹ cái gì?
Gần đây có làm một bài khảo sát về những tác phẩm muốn được phát hành, phát hiện ra một vấn đề khá lớn, đó chính là tôi không thấy được điểm chính mà tác giả muốn truyền đạt đến độc giả thông qua chương mở đầu.
Bởi vì tác giả đã tiết lộ rất nhiều bối cảnh và tình tiết vào vài chục nghìn chữ của chương mở đầu, khiến cho đầu mối quan trọng của tác phẩm bị che khuất.
Tôi thường hỏi tác giả: 3000 chữ như thế này, bạn có thể đọc trong bao lâu, nhớ được bao nhiêu thứ?
Vấn đề này tôi muốn hỏi các vị ngồi đây, sau đó mời mọi người đọc đoạn mở đầu ba nghìn chữ đó, xem xem có những gì là cần thiết phải nhớ, có những gì không thực sự cần tồn tại. Những thứ cần ghi nhớ kia có được chỉ ra rõ ràng hay không?
Tại sao lại phải hỏi như vậy? Chúng ta đọc sách đều bắt đầu đọc từ phần mở đầu, không có bất cứ độc giả nào bắt đầu đọc từ phần giữa cả, cho dù người đó thực sự làm vậy thì cũng sẽ quay lại phần mở đầu để đọc.
Nói cách khác, chúng ta cần phải khiến cho độc giả nhớ được gì đó trong phần mở đầu.
Như vậy, bạn muốn độc giả nhớ được gì?
Thứ nhất: Nhân vật chính.
Thứ hai: Tuyến chính.
Thứ ba: Phục bút.
Thứ tư: Mở đầu.
Người ta thường cho rằng bốn điều trên chính là những gì mà chúng ta muốn độc giả ghi nhớ lại.
Trước tiên hãy bàn về nhân vật chính: Trong đoạn mở đầu, chúng ta đều muốn khiến cho độc giả nhớ được nhân vật chính, tạo cảm giác mình chính là nhân vật chính cho độc giả.
Khi người đọc có cảm giác đó rồi thì họ mới có hứng thú để tiếp tục đọc những phần tiếp theo.
Nhưng mà, có rất nhiều tác giả lại cho hàng chục đến hàng trăm nhân vật xuất hiện.
Trong số những nhân vật đó, xin hỏi bạn có thể nhận ra được ai là nhân vật chính hay không?
Nếu có quá 5 nhân vật có họ tên đầy đủ cùng xuất hiện, liệu người đọc có cảm thấy chướng ngại khi cảm nhận nhân vật hay không?
Nếu tác giả dùng hàng chục hình dung từ cho nhân vật chính, ví dụ như cơ thể cao lớn, sống mũi cao thẳng, mắt sáng như sao, đẹp trai đến kinh thiên động địa, vân vân.
Thử hỏi độc giả có thể tìm được điểm khác biệt của nhân vật chính thông qua những hình dung từ đó hay không?
Thế nên, nếu bạn muốn độc giả nhớ được hình dáng của nhân vật chính xin hãy nhớ kĩ hai điều.
Một là tránh dùng những cụm miêu tả sáo rỗng.
Hai là chỉ cần nêu ra điểm đặc biệt của nhân vật chính là được, không nên dùng nhiều cụm hình dung từ.
Tiếp theo là chủ tuyến, sau đó là phục bút.
Muốn người đọc nhớ được chủ tuyến và phục bút của bạn, vậy thì các chi tiết và cảnh tượng trong cảnh mở đầu không thể quá nhiều, nếu không sẽ làm cho những dụng ý của bạn trở nên mờ nhạt thiếu sức hút.
Cũng không thể tiết lộ chủ tuyến nhiều quá, nêu ra trọng điểm là đủ rồi, bạn sẽ giải thích tất cả ở những phần sau.
Vậy mới nói, những người cố gắng viết phần mở đầu siêu to khổng lồ đều rất đáng thương, bởi vì họ đã để cho những thứ lông gà vỏ tỏi che mất trọng điểm, và làm cho người đọc không thể biết trọng điểm của bạn ở đâu.
Xin hãy nhớ, cho dù bạn viết văn có hay hay không thì cũng nên cố gắng gói gọn mọi thứ trong vòng 3 chương đầu tiên, làm cho độc giả có thể mường tượng ra được hình dáng cụ thể của nhân vật chính, hình dung ra chủ tuyến mà bạn đã xác định và phục bút mà bạn đã giấu đi.
Một áng văn như vậy có phải là tốt hơn rất nhiều so với mấy chục tên nhân vật và bối cảnh chi tiết đan xen lẫn nhau không?
Nhưng phần nhiều các tác giả mới xuất hiện bây giờ đều chú tâm vào việc miêu tả các cảnh tượng hoành tránh, nhân vật nhiều đến mức làm người ta giận điên lên…
Cuối cùng, phần mở đầu đóng vai trò quyết định đối với sức hấp dẫn của tiếu thuyết, mở đầu tốt thì tác giả sẽ có ngay một lượng fan trung thành nhất định.
Phần mở đầu là giới thiệu nhân vật chính và phục bút sau mâu thuẫn đầu tiên, ví như tan cửa nát nhà, bị người chèn ép hoặc là khảo sát tư chất, vân vân.
Khi mở màn, tốt nhất là viết một đoạn so sánh, có rất nhiều người dùng sự đối lập trong mâu thuẫn để so sánh, nhất là những người bình thường, họ thường lấy đức tính chăm chỉ của nhân vật chính có tư chất bình thường đem ra so với những nhân vật tư chất xuất chúng nhưng lười biếng.
Như vậy, ấn tượng của chúng ta đối với nhân vật đã được xuất hiện dưới sự so sánh này, nhắm mắt lại cũng đã có thể xác định được hình tượng nhân vật.
Khi chúng ta dễ dàng xác định được hình tượng nhân vật rồi thì chứng tỏ chúng ta đã “cảm” được nhân vật, cảm giác đó sẽ khiến cho chúng ta mong ngóng từng chương được update lên, tình nguyện tiêu tiền đọc tiểu thuyết.
Thực ra những thứ mà chúng ta muốn độc giả nhớ đến có rất nhiều, nhưng tóm lại nên chú trọng vào việc khắc họa ra hình tượng nhân vật chính độc đáo tươi sáng, tăng cường cảm giác nhập vai của độc giả đối với nhân vật chính. Còn những thứ khác đều có thể bổ sung ở phần sau.
Chỉ cần người đọc có lòng chờ mong đối với tác phẩm của bạn, bọn họ mới có thể theo bạn đến.
Những gì bạn muốn độc giả ghi nhớ chính là truyền đạt đến họ một thông điệp: Những điều trên có thể khiến mọi người mong đợi hay không? Nếu có thể thì bạn đã thành công rồi.
Đề tài ngày hôm nay không những có thể áp dụng được vào phần mở đầu của văn chương mà còn có thể dùng trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Chỉ cần chúng ta vận dụng trí óc, làm cho người đọc nhớ đến và yêu thích những gì được viết ra, khi ấy bộ tiểu thuyết mà bạn viết chính là một tác phẩm hay rồi.
Viết xuống “Kỹ xảo sáng tác văn học mạng: Chương mở đầu, ngươi muốn độc giả nhớ kỹ cái gì?” không dễ, mọi người tán dương chính là động lực để tiểu biên tiếp tục kiên trì viết tiếp! Hẹn gặp lại a…