Làm sao để từ bỏ những suy nghĩ ngăn cản bước tiến của bạn: Đắn đo quá lâu sẽ tước đi cơ hội làm quen với cô gái bạn thích

by admin

Hãy tưởng tượng bạn ra ngoài gặp bạn bè vào một buổi tối thứ sáu đẹp trời. Bạn tình cờ bắt gặp một cô gái dễ thương và thực lòng muốn làm quen với cô ấy. Tuy vậy, trước khi lấy hết dũng khí bắt chuyện với cô ấy, bạn lại vướng phải một loạt suy nghĩ trong đầu, ngăn cản bạn tiến về phía cô gái ấy.

Bạn bắt đầu nghĩ rằng:

“Cô ấy còn độc thân chứ?”

“Cô ấy sẽ cảm thấy mình hấp dẫn chứ?”

“Tôi phải bắt chuyện với cô ấy như thế nào để thành công?”

“Có thể cô ấy đã có bạn trai, cô ấy tuyệt vời như vậy, không thể còn độc thân được”.

“Có thể cô ấy vẫn chưa có người yêu và mình chỉ đang nghĩ quá lên thôi”.

“Tôi sẽ đợi ở đây cho đến khi nào cô ấy nhìn thấy”.

“Quên đi. Mình không thể tán được cô ấy đâu. Sao phải làm phiền cô ấy rồi bị từ chối chứ?”

Tại sao bạn lại dành quá nhiều thời gian đắn đo đến vậy để rồi cô ấy đã biến mất ngay trước mắt bạn và bạn đã bỏ lỡ một cơ hội thật tốt.

Những suy nghĩ trong đầu bạn dần biến thành niềm tin tự giới hạn bạn trước các cơ hội. Niềm tin ấy bảo vệ lòng tự trọng của bạn, giúp bạn tránh khỏi cảm xúc bị từ chối nhưng trái tim bạn lại không thể ngừng thất vọng trước sự chần chừ của bạn.

Chỉ khi bạn vượt qua được những niềm tin tự giới hạn bản thân mình thì bạn mới tạo ra được sự khác biệt và khi đó thành công mới gõ cửa nhà bạn. Bạn đã bao giờ thử cố gắng thách thức những rào cản đó chưa. Nếu bạn còn chưa biết phải bắt đầu từ đâu thì dưới đây là 12 bước bạn cần trải qua.

 

Bước 1: Hiểu về niềm tin

 

Niềm tin là thứ chúng ta cho là đúng, được tạo thành từ một chuỗi những suy nghĩ lặp lại. Nhưng điều đó chỉ đúng khi chúng ta tin rằng nó đúng chứ không phải những điều người khác cho là đúng.

Ở thời nhà thám hiểm vĩ đại Christopher Columbus sống, mọi người đều cho rằng, Trái đất phẳng. Tuy nhiên, Columbus lại đưa ra nhận định ngược lại hoàn toàn với suy nghĩ thông thường của thiên hạ. Theo ông, Trái đất có hình cầu. Đây chính là niềm tin của ông.

 

Bước 2: Tìm ra nguyên nhân của những niềm tin tự giới hạn bản thân

 

Chúng ta không thể tự mình tạo ra niềm tin tự giới hạn bản thân. Niềm tin tự giới hạn thường đến từ những thứ xảy đến với chúng ta. Để loại bỏ những niềm tin này, chúng ta cần suy nghĩ thật kỹ và tìm ra những tác nhân bên ngoài đó là gì.

Chúng ta hãy cùng xem một ví dụ sau đây. Vào những năm 1970 và 1980, số lượng phụ nữ theo học ngành công nghệ máy tính tăng nhanh hơn nam giới. Tuy nhiên, đến năm 1984, mọi việc đã thay đổi hoàn toàn khi số lượng nữ theo học ngành này giảm dần. Nhiều người cho rằng, cách quảng bá máy tính của Apple đã đem đến sự thay đổi này. Đoạn phim quảng cáo cho thấy, dường như máy tính chỉ dùng để xử lý văn bản và chơi game. Vì thế, suy nghĩ máy tính được sản xuất là dành cho con trai được lặp đi lặp lại nhiều lần và dần trở thành một niềm tin khiến các cô gái nghĩ rằng, máy tính không phải là ngành học phù hợp với họ.

