Làm cách nào để giới thiệu bản thân trong các cuộc phỏng vấn khi bạn là sinh viên?

by admin
#JobInterviews

Làm cách nào để giới thiệu bản thân trong các cuộc phỏng vấn khi bạn là sinh viên?
A: Saud Usmani, thực hiện các cuộc phỏng vấn cho hơn 1000 sinh viên.

GIỚI THIỆU BẢN THÂN DẪN TỚI THÀNH CÔNG: NGHỆ THUẬT VỀ GIỚI THIỆU BẢN THÂN
Những cuộc phỏng vấn là 1 phần không thể thiếu trong sự nghiệp của mỗi người, và càng đặc biệt nếu như bạn đang trong độ tuổi 20 thì các cuộc phỏng vấn sẽ luôn có mặt hàng chục năm tới trong cuộc sống của bạn
Nhưng, khi bạn có 1 cuộc phỏng vấn và phải giới thiệu về bản thân mình, hãy cùng nhìn qua những lỗi thông thường nhất và làm thế nào để chúng ta chuẩn bị và thể hiện phần giới thiệu giúp chúng ta có 1 lợi thế hơn những người khác.
———————————————————————————–
Trong chúng ta đều có 1 phần nào đó của sự hướng nội, thậm chí những người mà tự tin liệt kê họ vào hàng ngũ những người hướng ngoại. Và nếu như bạn không tin điều này, hãy chờ cho đến khi bạn đi phỏng vấn đầu tiên( hoặc lần tiếp theo). Những cuộc phỏng vấn với mục đích nhằm tác động qua lại cảm xúc, khiến cho chúng ta yếu đuối hơn. Và khi bạn thích hoặc ghét chúng, các cuộc phỏng vấn là một phần không thể thiếu trong sự nghiệp của mỗi người, và đặc biệt hơn khi bạn trong độ tuổi đôi mươi thì nó sẽ luôn xunh quanh cuộc đời trong những năm dài sắm tới.
Thể hiện 1 phần phỏng vấn tốt chiếm rất nhiều sự cố gắng, luyện tập và chiến lược đúng đắn. Tuy nhiên có một số yếu tố vẫn giữ nguyên trong hầu hết các cuộc phỏng vấn (nếu không phải tất cả), và những thứ đó cần được chuẩn bị trước khi bắt đầu 1 cuộc phỏng vấn. Một trong những số đó là phần “Giới thiệu”. Hầu hết tất cả các cuộc phỏng vấn đều bắt đầu với người phỏng vấn yêu cầu các ứng cử viên để giới thiệu mình. Và vì chúng ta đều đã biết điều này nên chuẩn bị một lời giới thiệu hay về chính mình sẽ tuyệt vời hơn chứ nhỉ?
Từ kinh nghiệm của chúng tôi về việc phỏng vấn hàng trăm người khao khát việc làm (trong khuôn viên trường), chúng tôi mang đến cho bạn những gì chúng tôi cảm thấy có thể làm cho phần “Giới thiệu” thông minh hơn, độc đáo và xứng đáng chọn lựa. Những mẹo này có thể phù hợp với tất cả mọi người, nhưng thích hợp hơn cả cho những bạn sinh viên – cảm thấy khó khăn khi phải giới thiệu bản thân họ, không giống như những người đã có kinh nghiệm chỉ đơn giản điền vào phần giới thiệu với các chi tiết liên quan đến kinh nghiệm công việc của họ.
NẾU PHỎNG VẤN LÀ 1 TRẬN ĐẤU CRIKET, PHẦN GIỚI THIỆU SẼ LÀ 1 PHA ĂN ĐIỂM TRỰC TIẾP
