Làm thế nào để xoá bỏ thói quen đọc sách giữa chừng?

by admin

Bạn từng lên kế hoạch làm việc cho cả tuần, lên kế hoạch tài chính hoặc thậm chí lên kế hoạch cho các chuyến du lịch. Những kế hoạch đó giúp bạn tận dụng tối đa thời gian và sức lực. Tuy nhiên, đã bao giờ bạn nghĩ mình nên vạch ra một kế hoạch đọc sách hay chưa?

Ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu lý do vì sao chúng ta nên làm như vậy và cách tự tạo ra kế hoạch đọc cho chính mình nhé.

 

Kế hoạch đọc là gì?

 

Thay vì đọc lướt một cách ngẫu nhiên hết cuốn sách này đến cuốn sách khác, bạn nên có một danh sách liệt kê thứ tự các cuốn sách cần đọc. Dù đó là tên sách cụ thể (ví dụ như các tác phẩm của Dickens) hay đơn giản là một chủ đề rộng lớn nào đó (chẳng hạn như lịch sử Nội chiến Mỹ), một kế hoạch đọc sách sẽ là người chỉ đường cho các nỗ lực thẩm thấu kiến thức và giúp bạn thoát khỏi tình trạng trì trệ hoặc luôn chọn sai đường.

Đương nhiên, điều này không có nghĩa là bạn chỉ đọc những cuốn sách đó. Ở bất cứ thời điểm nào, bạn có thể đọc 2-4 cuốn sách, một trong các cuốn sách đó có thể nằm ở kế hoạch đọc mở rộng mà bạn đang theo đuổi. Nếu bạn thích nghiên cứu hết nội dung trong một cuốn sách nào đó rồi mới chuyển sang xem các cuốn sách khác thì việc đọc thêm một cuốn sách khác chỉ là tìm kiếm niềm vui mà thôi.

 

Lợi ích của việc lên kế hoạch đọc sách

 

Duy trì thói quen học tập suốt đời

Mọi người nên cố gắng duy trì thói quen này. Dù đã cầm trên tay nhiều bằng cấp thì bạn đừng vội chấm dứt việc học của mình. Đọc sách không chỉ là để giải trí mà xa hơn còn là để trau dồi hiểu biết cho bản thân và dành thời gian cho việc đọc sách có thể giúp bạn hiểu hơn những kiến thức bạn đã học hỏi được ở trường.

Duy trì thói quen đọc sách

Đọc sách không nên chỉ là để thư giãn. Mặc dù đó cũng là một tác dụng của việc đọc sách. Điều tôi muốn đề cập đến là có một kế hoạch đọc sách sẽ giúp bạn đưa việc đọc sách trở thành thói quen. Khi nhìn thấy một danh sách những cuốn sách cần phải giải quyết, bạn càng có động lực đọc một lúc 50 trang hoặc dành 30 phút mỗi ngày để lật giở từng trang sách. Một danh sách bao gồm nhiều cuốn sách hấp dẫn sẽ cổ vũ sự tập trung hoàn thành các nhiệm vụ đã được đặt ra, loại bỏ những cuốn sách không cần thiết và tìm ra các cuốn sách cần ưu tiên đọc trước nhất.

Bởi vì đọc sách là một phần công việc của tôi nên trước khi bắt tay vào các công việc khác, tôi cố gắng đọc 100 trang sách mỗi ngày.

Danh sách các cuốn sách cần đọc giúp tôi có động lực dậy sớm mỗi ngày và thực hiện theo đúng lịch trình trước khi phải đưa con đi học. Bởi vì tôi biết đây là mục tiêu của mình, tôi cũng biết tôi phải đọc 3.000 trang/tháng và thậm chí, đôi khi tôi còn lên lịch cho những cuốn sách cần phải đọc xong. Khi tôi nghiêm túc đọc sách, tôi sẽ thẩm thấu được những ý tưởng quý báu. Đó là điều thật đơn giản.

Giúp bạn hiểu trọn vẹn nội dung của những cuốn sách tưởng chừng như không bao giờ có thể hoàn thành

Nếu bạn ghét những gì mình đang đọc thì điều này sẽ khiến bạn không muốn đọc thêm bất cứ trang nào nữa. Đôi khi bạn sẽ cảm thấy một cuốn sách nào đó rất đáng đọc nhưng bạn lại không dành quá nhiều tình cảm cho nó.

