Làm bảo hiểm thất nghiệp ở đâu? Hướng dẫn từ A đến Z thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp

by admin
lam-bao-hiem-that-nghiep-o-dau?-huong-dan-tu-a-den-z-thu-tuc-lam-bao-hiem-that-nghiep

Làm bảo hiểm thất nghiệp ở đâu? Đi làm bảo hiểm thất nghiệp cần mang những giấy tờ gì? Có thể nộp bảo hiểm thất nghiệp online không?

Để có thêm thu nhập trang trải cho cuộc sống trong thời gian bạn thất nghiệp chưa tìm được việc làm mới, người lao động từng tham gia bảo hiểm thất nghiệp có thể làm các thủ tục để nhận tiền trợ cấp thất nghiệp. Và để hưởng khoản trợ cấp này chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách làm bảo hiểm thất nghiệp ở đâu?

Làm bảo hiểm thất nghiệp ở đâu?Làm bảo hiểm thất nghiệp ở đâu?

Nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp ở đâu?

Theo khoản 1 Điều 46 Luật Việc làm quy định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau: “Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập”

Bên cạnh đó, Khoản 1 Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP cũng đã có những hướng dẫn về vấn đề này như sau: “ Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định tại Điều 16 của Nghị định này cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp”

Như vậy, nơi để bạn nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp được xác định là ở các trung tâm về dịch vụ làm việc. Người lao động có thể nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp của mình tại bất kỳ một trung tâm dịch vụ làm việc nào mà mình muốn nhận

Vì vậy, để thuận tiện cho quá trình hoàn thiện thủ tục nhận tiền trợ cấp  và làm các thủ tục về tìm kiếm việc làm, người lao động có thể tùy chọn các trung tâm dịch vụ nào thuận tiện tại nơi mình sống, hoặc nơi mình làm việc

Làm bảo hiểm thất nghiệp ở đâu? Làm bảo hiểm thất nghiệp ở đâu?

Đi làm bảo hiểm thất nghiệp cần mang những giấy tờ gì?

Đi làm bảo hiểm thất nghiệp, người lao động cần mang:

– Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp

– Giấy tờ chứng minh đã chấm dứt hợp đồng lao động: Quyết định sa thải, thôi việc, hợp đồng lao động hết hạn, thông báo chấm dứt hợp đồng lao động,..

Các giấy tờ này có thể là bản chính hoặc là bản sao nhưng phải được chứng thực và khi đi phải mang theo bản gốc đi để đối chiếu

– Bản chính sổ bảo hiểm xã hội

Bên cạnh đó, người lao động cần mang theo giấy tờ tùy thân là căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân  hoặc hộ chiếu đến trung tâm làm việc để xác thực thông tin

Đối với trường hợp không tự đi nộp hồ sơ mà nhờ người khác nộp hộ thì cần phải có giấy ủy quyền hợp pháp

Làm bảo hiểm thất nghiệp cần mang những giấy tờ gìLàm bảo hiểm thất nghiệp cần mang những giấy tờ gì

Thời hạn nộp hồ sơ thất nghiệp là bao lâu?

Cũng theo khoản 1 Điều 46 Luật Việc làm năm 2013 đã trích dẫn ở trên, “03 tháng kể từ ngày người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc” chính là thời gian nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp

Trung tâm dịch vụ làm việc làm sẽ từ chối giải quyết và trả lại hồ sơ cho những người lao động trong trường hợp để quá thời hạn 3 tháng người lao động mới đi nộp hồ sơ

Tuy nhiên việc trả lại hồ sơ không đồng nghĩa với việc người lao động sẽ bị chấm dứt việc hưởng trợ cấp thất nghiệp với khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm trước đó. Khi đó, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động sẽ được giữ lại và sẽ chuyển sang cộng dồn cho các lần sau khi đáp ứng đủ điều kiện quy định

Vì vậy, để có thể nhanh chóng nhận tiền trợ cấp thất nghiệp, người lao động cần thu xếp công việc để hoàn thành và nộp hồ sơ cho trung tâm dịch vụ việc làm để không chậm so với khoảng thời gian 3 tháng trên

Thời hạn nộp bảo hiểm thất nghiệp là bao lâuThời hạn nộp bảo hiểm thất nghiệp là bao lâu

Nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp ở đâu tại Hà Nội?