Chúng tôi nói như vậy bởi vì giới thiệu là một phần mà bạn dễ ghi điểm nhất mà lại không mất gì nhiều! Không có câu trả lời đúng hay sai cho phần giới thiệu, vì vậy không có người phỏng vấn nào có thể trừ điểm của bạn cho phần giới thiệu mà họ không thích. Khi cờ đến tay, chỉ có kẻ ngu mới không phất cờ. Tương tự như vậy, đây là nơi bạn có cơ hội nổi bật so với các ứng viên khác, gây ấn tượng với người phỏng vấn trong giai đoạn đầu và có được lợi thế trong lựa chọn ứng viên cuối cùng
PHỎNG VẤN KHÔNG PHẢI LÀ 1 PHIÊN BẢN NÓI CỦA CV!
Sai lầm phổ biến nhất mà các ứng cử viên khi tự giới thiệu bản thân là họ lặp đi lặp lại chính xác những thứ giống như họ đã đề cập trong CV. Trong nhiều trường hợp, chúng tôi thậm chí nghe mọi người kể về trường đại học và điểm số của họ trong khi yêu cầu giới thiệu bản thân. “Tôi là X. Tôi là sinh viên của trường Y, năm thứ Z. Điểm trung bình tích lũy của tôi là 5.3. Tôi thích chơi cricket và đọc sách.” Tin hay không tùy bạn, nhưng đây là mẫu giới thiệu thường được sử dụng nhất mỗi khi chúng tôi phỏng vấn; và khi bạn có thể dễ dàng tạo ra, nó giống như một tin nhắn được thu âm lại. Đừng rơi vào cái bẫy này. Hãy tự hỏi mình một số câu hỏi cơ bản – “Tôi là ai?”, “Tôi là gì ?” “Điều gì đã hình thành lên con người tôi?” “Làm thế nào tôi khác với những người khác?” Câu hỏi như thế này sẽ giúp bạn đạt được một số điểm mà bạn có thể muốn sử dụng trong phần giới thiệu của bạn. “Tôi là X. Tôi sống ở vùng nông thôn và gia đình tôi làm nông là chủ yếu. Tôi đã tìm thấy lối đi của riêng mình thông qua việc thiếu cơ sở hạ tầng, không có môi trường học thuật và hỗ trợ kinh tế yếu kém để tiếp cận cho trường Y của tôi… ” Wow, không phải là kiểu giới thiệu này sẽ ngầu hơn phiên bản trước sao?
KHÁC BIỆT VÀ DUY NHẤT
Hầu hết trong các cuộc phỏng vấn, bạn sẽ là 1 trong số nhiều ứng viên. Và bạn sẽ muốn người phỏng vấn nhớ đến bạn ngay sau khi họ đã phỏng vấn xong tất cả các ứng cử viên khác. Do đó, phần giới thiệu là cơ hội để họ nhớ đến bạn hơn. Tìm những thứ khiến bạn đặc biệt và đưa nó vào phần giới thiệu. Hãy nhớ rằng chúng tôi không ngồi đây để nghe những thứ giả tạo đâu, do đó sự chân thật và trung thực là thứ tốt nhất trong các cuộc phỏng vấn. Những yếu tố đặc biệt như chúng tôi đã đề cập, như 1 số tài năng, nơi bạn đến, gia đình bạn thuộc tầng lớp nào, thói quen mà bạn hay làm, sở thích vui nhộn đặc trưng con người bạn hoặc châm ngôn sống mà bạn theo đuổi. Còn nếu như chẳng có yếu tố độc đáo mà bạn đáng để kể, hãy thử nghĩ lại nào. Nếu bạn vẫn nghĩ như vậy, hãy tiếp tục và đề cập đến những thứ như “ Tôi được truyền cảm hứng bởi…”, “Sức mạnh lớn nhất của tôi là…” “Ước mơ của tôi là… ..” và có hàng ngàn câu hỏi để bạn có thể tự hỏi bản thân nhằm giới thiệu với người khác. Nhưng hãy nhớ, những thứ bạn kể giúp cho người phỏng vấn sẽ hỏi nhiều câu hỏi hơn, vì vậy hãy chắc rằng bạn đã làm những gì bạn nói trong cuộc phỏng vấn.
