Có nhiều yếu tố giúp phân biệt được răng sữa và răng vĩnh viễn:
Số lượng răng khác nhau:
Một đứa trẻ sẽ bắt đầu mọc răng vào khoảng từ 4-6 tháng tuổi và hoàn thành lúc 2 tuổi rưỡi. Số lượng răng tất cả có 20 chiếc răng sữa. Trong đó:
• 4 răng cửa giữa
• 4 răng cửa bên
• 4 răng nanh
• 8 răng cối
Từ 6 tuổi trẻ bắt đầu mọc răng vĩnh viễn để thay thế các răng sữa bị rụng. Trong khoảng 8 tuổi đến 12 tuổi, trên hàm mọc của trẻ sẽ mọc lẫn lộn răng sữa với răng trưởng thành như vậy nên chú ý đến kích thước của răng, toàn bộ các răng trưởng thành đều to hơn răng sữa. Đến khoảng 12 tuổi răng sữa của trẻ sẽ được thay hết, trẻ có 28 – 32 chiếc răng vĩnh viễn.
Hầu hết con người sẽ tiếp tục mọc răng khôn vào lúc 18 – 25 tuổi, hoặc sau đó nữa. Tuy nhiên một số người không mọc răng khôn.
Mối liên quan giữa răng sữa và răng vĩnh viễn
Thông thường các răng vĩnh viễn sẽ mọc ở ngay vị trí răng sữa bị rụng. Nguyên nhân là do áp lực của răng vĩnh viễn ở bên dưới, khi chân răng sữa sẽ bị tiêu dần, lung lay và rụng đi, nhường chỗ cho răng vĩnh viễn.
Tuy nhiên, nếu các răng vĩnh viễn ở vị trí quá xa so với răng sữa thì răng vĩnh viễn sẽ mọc lên mà không cần răng sữa đã rụng. Hoặc nếu răng sữa không bị rụng đi dù đã đến tuổi thay răng, thì răng vĩnh viễn mọc lệch, chèn lên do bị răng sữa chiếm chỗ.
Do đó răng sữa và răng vĩnh viễn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Sự tồn tại của răng sữa không chỉ đảm bảo chức năng ăn nhai, thẩm mỹ mà còn có vai trò quan trọng trong việc định hướng cho việc mọc răng vĩnh viễn của trẻ sau này.
Trong cuốn sách “Cẩm nang chăm sóc sức khỏe răng miệng trẻ em”, bác sĩ Nguyễn Quang Tiến tiết lột rất nhiều kiến thức, nghiên cứu thú vị liên quan đến răng miệng, chỉnh nha, niềng răng phù hợp cho cả trẻ nhỏ và người lớn cùng đọc.