Làm sao để bớt “lạc trôi” và vô vọng: Hãy ngắm nhìn vũ trụ!

by admin

Nếu coi vũ trụ mới chỉ bắt đầu vào thời điểm này ngày hôm qua, thì con người có lẽ chỉ xuất hiện một giây trước mà thôi.

Nếu Trái Đất cũng là một con người, thì có lẽ nó khoảng 40 tuổi hoặc đã trải qua gần nửa cuộc đời mong đợi. Và như một giáo viên hóa học Keith Karraker đã đăng trên Twitter rằng “Tôi học được điều này từ khi lên sáu, và nó khiến tôi khá bối rối”.

Vì nếu xem xét theo quan điểm này thì có lẽ con người mới chỉ biết cách sử dụng các công cụ lao động trong vòng một tuần rưỡi trở lại đây, và lần đầu rời châu Phi đi chinh phục thế giới cách đây tám tiếng đồng hồ. Hoặc một ví dụ nổi tiếng hơn khi tưởng tượng rằng thế giới đã bắt đầu vào thời điểm này ngày hôm qua, thì con người chỉ xuất hiện một giây trước mà thôi.

Con người thường coi điều này giống như một lời cảnh báo: Đó, chúng ta mới chỉ ở đây trong một thời gian ngắn mà đã gần như phá hủy mọi thứ, như biến đổi khí hậu, tuyệt chủng hàng loạt, hay cái phẩy tay là có thể kích hoạt chiến tranh hạt nhân của tổng thống Mỹ. Nhưng gần đây tôi lại thấy quan điểm này lại an ủi chúng ta theo một cách khá kỳ quặc. Hãy nghĩ về nó như một liệu pháp trị liệu mang tên Thường Thôi: Khi gặp nhiều vấn đề vượt ngoài sức xử lý, phải chăng tốt hơn hết là nhắc nhở mình rằng những khó khăn đó, nếu nhìn từ lịch sử vũ trụ hàng tỷ tỷ năm, thì nó chẳng còn là gì nữa.

Liệu bạn có thấy suy nghĩ này an ủi thực sự hay không, thì theo tôi đó chỉ là vấn đề về tính cách cá nhân. Liệu bạn sẽ thấy sốc hay thấy thoải mái – như triết gia Bryan Magee giải thích trong cuốn sách gần đây của ông, Ultimate Questions, – rằng nếu bạn chia lịch sử ra thành những phần 100 năm, mỗi phần tương ứng với một đời người, thì chỉ cần 20 kiếp người là đã đưa bạn trở về với chúa Jesus? Và 21 kiếp thì bạn sẽ gặp được Julius Caesar? “Chỉ cần 10 kiếp thôi là đã đưa ta trở lại thời điểm trước khi người Norman chinh phạt nước Anh, và đến thời Phục hưng thì chỉ còn lại 6 kiếp”.

Rồi bạn đột nhiên nhận ra, lịch sử loài người trông có vẻ rất dài vì thực chất ta so sánh nó với những gì ta trải nghiệm qua từng phút, từng tuần và từng năm. Nhưng tại sao ta lại so sánh như vậy? Hãy nhìn vào mọi thứ một cách khách quan hơn, và chúng ta sẽ bắt đầu thấy ngớ ngẩn vì đã chọn một khung quy chiếu “hạn hẹp” đến vậy. Như Magee đã nói thì chúng ta ám ảnh với từng khoảnh khắc nhỏ bé của mỗi người và cho rằng nó là tất cả…

Các nhà tâm lý học thường cho rằng những cảm giác vô vọng về bản thân thường rất khó chịu. Nhưng họ gần như luôn luôn ám chỉ cảm giác mình-thật-tầm-thường đó trong sự so sánh với những người khác: người nổi tiếng, những ông bố bà mè ghê gớm hay những người đứa bạn hoàn hảo. Nhưng nếu bạn nghĩ về sự tầm thường của mình trong vũ trụ bao la này, thì những so sánh nhỏ nhoi kia sẽ biến mất hẳn.

 

Vậy nên bạn không cần quá đau khổ về những quyết định quan trọng của cuộc đời, vì sau cùng chúng cũng chẳng phải là điều gì to tát lắm.

 

Bí quyết ở đây là tìm kiếm sự an ủi nhưng không biến mình thành một đứa hư vô. Xem xét thế giới một thoáng này như một lý do để quan tâm nhiều hơn đến con người và các sự việc, chứ không phải mặc kề đời. Dù sao đi chăng nữa, mọi thứ rồi cũng sẽ ổn thôi, và hi vọng là bạn cũng ổn. Ngay cả khi loài người không còn nữa thì “những gì tôi muốn nói là ….đừng lo lắng. Trái Đất vẫn còn rất nhiều tiềm năng kể cả khi chúng ta đã phá hủy nó” như những gì Karraker chia sẻ.

 Trạm Đọc 

Theo The Guardian

You may also like

Leave a Comment