CHỈ NÊN KỂ CHUNG CHUNG TRONG PHẦN MỞ ĐẦU VÀ DÀNH NHỮNG ĐIỀU TINH TÚY SAU CÙNG
Khi nói về điều này, chúng tôi muốn đề cập phần giới thiệu nên bao gồm các câu mang xu hướng chung được tìm thấy từ những chi tiết nhỏ, tốt hơn nhiều so với các chi tiết nhỏ ấy xuất hiện ngay trong phần mở đầu. Chẳng hạn như X muốn đề cập đến việc anh ấy là học sinh giỏi ở trường cấp 2, rồi lên cấp 3 và giờ tiếp tục là top 10 sinh viên ở trường đại học, anh ấy nên nói ngắn gọn như “ Tôi luôn đạt thành tích cao trong việc học tập từ khi bắt đầu ngồi trên ghế nhà trường cho đến sau này”. Nó không chỉ cho thấy con người trưởng thành của X mà còn giúp anh ấy tiết kiệm được nhiều thời gian trong phần giới thiệu để nói nhiều điều khác hơn.
SỬ DỤNG PHẦN GIỚI THIỆU CỦA BẠN ĐỂ DẪN DẮT CUỘC PHỎNG VẤN.
Những cuộc phỏng vấn không có 1 cấu trúc nhất định – nghĩa là những người phỏng vấn không được chuẩn bị 1 list các câu hỏi để hỏi bạn. Điểm kết thúc câu trả lời trước đó của bạn sẽ dẫn tới câu hỏi tiếp theo. Trong những trường hợp như vậy, đây là cơ hội tốt để dẫn dắt họ hỏi bạn những điều bạn muốn họ hỏi. Ví dụ, X rất tự tin về một chủ đề cụ thể (về nhiệt động lực học) hoặc X muốn người phỏng vấn thảo luận về phát minh robot của mình, X nên sắp xếp phần giới thiệu của mình theo cách kết thúc câu trả lời bằng việc đề cập đến sự lựa chọn của mình. Ví dụ: “Vật lý luôn hấp dẫn tôi và tôi đặc biệt bị cuốn hút bởi toàn bộ khái niệm Nhiệt động lực học.” Hoặc “… trong số những thứ mà tôi đã học được hoặc đạt được trong trường đại học, một điều luôn trong tim của tôi là Line Following Robot (trans: Robot dò đường theo vạch) mà tôi vừa mới xây dựng với bạn bè của mình ”. Nếu đây là cách kết thúc phần giới thiệu của X, nhiều khả năng là câu hỏi tiếp theo ngay lập tức là về Nhiệt động lực học hoặc Line Following Robot, giống như X muốn.
KHÔNG QUÁ NGẮN CŨNG KHÔNG QUÁ DÀI
Với tất cả những lời khuyên trên, chỉ cần nhớ soạn và chuẩn bị phần giới thiệu của bạn kỹ lưỡng trước lần phỏng vấn tiếp theo. Và đảm bảo rằng độ dài của phần giới thiệu cần phải thích hợp. Phần giới thiệu bao gồm 5-8 điểm độc đáo về bạn và kéo dài đến gần 1 đến 1,5 phút sẽ là hoàn hảo.
Không có cách nào tốt nhất để giới thiệu bản thân bạn. Cách tốt nhất là cách phù hợp với bạn nhất. Tuy nhiên, chúng tôi hy vọng với những mẹo này, bạn có thể có cơ hội tốt hơn để chuẩn bị giới thiệu phù hợp với bạn. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, vui lòng gửi chúng cho chúng tôi và chúng tôi rất muốn trả lời. Nếu bạn thích bài viết này và bạn cảm thấy nó có thể giúp những người bạn biết, đừng quên chia sẻ điều này trên phương tiện truyền thông xã hội của bạn. Và vâng, chúc may mắn cho các cuộc phỏng vấn của bạn!

You may also like

Leave a Comment