Lái tiền 2

by admin

                                             

Tái cấu trúc công cụ!

Chiến tranh lạnh kết thúc, Mỹ thắng. Cũng như mọi cuộc chiến, người thắng cũng là kẻ bại, bởi sự hao tổn, tốn kém lớn về tài nguyên và tiền bạc. Trong khi, chiến tranh thì vẫn luôn tiếp diễn.

Về kinh tế, giới tinh hoa chính trị Mỹ nhận thức Mỹ thắng về chính trị, nhưng bại về kinh tế, trở thành “con nợ” lớn nhất thế giới. Thâm hụt cán cân thanh toán thương mại duy trì liên tục và nặng nề. Nhật và nhóm các quốc gia công nghiệp mới (NICs), phát triển nhanh vững, trở thành đối thủ mới của Mỹ. Ngay các Cty đa quốc gia quy mô lớn của Mỹ, cai quản thị trường một thời, cũng chao đảo trong cuộc chiến mậu dịch với các Cty đa quốc gia của Nhật và các nước mới nổi.

Cùng lúc đó, hệ thống kinh tế thế giới đi vào giai đoạn thụt lùi nặng nề, làm cho cuộc cạnh tranh kinh tế giữa các nước gay gắt, ác liệt. Khuynh hướng này thúc đẩy sự ra đời các khối kinh tế, kèm theo nhu cầu phải bảo vệ các cơ sở kinh tế đó. Các khối kinh tế cứ thế phát triển cao lên, phình to ra. Điều này tác động trực tiếp, thậm chí triệt tiêu hệ thống kinh tế do Mỹ thao túng. Nhật, Đức – hai “kẻ thù” Mỹ trong chiến tranh thế giới thứ 2 – bành trướng thế lực, Đức ở Châu Âu, Nhật ở Châu Á. Nếu tình hình phát triển theo chiều hướng trên, uy thế cao nhất của Mỹ ở cả Châu Âu và Châu Á sẽ bị xói mòn, xuống dốc.

Mặt nữa, do nhu cầu bên trong, Mỹ phải quay sang tạo dựng và mở mang thị trường Châu Mỹ, bằng việc tạo dựng khối NAFTA – khối liên kết thị trường Mỹ với Mehico và Canada. Hậu quả là, hệ thống kinh tế thế giới bắt đầu biến dạng thành 03 khối lớn, trong hình thái giành dật quyền lực lãnh đạo kinh tế thế giới theo cục diện mới “03 cực”: Khối Châu Âu (Đức chủ xướng), khối Châu Á (Nhật chủ xướng) và khối Châu Mỹ (NAFTA) do Mỹ chủ trì.

Đặc biệt, như Samel P.Hutington – chiến lược gia Mỹ – nhận xét trong cuốn “Cuộc đụng độ giữa các nền văn minh”, trở ngại chính của Mỹ là Trung Quốc và nhóm các quốc gia Araq. Với Araq, kẻ thù cũ, dẫu sao cũng không quan ngại lắm, vì Mỹ đã đạt được thành công nhất định trong cuộc chiến với Iraq, và lấy đó làm “điểm” chia rẽ sự thống nhất của khối Araq. Nhưng, với Trung Quốc thì khác, vẫn là kẻ thù quan trọng nhất của Mỹ cả quá khứ, hiện tại và tương lai. Mọi nghiên cứu, phân tích đều cho rằng, nếu Trung Quốc thành công liên tục trên mặt trận kinh tế, tới thời điểm sau năm 2000, Trung Quốc sẽ trở thành trung tâm hệ thống kinh tế – chính trị của Châu Á – Thái Bình Dương.

Làm thế nào để ngăn chặn sự thành công và tương lai huy hoàng của Trung Quốc, một Trung Quốc không chỉ ở lục địa, mà cả tập đoàn tư bản người Hoa hải ngoại có cơ sở kinh tế lớn mạnh ở Đông Nam Á?