 

Bước 3: Thách thức những niềm tin giới hạn của bạn

 

Bạn có thể thử 3 phương pháp sau: đóng kịch, viết chúng ra và duy trì suy nghĩ của bạn.

Nghệ thuật kiên trì

 (3 lượt)

Phương pháp 1: Đóng kịch

Tác giả Hung Pham đã kể với độc giả về chính trải nghiệm của ông trong một lần ông phải đứng phát biểu khai mạc trước 200 người tại một hội thảo về việc làm thế nào để xây dựng văn hoá tốt hơn ở công sở. Dù có dành hàng giờ luyện tập, ông luôn cảm thấy như vậy vẫn là đủ. Do vậy, trước khi lên sân khấu, ông đã nhắm mắt, hít thở thật sâu, quên đi bản thân mình và nghĩ mình là một diễn viên dày dặn kinh nghiệm, đầy tự tin và lối cuốn. Ông đã khiến cả hội trường không thể rời sự tập trung của họ trước những cử động tay chân đầy tự tin và điệu bộ như Tony Robbins của ông.

Phương pháp 2: Viết chúng ra

Bất cứ khi nào bạn cảm thấy thất vọng vì những niềm tin giới hạn bản thân, bạn hãy lấy một tờ giấy và viết ra những lý do vì sao những niềm tin này là sai.

Nếu bạn đang cảm thấy khó khăn trong việc tìm kiếm người bạn đời và luôn mang suy nghĩ rằng, mình không có gì đặc biệt nên chẳng xứng với anh chàng nào cả thì bạn có thể viết ra giấy tất cả những phẩm chất khiến bạn cảm thấy tự hào về bản thân. Chẳng hạn như:

Tôi hài hước.

Tôi chung thuỷ.

Tôi là người tình cảm.

Tôi là người có trách nhiệm.

Tôi là người sâu sắc.

Tôi là người thông minh.

Sau khi hoàn thành danh sách, bạn hãy nhìn vào danh sách đó và tự hỏi bản thân như sau: “Bạn có muốn hẹn hò với người có những tính cách như vậy hay không?”.

Đến đây, bạn đã có câu trả lời rồi phải không nào. Khi nào nghi ngờ về bản thân, bạn hãy viết chúng ra giấy.

Phương pháp 3: Duy trì suy nghĩ của bạn

Dù niềm tin tự giới hạn bản thân bạn là gì, bạn hãy đối diện và thay đổi chúng.

Chẳng hạn như, nếu bạn nghĩ mình sợ hãi, bạn hãy bắt đầu tin rằng, mình không sợ hãi.

Nếu bạn nghĩ mình không có tố chất lãnh đạo, bạn hãy tin rằng mình đã sẵn sàng để trở thành một nhà lãnh đạo…

Mọi niềm tin cần được lặp đi lặp lại, để chúng in sâu trong tâm trí bạn, trở thành sự thật. Khi chúng trở thành sự thật, chúng sẽ tác động đến hành động và thái độ của bạn theo hướng tích cực.

Chặng đường phá bỏ những xiềng xích đang trói buộc những tiềm năng trong con người bạn cần tiếp tục đi theo những bước sau:

 

Bước 4: Tìm tiếng nói của chính bạn trong tâm trí nhiều hỗn loạn

 

Để tìm ra tiếng nói của mình, bạn hãy ngăn chặn tất cả những tác động khiến bạn xao nhãng. Tìm ra đâu là nhiệm vụ của bạn và lên kế hoạch thay đổi thế giới.

 

Bước 5: Khiến người chỉ trích trong bạn im lặng

 

Tất cả mọi người đều có một người chỉ trích trong tâm trí muốn chúng ta bị thất bại. Hãy thách thức người chỉ trích của bạn cho đến khi người đó không thể nói được gì nữa.

 

Bước 6: Gieo hạt giống thành công

 

Học những người thành công mà bạn muốn được như họ trên thế giới. Tìm ra những công việc và thói quen thường ngày của họ, và làm những điều tương tự trong cuộc sống của bạn.

 

Bước 7: Xây dựng thương hiệu cá nhân

 

Bắt đầu tạo lập trang cá nhân. Hãy bộc lộ bản thân ở đó và tự hào về nó. Tự hào về bản thân thậm chí khi bạn nghĩ rằng bạn không có quá nhiều thứ để thể hiện.