Để có thể nhận được các khoản trợ cấp thất nghiệp người lao động cần nộp hồ sơ tới các địa chỉ Trung tâm việc làm do nhà nước thành lập. Ở Hà Nội có một số địa chỉ nộp bảo hiểm thất nghiệp

Theo như thông báo từ Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội có 07 điểm đăng ký bảo hiểm thất nghiệp phân theo các khu vực ở Hà Nội. Danh sách 7 địa điểm để người lao động có thể nộp bảo hiểm thất nghiệp tại Hà Nội:

– Điểm Yên Hòa – Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội

+ SĐT: 0243.7822.806 (máy lẻ 101, 411, 305, 306)

+ Địa chỉ: Số 215 Phố Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

– Điểm Hà Đông – Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội

+ SĐT: 0243.3829.082

+ Địa chỉ:  Số 144 đường Trần Phú, Q. Hà Đông, Hà Nội.

– Điểm Bách Khoa – Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội 

+ SĐT:  0243.8691.401 (máy lẻ 14, 27, 29)

+ Địa chỉ: Số E6B ngõ 33, Tạ Quang Bửu, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

–  Điểm Long Biên (mới) – Trung tâm GDNN&GDTX Quận Long Biên

+ SĐT: 0243.216.1469

+ Địa chỉ: Ngõ 161, phố Hoa Lâm, Phường Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội.

– Điểm Sóc Sơn (mới) – Trung tâm giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên huyện Sóc Sơn

+ SĐT: 0242.2468.928

+ Địa chỉ: Thôn Miếu Thờ, xã Tiên Dược, Sóc Sơn, Hà Nội

–  Điểm Đông Anh – Trường Trung cấp kinh tế kỹ thuật Bắc Thăng Long

+ SĐT: (024)3.955.5248

(024)6.663.8148

+ Địa chỉ: Thôn Bầu, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội.

Làm bảo hiểm thất nghiệp ở đâu

+ SĐT: (024)3.222.2735

(024)2.246.8928

+ Địa chỉ: ĐT419. thị trấn Liên Quan, Thạch Thất, thị xã Sơn Tây, Hà Nội

Hướng dẫn nộp bảo hiểm thất nghiệp online

Hướng dẫn nộp bảo hiểm thất nghiệp onlineHướng dẫn nộp bảo hiểm thất nghiệp online

– Bước 1: Người lao động có thể truy cập vào Cổng Dịch vụ công Quốc gia:  https://dichvucong.gov.vn/

– Bước 2: Tại ô tìm kiếm gõ “ Giải quyết trợ cấp thất nghiệp” tiếp theo ấn tìm kiếm

– Bước 3: Chọn Danh sách dịch vụ công phù hợp và ấn Nộp trực tuyến

– Bước 4: Tiếp đó bạn ấn Đăng nhập và chọn phần Tài khoản được cấp bởi Dịch vụ Công quốc gia

– Bước 5: Nhập tài khoản đăng nhập của bạn sau đó nhập mã xác thực được gửi về số điện thoại ( Nếu chưa có tài khoản bạn cần đăng ký tài khoản trước)

– Bước 6: Sau khi đăng nhập thành công màn hình sẽ hiện thông tin của người lao động, nhập đầy đủ và chính xác các thông tin mà họ yêu cầu

– Bước 7: Chọn nơi đề nghị nhận trợ cấp thất nghiệp

– Bước 8: Chọn tài liệu đính kèm

– Bước 9: Chọn nơi tiếp nhận hồ sơ. Chọn tỉnh, thành phố→ Trung tâm làm việc

– Bước 10: Nộp hồ sơ

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi để giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về việc làm bảo hiểm thất nghiệp và giải đáp thắc mắc cho mọi người về việc làm bảo hiểm thất nghiệp ở đâu. Mong rằng những chia sẻ của chúng tôi sẽ giải quyết được vấn đề của các bạn.

You may also like

Leave a Comment