Về chính trị, Mỹ có các ưu thế:

  • Vai trò “lãnh đạo” thế giới tự do khởi phát trong suốt thời gian chiến tranh lạnh, được tối ưu hóa bởi ưu thế vũ khí nguyên tử nổi trội so với bất kỳ quốc gia khác trên thế giới.
  • Ưu thế về thông tin, có khả năng “cai quản” các hệ thống vệ tinh thông tin, và có kỹ thuật, công nghệ, công nghệ thông tin hàng đầu.
  • Chuyên gia hàng đầu về quảng cáo, tuyên truyền. Mỹ là nước duy nhất phát triển lĩnh vực này một cách liên tục, có hệ thống, biến nó thành công cụ nhạy cảm cả về quyền và hiệu lực của ưu thế thông tin.
  • Cuộc cách mạng thông tin, do sự phát triển của mạng Internet, đã giúp cho giới tài phiệt Mỹ bước vào thế giới “làn sóng thứ ba” – cách gọi của Alvin Toffler/Phó Tổng biên tập Tạp chí Fortune, tức là chế độ văn minh của “thế giới phi biên cương”, hay toàn cầu hóa.

Trong cục diện “chia ba”, trước tiềm họa Trung Quốc, nước Mỹ sẽ làm gì để duy trì vị trí lãnh đạo, giữ vai trò chỉ huy tối cao cả kinh tế lẫn chính trị? Cần có sự điều biến công cụ, từ ưu thế sẵn có, để thống trị thế giới!

Bằng lĩnh vực thông tin và văn hóa, Mỹ thúc đẩy vai trò trong cuộc cách mạng bước vào làn sóng thứ ba. Điều này, cần có một sự tập trung, cả về nhân vật lực và công cụ, nhằm thúc đẩy toàn diện chiến lược kinh tế – chính trị của Mỹ theo hướng ủng hộ cuộc cách mạng làn sóng thứ ba, đưa thế giới bước vào thời đại văn minh “phi biên cương”.

Hậu trường!

Nước Mỹ, lịch sử hình thành và phát triển, vận hành bởi các tập đoàn tư bản tài phiệt hậu trường. Trong đó, phần lớn là người Mỹ gốc Do thái (JEW – Israel). Các tập đoàn này, trong các thời điểm khác nhau, có lợi quyền giống hoặc không giống nhau, có ảnh hưởng và chi phối hoàn toàn đến đường lối chiến lược của Mỹ. Những chính sách quan trọng của chính quyền Mỹ được ban hành cơ bản là đáp ứng cho lợi ích của các tập đoàn tư bản.

Trong nhiều tập đoàn tư bản ở Mỹ, có các nhóm tư bản tài phiệt rất hùng mạnh, đó là các nhóm tư bản công nghiệp quân sự, tư bản dầu lửa, tư bản tài chính – tiền tệ, tư bản truyền thông (thông tin – văn hóa), tư bản kỹ thuật – công nghệ.

Từ sau thế chiến thứ nhất đến Liên Xô sụp đỗ (thập niên 1990), nhóm tư bản công nghiệp quân sự và dầu lửa chi phối chính trường Mỹ; có quan điểm bảo thủ, hoặc diều hâu. Các tập đoàn tư bản tài phiệt thuộc hai nhóm này kiểm soát hầu hết giới chính trị gia nổi trội trong Thượng – Hạ viện Mỹ, Lầu Năm góc và CIA.

Liên Xô sụp đỗ, từ các ưu thế chính trị, giới tinh hoa Mỹ nhận thức để “lãnh đạo” thế giới, cần thiết sử dụng mặt trận thông tin và văn hóa. Vì vậy, thống nhất hậu thuẫn tạo dựng hệ thống kinh tế và văn hóa quốc tế kiểu “phi biên giới”. Cơ sở và vai trò chủ yếu là các nhóm tư bản siêu lợi nhuận phi biên giới, cốt lõi là “thị trường vốn, thị trường tài chính và hệ thống thông tin phi biên giới”. Từ đây đã thúc đẩy sự thay đổi cơ cấu quyền lực trong hệ thống chính trị Mỹ. Các tập đoàn tư bản phi biên giới (tài chính tiền tệ, công nghệ, truyền thông, kỹ thuật cao…) phát huy tác dụng khuynh loát chính quyền. Trong khi đó, các tập đoàn tư bản công nghiệp vũ khí và dầu lửa, từng chiếm ưu thế trong chính trường Mỹ, mất dần vai trò.

