Làm thế nào để ngừng hối tiếc về quá khứ?

by admin

Mỗi ngày tui đều nghĩ về những chuyện tồi tệ mình từng làm. Tui hối hận về tất cả mọi thứ, tui muốn biết làm cách nào để mình có thể điều khiển được nó. Có thể tui bị PTSD (Rối loạn căng thẳng sau sang chấn), tui không chắc nữa. Có ai có thể giúp được không?


Tui sẽ giả định rằng suy nghĩ của tui giống như hành khách trên xe buýt vậy – và tui là tài xế. Một số lên xuống và không gây ra vấn đề gì cả. Nhưng một số leo lên và khiến tui mất tập trung khi lái xe. Hãy bỏ qua những hành khách cư xử tệ hại đó nhé.

Bác sĩ trị liệu của tui cũng từng nói điều tương tự. Ảnh làm tài xế xe buýt trường học trong thời gian còn ở đại học và ảnh từng nói với tui: bạn là tài xế xe buýt của trường. Đôi khi có những đứa trẻ thực sự phiền phức và thô lỗ. Chúng có thể lên ngồi ở ghế trước và làm phiền bạn. Vậy nên, bạn được phép đá đít chúng ra phía sau. Chúng vẫn ở trên xe, nhưng không lên phía trước làm phiền bạn được nữa. Bạn mới là người đang lái xe, bạn có quyền quyết định.


Bắt đầu bằng việc chấp nhận rằng bạn không thể thay đổi quá khứ và cái việc hối tiếc về những sai lầm, mặc dù hữu ích ở một mức độ nào đó để dạy bạn không mắc lại những sai lầm tương tự, chúng sẽ không giúp ích gì cho bạn hoặc bất kỳ ai khác hơn mức đó.
Hãy chấp nhận rằng bạn cũng là con người và có khuyết điểm như bao người khác. Hãy vui với khả năng phát hiện ra sai lầm của bản thân và (hy vọng là) bạn học hỏi được từ chúng. Làm được từng đó là đã hơn rất nhiều người rồi đấy.


Quá khứ đã xa rồi. Nó chỉ còn có thể làm bạn đau buồn trong ký ức mà thôi.
Giống như bạn tự suy đoán, tui đã được chẩn đoán và điều trị chứng PTSD. Chúng ta không thể thoát khỏi quá khứ. Nhưng chúng ta có thể làm cho mỗi chuyến thăm của chúng ta trở lại quá khứ dễ chịu hơn. Quá khứ có 1 nhiệm vụ duy nhất: để dạy chúng ta những gì nên tránh trong tương lai. Nhưng có một giới hạn.
Nếu bạn thấy mình đang ngẫm nghĩ về quá khứ nhiều đến mức chủ động làm bản thân chán nản, bạn có thể nghĩ rằng “Quá khứ này đã kết thúc, nhưng nó vẫn sống trong ký ức của tui như ngày nó xảy ra và tui có thể sẽ không bao giờ thoát khỏi nó được”. Đây là sự thật. Bạn không thể thoát khỏi quá khứ.
Nhưng bạn có thể chào đón nó. Bạn có thể nói với nó “Tao biết rõ về mày, cũng như tao biết hiện tại của mình. Mày là một phần của tao cũng như bất kỳ thứ gì khác. Nhưng mày không còn là tao của hiện tại nữa. Mày là tao đấy. Nhưng mày chỉ là một bức vẽ của nhiều năm về trước, và hôm nay tao có quyền chọn cho mình một bức vẽ hoàn toàn mới”
Một nghệ sĩ có thể chiêm ngưỡng tác phẩm cũ của mình mà không cảm thấy chán nản với tác phẩm hiện tại. Anh ấy sẽ nhìn thấy nét vẽ của chính mình và có thể kết hợp những gì anh ấy thích vào những tác phẩm sau này mà không để điều đó lấn át hoàn toàn.
Bạn sẽ không thể thoát khỏi quá khứ. Nhưng bạn có thể chào đón nó. Bạn có thể học cách yêu nó và chính bạn nữa.


Tặng bồ 1 câu từ The Simpsons nè
“Con không thể tiếp tục tự trách mình. Tự trách mình một lần thôi và rồi bước tiếp”
Homer nói câu này với Lisa khi con bé làm sai điều gì đó và câu đó kẹt lại trong tui trong nhiều năm. Đôi khi tui hoài niệm về quá khứ, hoặc tui hối tiếc về những điều đã xảy ra… nhưng tui nhận ra rằng tui đã trải qua nỗi đau đó vào thời điểm đó và không ích gì khi cảm nhận lại tất cả lần nữa cả.
“Bạn đau khổ bởi những gì bạn cảm thấy, chứ không phải bởi những gì thực sự đang xảy ra với bạn” Nó đã xảy ra rồi, bạn đã trải qua nỗi đau rồi. Tại sao bạn phải chịu đựng nó lần nữa?