 

Bước 8: Xây dựng và phát triển mạng lưới quan hệ nghề nghiệp

 

Hãy chăm sóc những mối quan hệ của bạn như một khu vườn được chăm bón chu đáo. Bạn cần nuôi dưỡng chúng đến ngày thu hoạch và bạn có thể thu được lợi ích từ đó.

 

Bước 9: Học cách chấp nhận thất bại

 

Thất bại là một phần của cuộc sống. Khi bạn có thể chấp nhận nó, bạn có thể trở lại yên ngựa và lại tham gia cuộc đua một lần nữa.

 

Bước 10: Thử những điều mới hàng tháng

 

Thử những điều mới ít nhất là mỗi tháng để mở rộng phạm vi của bản thân. Bạn sẽ không biết khi nào một thứ sẽ xảy ra giúp bạn tiến lên một bước.

 

Bước 11: Sự lãnh đạo chọn bạn

 

Khi mọi người đến với bạn vì bạn truyền cảm hứng cho họ, hãy đón nhận nó và để bản thân trở thành một thủ lĩnh.

 

Bước 12: Đặt cược tất cả

 

Cam kết xây dựng một cuộc đời thành công trong một thời gian dài. Đừng để lại cho bản thân đường lui, hãy đặt cược tất cả.

 

Bước bổ sung: Nếu mọi thứ không ổn

 

Khi mọi thứ trở nên tồi tệ, hãy làm việc tốt cho người khác.

Trước khi kết thúc cuốn sách của mình, tác giả không quên kể với người đọc câu chuyện thành công của nhà sáng lập KFC, Colenel Sanders. Cha ông qua đời khi ông mới 5 tuổi. Ông quyết định bỏ học vào năm 16 tuổi. Đến năm 17 tuổi, ông bị đuổi việc tới bốn lần. Năm 18 tuổi, ông kết hôn và một năm sau, ông lên chức bố. Năm ông 20 tuổi, người vợ đã bỏ ông và mang theo đứa con gái của họ. Sau đó, ông muốn theo học ở trường luật nhưng đã bị từ chối và rồi trở thành nhân viên bán bảo hiểm nhưng lại thất bại. Sau cùng, ông làm đầu bếp và rửa bát tại một quán cà phê nhỏ và nghỉ hưu ở tuổi 65.

Ngày đầu tiên nghỉ hưu, ông nhận được khoản trợ cấp 105 USD và với số tiền này, ông không thể chi trả cho cuộc sống của mình. Từ đó, ông thấy bản thân như một sự thất bại, cuộc đời này chẳng còn ý nghĩa gì và đã nghĩ đến chuyện tự tử.

Ngồi dưới gốc cây, thay vì viết di chúc, ông đã ghi ra những điều mình đã thực hiện được trong suốt mấy chục năm qua. Cũng chính vào thời điểm đó, ông nhận ra mình có quá nhiều việc chưa làm và nấu ăn chính là thứ ông giỏi hơn hẳn những người khác.

Sau đó, ông đã vay 87 USD mua nguyên liệu và chiên một vài con gà theo công thức của riêng ông. Tiếp đó, ông gõ cửa từng nhà những người hàng xóm ở Kentucky để bán sản phẩm mình vừa hoàn thành.

Từ chỗ định tự kết liễu cuộc đời vì quá cùng quẫn ở tuổi 65, ông Colenel Sanders đã trở thành tỷ phú và xây dựng một đế chế cho riêng mình vào tuổi 88. Điều chúng ta có thể rút ra từ câu chuyện của ông Colenel Sanders chính là không bao giờ quá muộn để ước mơ và đạt đến thành công.

Để kết thúc bài viết, tôi xin trích dẫn lời nhắn nhủ chân thành của tác giả Hung Pham đến bạn đọc:

“Bạn đã phải chịu nhiều gian khổ trước đây và có thể bạn vẫn sẽ còn phải vượt qua nhiều khó khăn nữa để có thể gặt hái thành công. Nhưng khi mọi chuyện quá chông gai và bản thấy muốn từ bỏ. Hãy nhớ đến câu chuyện của ông chủ KFC và cách mà Colonel Sanders chưa từng được nếm hương vị của chiến thắng cho đến những năm 60 tuổi.

Hãy nhớ đến sự kiên trì, tính nhẫn nại và lòng dũng cảm của ông.

Hãy tiếp tục chiến đấu và tiến bước”.

Minh Phương

You may also like

Leave a Comment