Mỗi khi tình cờ thấy một cuốn sách nào đó, tôi đều muốn đọc nó. Và đôi khi những cuốn sách dù mang văn phong lôi cuốn, cốt truyện hấp dẫn thì việc đọc hết tác phẩm đó không phải lúc nào cũng là chuyện đơn giản. Đó là một hiện tượng kỳ lạ nhưng tôi dám chắc rằng bạn cũng từng có cảm giác như vậy. Gần đây nhất, tôi đã đọc tiểu thuyết Anna Karenina. Nhận xét khách quan, tôi có thể nói rằng, tác phẩm này thật tuyệt vời. Nhưng khi đọc đến một nửa cuốn sách, tôi lại không thể đọc hết phần còn lại. Có lẽ tôi cần nỗ lực nhiều hơn để có thể đọc hết những cuốn sách không cuốn hút mình ngay từ đầu. Tôi muốn đọc hết cuốn Anna Karenina nhưng nó lại không nằm trong kế hoạch của tôi. Vì thế, cuốn sách đó vẫn nằm nhỏ gọn trên giá sách.

Giờ đây, chúng ta hãy nhìn vào một cuốn sách “khó nhằn” nhưng ta phải vật lộn để đọc nó. Chẳng hạn như cuốn Washington: A Life by Ron Chernow. Ban đầu, tôi đã mua nó ở trường đại học và đọc được 1/3 cuốn sách trước khi chính thức bỏ cuộc. Cách đây sáu tháng, tôi lại thử cố gắng và buộc phải dừng lại khi đọc thêm được 50 trang. Tôi không hiểu nguyên nhân do đâu. Chernow là một nhà văn nổi tiếng và câu chuyện ông viết thật tuyệt vời. Nó chứa đựng quá nhiều thông tin mới đến nỗi trí óc tôi như bị vắt kiệt sau khi đọc hết mỗi trang sách. Chỉ tới khi tôi quyết tâm đọc hết một cuốn sách về từng vị tổng thống mỹ, cuối cùng tôi mới có thể ngồi đọc Washington: A Life by Ron Chernow vào mỗi sáng và hoàn thành việc đọc cuốn sách này chỉ trong vài tuần.

Làm cho “bánh xe đọc sách” trơn tru hơn

Dù bạn đang ở thư viện hay ở hiệu sách hoặc thậm chí mới nhìn lại giá sách của chính mình, bạn luôn cảm thấy bị choáng ngợp và không biết nên chọn cuốn sách nào để đọc trước. Bạn muốn đọc tất cả số sách đó.

Tuy nhiên bạn chỉ có thể chọn đọc một cuốn mà thôi và khi bạn đưa ra được quyết định của mình, bạn đã thoát khỏi sự bối rối trong tâm trí. “Sự nghịch lý trong việc lựa chọn” (càng nhiều sách, càng không biết nên chọn cuốn sách nào) có thể đang ngăn cản khả năng đưa ra quyết định hoặc hoàn thành một việc nào đó. Tuy nhiên, khi bạn làm việc theo một kế hoạch đã được định sẵn, bạn không phải đưa ra bất kỳ lựa chọn nào. Đơn giản, bạn chỉ cần chọn cuốn sách tiếp theo trong danh sách mà thôi. Sở hữu trong tay một kế hoạch đọc sách sẽ giúp bạn có thêm sức mạnh đẩy bánh xe “đọc sách” lăn nhanh hơn và khiến việc đọc sách của bạn diễn ra dễ dàng hơn.

Thành thạo ở một lĩnh vực nào đó

Đây có lẽ là phần tôi yêu thích nhất khi lập ra kế hoạch đọc sách. Vậy làm thế nào để bạn có thể đạt đến mức độ này? Chắc chắn để làm được như vậy, bạn cần đọc sâu vào một vấn đề nào đó. Dù động lực là nghề nghiệp hay là đam mê, việc lên kế hoạch đọc sách chắc chắn sẽ làm sâu sắc thêm hiểu biết của bạn.

