LGBTS

by admin

Thực thà mà nói rằng “LGBTQ+” không còn là một khái niệm xa lạ với chúng ta, những người thuộc thế hệ trẻ. Rõ ràng nước chúng ta là một nước Á Đông – vẫn còn mang rất nhiều định kiến và các hủ tục ảnh hưởng bởi thế hệ trước. Những khái niệm mới được du nhập, được đón nhận bởi cộng đồng nhưng nó cần một khoảng thời gian để thích nghi, để những người nhận ra được con người hay xu hướng tình dục thật sự của mình và đấu tranh vì sự tự do đó. Bằng vẻ đẹp của mình – bằng sự thành công của mình thì họ sẽ chứng minh được giới tính chỉ là con người mà họ muốn sống nhất và chẳng ảnh hưởng gì tới tài năng, tới những thứ mà họ đang làm.

Cộng đồng “LGBTQ+” Việt Nam cũng vậy, họ rất giỏi và đang cống hiến những thành tựu cho xã hội – đặc biệt là trong nền công nghiệp thời trang. Một mảng nghệ thuật có rất nhiều người đang là LGBTQ+ hoạt động. Nhưng oái ăm thay, vẫn có những con người – lợi dụng khái niệm “LGBTQ+” như là 1 điểm nhấn để xây dựng hình ảnh cho họ bằng những trò đùa lố lăng, những outfit phản cảm. Nhiều khi mình cũng chẳng biết là họ có phải là LGBTQ+ không nữa vì những hành vi của họ đang làm không khác gì “xoá bỏ” cái nhìn thiện cảm của xã hội và nỗ lực của bao người khác. Khi ai đó “va chạm” thì họ sẵn sàng “Xù lông” và lấy cái khái niệm đó ra để nói về sự tự do. Nhưng không ai nhớ rằng Việt Nam mới đang mở cửa và các khái niệm mới vẫn đang thâm nhập và cần thời gian để “Thẩm thấu”, ngay cả quốc tế – cộng đồng LGBTQ+ đã phải đấu tranh bền bỉ trong nhiều thập niên để có được sự công nhận như bây giờ. Một chặng đường dài còn đang chờ đón.

Lại nói về thời trang – hiện tại rất nhiều người đang là content creator với mảng fashion/thời trang. Và trong đó cũng không ít những người đang lợi dụng và mang tới những mảng kiến thức lệch lạc về thời trang nói riêng và cộng đồng LGBTQ+ nói chung. Họ xây dựng một kiểu thời trang “lố” để tạo ra tính tranh cãi và thu hút – nhận được nhiều ý kiến và lượt xem từ người sử dụng. Nhưng với bản thân mình thì mình chẳng quan tâm dù bạn là nam hay là nữ, bạn là LGBTQ+ gì – thời trang mặc lên người thì nó phải có những tiêu chuẩn nhất định. Cơ thể con người đó là một sản phẩm của tạo hoá và con người sáng tạo ra thời trang để giúp sản phẩm này trở nên đẹp hơn, mang tính nguyên bản nhiều hơn.

Quay trở lại sàn diễn thời trang – 2022 có rất nhiều thương hiệu thời trang mang những hương vị của các thập niên lên các sản phẩm của mình. Từ những chiếc quần Low-rise (quần xề đì), tới những chiếc quần Whale-tail với điểm G nóng bỏng, những chiếc áo crop-tops, những sản phẩm cut-out mang mang đậm âm hưởng thời trang của thời đại Y2K.. đây là những thứ mà khi nhắc tới chúng ta sẽ nghĩ tới nữ giới. Nhưng không, những sản phẩm trên cũng xuất hiện với hình ảnh của nam giới trên các sàn diễn thời trang. Các thương hiệu thời trang lớn như Gucci, Louis Vuitton, Dior, Versaces hay RickOwens…

Năm 2020 – 20 năm sau sự kiện Y2K thì với những tổn thất về con người, tinh thần thì cả thế giới đều hướng tới một sự tích cực và tự do nhất có thể – điều này cũng giống hệt sau năm 2020. Khi mà con người bỗng nhận ra cuộc sống thật ngắn ngủi, thật phụ thuộc vào những điều đang xoay quanh và có thể kết thúc bởi 1 sự kiện bất ngờ gì đấy. Sự tự do thể hiện bản thân, sống thật dẫn tới các trào lưu thời trang thoáng hơn – không rào cản nhiều hơn, gợi cảm hơn. Hai năm sau đại dịch thì “trở nên sexy” hơn trở thành xu hướng, điều này có thể thông qua các thương hiệu đang được yêu thích khoảng thời gian gần đây như là Mugler với các bộ bodysuit xuyên thấu khéo léo hay là Miu Miu với việc biến “Double-layer” với underwear và skirt/pants được mặc bởi nhiều người nổi tiếng và xuất hiện trên các kênh truyền thông. Song song, các nhà thiết kế và nhãn hàng thời trang cũng mong muốn mang tới sự mềm mại dành cho nam giới – tránh việc đi vào xây dựng một thời trang “Nam giới cổ điển độc hại” mà đa dạng hơn. Và tất nhiên, nó lại vô cùng gần gũi với cộng đồng LGBTQ+.

“Nam giới” để lộ nội y kiểu G-string hay Whale-tail, mặc váy hay đi highheels, mặc đồ xuyên thấu. Chuyện bình thường luôn, từ VTMNTS hay Rick Owens hay Maison Martin Margiela thì việc sử dụng những đôi giày cao gót, những nội y kiểu fetish với chất liệu da hoặc latex. Hay việc “Nam giới” sử dụng sản phẩm lộ nội y, đi những phụ kiện “quen thuộc” với nữ nhân như là vớ da, giày Mary Janes (Mình có bài viết rồi) cũng rất bình thường. Nhưng nó vẫn đảm bảo được tính thiết kế trong các looks và thể hiện được những nét đẹp cơ thể của một người “Đàn ông”. Khi yếu tố thiết kế, chất liệu và tinh thần được thể hiện ra rõ ràng. Nếu đã làm “quá”, làm “Over” lên thì nó phải đẹp, phải chỉnh chu chứ không phải cái cách “Độc -lạ -phá cách” mà nhiều người đang vin vào trong đây.

Mình không xét tới giới tính hay xu hướng tính dục cho người sử dụng thời trang. Nam, Nữ hay là cả LGBTQ+ – bản chất đều là con người, đều là 1 cơ thể riêng biệt và 1 cá tính nguyên bản. Việc sử dụng thời trang để thể hiện điều đó vẫn luôn nằm xung quanh về việc “Hiểu rõ bản thân mình tới đâu” “Cái gì phù hợp với mình nhất” và “Ứng dụng phù hợp” chứ không phải là khai thác và lợi dụng cái danh xưng “LGBTQ+” để làm trò quá lố mà làm xấu đi hình ảnh của những con người khác đang cố gắng mới tới một điều tốt đẹp để người khác công nhận.

You may also like

Leave a Comment