Tui nghĩ về nó như thế này – Bất cứ điều gì xảy ra trong quá khứ đã xảy ra. Đơn giản là không có cách nào khả thi để thay đổi nó nữa. Và chắc chắn sẽ có hậu quả đối với những hành động đó, chắc chắn rồi. Vậy nên, hãy chấp nhận quá khứ của bạn.
Tui chấp nhận sự thật rằng tui đã làm hỏng việc. Và hãy sẵn sàng đối mặt với hậu quả, thường là không được dễ chịu mấy đâu. Nhưng hey, tui đã từng phạm lỗi trong quá khứ và tui sẽ phải giải quyết hậu quả của nó, vì tui xứng đáng.
Nhưng chỉ thế thôi. Tui không nhất thiết phải để quá khứ len lỏi vào hiện tại của mình và làm hỏng hiện tại nữa. Theo tui, một trong những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa khắc kỷ là xác định những thứ bạn có thể kiểm soát và những thứ bạn không thể. Những hành động trong quá khứ của tui và phản ứng của mọi người đối với những hành động đó thuộc về những điều không thể kiểm soát được. Vì vậy, tui không băn khoăn về quá khứ quá nhiều.
Chỉ có những việc tui làm bây giờ hoặc sẽ làm trong tương lai nằm trong phần điều khiển được. Vậy nên, tui cố gắng học hỏi từ quá khứ của mình và cách tui làm hỏng việc, những người mà tui làm tổn thương, những mối quan hệ tui đã đánh mất. Và tui cố gắng đảm bảo rằng tui rút ra bài học từ đó và không lặp lại những sai lầm đó nữa.
Tui biết nói thì dễ hơn làm. Cố gắng vượt qua quá khứ của bạn chắc chắn không phải là điều dễ dàng và cảm giác tội lỗi đôi khi trở nên vô cùng nặng nề. Nhưng tui cố gắng làm theo những điều ở trên ngày này qua ngày khác và đối với tui nó giúp ích được rất nhiều. Hy vọng điều này sẽ giúp được bạn.
Nhớ rằng, hãy để quá khứ là quá khứ.


Những gì bạn đã làm trong quá khứ được thực hiện bởi con người của bạn lúc đó. Ngay cả khi lúc đó bạn đang lầm đường lạc lối, bạn cũng có lý do nào đó hoặc ít nhất là 1 sự thôi thúc để làm những điều đó.
Nhưng bạn bây giờ là ‘bạn’ của ngày hôm nay. Nghe cái cách bạn nói, có vẻ như ‘bạn hôm nay’ sẽ không làm những việc đó, và đó là 1 sự tiến bộ rõ ràng.
Quan điểm khắc kỷ là tìm ra những gì bạn có thể kiểm soát và không đổ 1 giọt mồ hôi nào về những thứ khác ngoài tầm kiểm soát của bạn
Nếu có bất kỳ cách nào bạn có thể sửa lại những điều bạn hối tiếc, thì đó có thể là một lựa chọn. Nếu có bất kỳ cách nào mà con người mới của bạn có thể bù đắp sai lầm bằng cách sử dụng những bài học bạn đã học được để giúp đỡ người khác, thì đó là một lựa chọn khác mà bạn có thể làm.
Nhưng bạn thực sự không thể thay đổi quá khứ, vậy nên hãy để con người mới của bạn phát triển và sống cuộc sống tốt nhất có thể với tư cách là một người khôn ngoan hơn


“Chúng ta thường xuyên bị sợ hãi hơn là bị tổn thương; và chúng ta đau khổ vì những gì trong tưởng tượng nhiều hơn là vì thực tế” – Seneca
Tất cả chúng ta đều có những điều hối tiếc, một số cái đáng xấu hổ hơn những cái khác khác. Thông qua chánh niệm, chấp nhận và tha thứ cho bản thân, bạn có thể vượt qua cảm giác hối hận, tội lỗi và xấu hổ. Hãy nhớ rằng những gì đã xảy ra trong quá khứ không thể thay đổi và những sai lầm đó không định nghĩa bạn là ai. Thực tế là cái việc chúng là những điều khiến bạn hối tiếc có nghĩa là về cơ bản bạn không phải là con người xấu xa mà bạn nghĩ. Thả lỏng cho bản thân mình ít 1 chút nha.


Bất kỳ ai, tất cả mọi người đều từng đưa ra cả quyết định tốt và xấu. Hãy cố gắng không đắm chìm trong những điều bạn làm sai. Hãy nhớ rằng bạn cũng từng có những quyết định đúng đắn và tích cực. Không ai luôn đưa ra được lựa chọn đúng đắn cả. Và sự lựa chọn đúng đắn của bạn không phải lúc nào cũng giống như của những người khác.
Điều quan trọng là bạn nhận ra, chấp nhận, học hỏi và thay đổi hành vi của bạn khi bạn sai. Để không còn lặp lại những việc làm sai trái, đó là điều bạn có thể kiểm soát. Xin lỗi vì những hành động sai trái có thể giúp xoa dịu những nỗi đau trong quá khứ, nhưng bạn cũng phải hiểu rằng họ không có nghĩa vụ phải tha thứ cho bạn.


Mọi người đang đưa ra những lời khuyên khắc kỷ thực sự tốt và chúng rất tuyệt.
Nhưng nếu bạn bị PTSD, chỉ chủ nghĩa khắc kỷ thôi là chưa đủ. Bạn bị chấn thương tâm lý và sẽ không thể chữa trị bằng cách “quan sát cảm xúc” được.
Những điều đó sẽ tốt cho những hối tiếc bình thường mà người thường có, còn bệnh nhân PTSD thực sự sống qua chấn thương của họ – vì não của họ hoạt động như thể nó đang trải qua chính xác điều đó một lần nữa.
Đi tìm sự giúp đỡ. Không chỉ là một bác sĩ trị liệu, mà hãy nói chuyện với một nhà tâm lý học. Bất kể bao nhiêu lời khuyên mà bạn nhận được hoặc đọc bao nhiêu sách self-help cũng không có tác dụng bằng một nửa so với một buổi gặp chuyên gia tâm lý.
Chúc may mắn nha.

You may also like

Leave a Comment