Như đã đề cập ở trên, vào năm ngoái, khi nghiên cứu một bài báo, tôi dự định sẽ tìm các cuốn tiểu thuyết hay nhất của phương tây. Để thực hiện dự án này, tôi đã đọc 50 cuốn tiểu thuyết và giờ đây tôi cảm thấy tôi có thể nói về văn học phương Tây thành thạo như bất cứ chuyên gia nào trong lĩnh vực này. Trước khi làm việc ở trang Art of Manliness, tôi từng công tác tại một công ty dịch vụ IT “xanh”. Tôi không biết nhiều về lĩnh vực này, vì vậy, một trong những việc đầu tiên tôi làm là lọc ra một danh sách các cuốn sách tôi có thể tìm thấy trên trung tâm dữ liệu, sáng kiến IT…

Bạn không chỉ đọc sâu sắc vào lĩnh vực của mình mà bạn nên xem đó là niềm vui, sở thích. Nếu bạn là thợ săn, bạn hãy đọc về lịch sử các chuyến đi săn; đọc tiểu sử của các gã săn nổi tiếng; đọc hướng dẫn thực tế về môn thể thao săn; đọc mọi thứ về nghề săn mà bạn có trong tay.

Bạn hãy làm một danh sách và đánh giá độ sâu của kiến thức. Làm được như vậy, bạn đã là chuyên gia trong lĩnh vực đó.

Tuân thủ các ý tưởng trong kế hoạch đọc sách

Đây có lẽ là một thử thách và bạn cần cố gắng vượt qua. Bạn đừng chỉ chọn các cuốn sách từ danh mục những cuốn sách bán chạy nhất trên tờ The New York Times vì các cuốn tiểu thuyết bí ẩn và hồi ký của người nổi tiếng luôn nằm trong danh sách này. Đương nhiên, những cuốn sách đó luôn được coi trọng nhưng trong kế hoạch đọc sách, bạn nên đưa ra nhiều thử thách cho mình hơn. Nếu bạn muốn đọc sách kinh điển do James Patterson viết thì bạn hãy tìm những cuốn sách đó.

 

Gợi ý cách lên kế hoạch đọc sách

 

Dưới đây là một vài ý tưởng bạn dùng để lên kế hoạch đọc sách:

Tìm đến các cuốn sách vĩ đại

Bạn có thể tìm thấy rất nhiều con đường dẫn bạn đến với những cuốn sách vĩ đại nhất. Online Great Books là một chương trình trả phí nhưng nó lại cho phép bạn đọc và thảo luận với mọi người. Mortimer Adler có một danh sách dài ở mặt sau của cuốn sách kinh điển “How to read a book” (tạm dịch “Làm thế nào để đọc một cuốn sách”). Susan Wise Bauer cũng có một danh sách dễ tiếp cận hơn ở mặt sau của cuốn sách “The Well-Educated Mind” (tạm dịch là “Tâm trí được giáo dục tốt”).

Danh sách các tác giả đoạt giải

Lướt qua danh sách các giải thưởng, bạn sẽ thấy tên những tác giả từng được vinh danh với giải Pulitzer cho từng hạng mục, giải sách quốc gia Mỹ, giải thưởng Nobel văn học. Bạn hãy chọn đọc một trong những tác phẩm đó. Tôi tin rằng, bạn sẽ có rất nhiều lựa chọn.

Đọc toàn bộ sách kinh điển của một tác giả

Bạn yêu thích Hemingway, Steinbeck hay Dickens? Bạn có thể đọc lại toàn bộ những gì họ từng viết theo trật tự thời gian nếu bạn đủ dũng cảm.

Đọc theo danh mục lịch sử

Một số người thích các cuốn sách lịch sử và tiểu sử vì thế họ thường đào sâu nghiên cứu vấn đề này. Bạn có thể đọc tiểu sử của các tổng thống (hoặc nhà lãnh đạo của đất nước bạn sống). Người sáng lập trang bestpresidentialbios.com đã dành 5 năm làm như vậy. Bạn có thể tạo ra một danh sách các cuốn sách về tình hình Nội chiến Mỹ. Ở mỗi cuốn sách ấy, bạn có thể tìm thấy các quốc gia, khu vực bạn sống.

Số lượng các danh sách sách cần đọc ở trên mạng nhiều vô kể. Bạn hãy tìm một cuốn sách và cam kết đọc nó. Làm việc có kế hoạch sẽ giúp bạn tới được cái đích bạn mong muốn và điều đó cũng đúng trong việc đọc sách.

Trên đây là bài lý giải vì sao bạn cần một kế hoạch đọc sách của cây viết Jeremy Anderberg trên trang The Art of Manliness.

Theo The Art of Manliness

Minh Phương

You may also like

Leave a Comment