Làm sao để cải thiện kĩ năng đọc hiểu?

by admin

Hello, tôi sống bằng nghề dạy đọc. Tuy chỉ dạy ở mức trung học cơ sở nhưng cũng chung một nền tảng. Sau đây là một số LPT”
Không dài dòng – bạn cần đọc chủ động. Khi đọc, não trải qua nhiều điều kì diệu lắm. Bạn thấy chữ, bạn đọc rồi nhận ra chúng, não dịch thành những “hình ảnh” bạn hiểu và nhận ra, não dùng những mối liên kết để hình thành ý nghĩa rồi tạo ra phản ứng cảm xúc (đa phần)
Đọc hiểu gồm vài thành phần cơ bản

  1. Hiển nhiên bạn cần có từ vựng nhưng đồng thời cũng cần tốc độ đọc đủ nhanh (từ trên phút) hoặc bạn sẽ chật vật đấy. Người đọc giỏi đọc cả câu, đọc từng phần chứ không đọc từng từ. Khi đọc từng từ một, não tạo liên kết từ không phải liên kết cụm. Đọc kiểu đấy thì khi đọc xong bạn sẽ kiểu: Clgt?. Tốc độ đọc tiêu chuẩn cho bậc đại học nên là 230 từ/phút để có thể hiểu rõ câu. Tip: Không tìm được phần mềm nào thì lấy thước hoặc mẩu giấy ra, vừa đọc vừa rê theo dòng chữ cho đến khi bạn đọc từng phần của câu thay vì đọc từng chữ.
  2. Từ vựng – Cần vốn từ vựng cơ bản để có thể hiểu. Đọc qua chương, phần trước. Xem từ nào đang được dạy trong bài và highlight (hoặc viết lại) những từ bạn không hiểu nghĩa, não không tạo được hình ảnh của từ đấy. Tra từ điển, liên kết với âm thanh, hình ảnh rồi đọc lại. Bài đọc sẽ trở nên dễ dàng hơn
  3. Metacognition (Siêu nhận thức) – Bạn cần phải nghĩ về điều bạn nghĩ lúc đọc bài. Đây là phương pháp tôi giúp học sinh cải thiện kỹ năng. Phương pháp này trông có vẻ vừa chậm vừa tốn sức nhưng sẽ giúp bạn đọc nhanh hơn rồi dần bạn sẽ thực hiện phương pháp này mà không cần nghĩ nhiều.
    3.1. Đọc trước: Đọc tiêu đề, tiêu đề phụ, chú thích của ảnh, từ in đậm, từ vựng, và những cái tên thường xuyên xuất hiện trong bài đọc. Đồng thời khoanh tròn, viết lại và tra cứu.
    3.2. Đọc: Tìm cách viết notes phù hợp. Với tôi thì Cornell notes hiệu quả và dễ biến đổi. Bạn có thể dùng web, vẽ doodle. Cái nào hợp não là được. Khi đọc, đặt câu hỏi. Hỏi tại sao tác giả viết vậy, liên quan gì đến mình, cả bài liên quan gì phần đó. Viết lại người, địa điểm, mối liên kết, câu hỏi, từ vựng, và quan điểm. Highlight màu mè, tròn vuông tuỳ thích.
    3.3. Review/Tóm tắt – Đọc xong thì tự viết tóm tắt. Cố liên kết được bài đọc này với 3 bài phần đọc trước/kiến thức bạn biết. Nghĩ ra 2 cách xem phần tóm tắt này có ích với phần đọc sau như nào.
    Nếu đang học, tự tạo câu hỏi cho người bạn tưởng tượng hoặc hco bản thân. Nghe rất cực nhọc. Nhưng cái này gần như là công thức dẫn bạn đến thành công. Muốn điểm 10, A, A+, phải hiểu 100% giáo trình,
    Nếu hơi dài hay khó hiểu thì xin lỗi nha. Tôi cố nhồi một đống kiến thức vào đây mà. PM để hỏi thêm nếu có thắc mắc
    Too long; didn’t read: Cách đọc chủ động

You may also like

Leave a Comment