Trên cả hai phương diện kinh tế và chính trị, các nhóm tư bản tài phiệt đều ủng hộ cho hai đảng Cộng Hòa và Dân chủ. Tuy nhiên, tùy thời thế và hoàn cảnh, đảng nào nắm quyền lực điều hành nước Mỹ thì sẽ được ưu tiên hơn. Điều này cũng tạo ra hình thái đối kháng ngay trong lòng nước Mỹ.

Để chuẩn bị cho cuộc cách mạng tài chính và thông tin phi biên giới, thúc đẩy trật tự thế giới mới “phi biên cương”, giới tinh hoa chính trị Mỹ định hình sáu công cụ cốt lõi. Trong đó, thị trường tự do, cốt yếu là tiền tệ tự do luân chuyển, theo chiều đối nhau, được xác định là công cụ đặc biệt tấn công, ngăn chặn sự tập trung quyền lực tài chính của Châu Âu và Châu Á, kể cả Nhật.

Mầm móng chiến tranh, khủng hoảng!

Việc Mỹ tái cấu trúc hậu trường và công cụ làm cho mầm mống khủng hoảng và chiến tranh kinh tế – chính trị thế giới lộ diện. Thế giới chia thành các khối kinh tế làm cho hình thái đối đầu không chỉ đơn thuần ở các chiều kích kinh tế, mà còn là đối đầu giữa các nền văn minh khác nhau trong cùng một không – thời gian, đó là:

  • Đối đầu giữa nền văn minh “phi biên giới” (toàn cầu hóa) và văn minh cấp độ khối, khu vực. Ở đây, Mỹ hậu thuẫn văn minh toàn cầu hóa. Đức, Nhật, Trung Quốc hậu thuẫn văn minh cấp độ khối, khu vực.
  • Đối đầu giữa nền văn minh toàn cầu hóa và văn hóa dân tộc, chủ yếu ở các quốc gia thuộc “thế giới thứ 3”.

Cuộc đối đầu trên, một mặt, tự nó đã là mầm móng của chiến tranh. Mặt khác, do nền văn minh toàn cầu hóa không thể phát triển và thống trị được thế giới nếu không hủy diệt được nền văn minh và văn hóa cấp độ khối, khu vực (có biên giới).

Đặc biệt, văn minh toàn cầu hóa khác biệt hệ thống văn minh còn lại ở chỗ tự nó không sản xuất, mà là nền văn minh “tầm gửi” quy mô lớn. Cuộc sống của nó, một mặt, dựa vào việc hút và cướp lợi nhuận khổng lồ trực tiếp từ các bộ phận thực hiện sản xuất. Nhưng mặt khác, nó có khả năng hủy diệt bộ phận đó trong chớp mắt. Hệ thống văn minh toàn cầu hóa đem lại sự giàu có cho một số ít các tập đoàn tư bản tầm cỡ quốc tế ở Mỹ. Song, đồng thời đem lại sự khốn cùng cho đại đa số con người, kể cả nền văn minh cấp độ khu vực, quốc gia – nơi nào gắn mình vào nền văn minh đó.

Ai sẽ được lợi, ai sẽ mất quyền lợi trong làn sóng văn minh thứ ba, văn minh toàn cầu hóa?

Ai chỉ ra rằng tất cả các kỹ thuật được trích dẫn để đưa các quốc gia Châu Á tiến về nền văn minh toàn cầu hóa đều nằm trong tay các tập đoàn tư bản Mỹ?

Một điều hiển nhiên, được lợi trong việc mở cửa thị trường tự do là các tập đoàn tư bản Mỹ, vì các tập đoàn này có khả năng điều chỉnh nền tảng của nó hướng về cuộc cách mạng thông tin – văn hóa một cách nhanh chóng nhất.

Và, điều quan trọng nhất, vốn tư bản Mỹ (vốn Do Thái) nằm trong các tập đoàn có kỹ năng siêu việt về tài chính – tiền tệ, là những tập đoàn có thuật lái tiền siêu hạng. Trong thời đại tài chính tiền tệ “phi biên giới”, để tìm kiếm lợi nhuận mới, những tập đoàn lái tiền, bằng lực lượng tình báo tinh nhuệ, sử dụng nhiều thủ pháp tấn công thiết chế tài chính – ngân hàng của các nước. Dưới đây là một trong nhiều thủ pháp đặc hiệu của thuật lái tiền – L/C trả chậm.

Lịch sử thế giới hiện đại

You may also like

Leave a Comment