LỊCH SỬ NHỮNG Ý TƯỞNG TÔN GIÁO (10)

by admin

LỊCH SỬ NHỮNG Ý TƯỞNG TÔN GIÁO (10)

Các cự thạch, đền đài, trung tâm tế lễ: phương Tây, Địa Trung Hải, thung lũng Indus (tiếp theo)
Những thành phố đầu tiên của Ấn Độ
Có vẻ như nền văn minh Indus, với hai thành phố Harappa và Mohenjo-daro, đã phát triển đầy đủ vào khoảng năm 2500 trước công nguyên. Điều bất ngờ nhất trong cuộc khai quật đầu tiên là sự trì trệ và đồng nhất của nền văn minh Harappa. Không có gì thay đổi trong suốt hàng nghìn năm lịch sử. Sự đồng nhất và liên tục này chỉ có thể giải thích bằng giả định về một chế độ dựa trên thẩm quyền tôn giáo.
Gordon Childe coi công nghệ của Harappa ngang với Ai Cập và Lưỡng Hà. Tuy nhiên đại bộ phận các sản phẩm thiếu óc tưởng tượng, “gợi ý rằng người Harappa để mắt đến những thứ không thuộc thế giới này.”
Fairservis cho rằng tổ tiên của người Harappa là những người nông dân tiền Aryan. Dựa vào những bằng chứng khảo cổ như khu phức hợp Edith Shahr tại vùng Porali River ông cho rằng hai thành phố Harappa và Mohenjo-daro được xây dựng cho những nghi lễ thờ cúng. Giả thuyết này vẫn còn gây tranh cãi, nhưng chức năng tôn giáo của những “thành quách” này thì không có gì phải nghi ngờ. Nhưng điều này không gây hứng thú lắm với mục đích của chúng ta.
Điều cần chú ý lúc này là sự đa dạng về hình thái học của không gian thiêng và trung tâm thờ phụng.
Những khái niệm tôn giáo nguyên thủy và sự tương đồng trong đạo Hindu
Tôn giáo Harappa-tôn giáo của nền văn minh đô thị đầu tiên tại Ấn Độ-cũng quan trọng vì một lý do khác: mối quan hệ với đạo Hindu. Ví dụ như một lượng lớn những bức tượng nhỏ và những hình mẫu nhất định được khắc trên những con dấu cho thấy những giáo phái thờ Mẫu Thần. Sir John Marshall cũng đã nhận thấy một nhân vật ngồi trong tư thế yoga với dương vật dựng đứng bao quanh bởi thú hoang đại diện cho một Vị thần vĩ đại, có thể là nguyên mẫu của Siva. Fairservis gợi lên sự chú ý đến một lượng lớn các cảnh tôn thờ hay hiến tế miêu tả trên những con dấu. Con dấu nổi tiếng nhất có một nhân vật được hai người đồng hành bởi hai con rắn hổ đang quỳ xuống cầu khẩn. Những con dấu khác thì có một nhân vật cao quý làm bất động hai con hổ theo kiểu Gilgamesh, hay một vị thần có sừng với chân và đuôi bò như Enkidu của Lưỡng Hà, v.v.
Bên ngoài những ví dụ trên chúng ta có thể đề cập thêm “Đại Dục” (tắm lớn) tại Mohenjo-daro, thứ giống với bể tắm ở những ngôi đền Hindu hiện đại. Quá trình chuyển giao và hấp thụ di sản Harappa vào đạo Hindu không được biết một cách đầy đủ. Các học giả vẫn còn đang tranh luận về nguyên nhân gây ra sự suy thoái và cuối cùng là hủy hoại của hai thủ phủ. Các thảm họa lũ lụt được đưa ra, cũng như khô hạn, địa chấn và sự xâm lăng của người Aryan. Có khả năng sự suy thoái hây ra bởi nhiều nguyên nhân cùng lúc. Dù sao thì khoảng năm 1750 trước công nguyên, nền văn minh Indus đã hấp hối, người Ấn-Aryan chỉ thêm vào một đòn giáng cuối cùng. Cũng phải nói rõ rằng sự xâm lược của các bộ lạc Aryan diễn ra từ từ trong nhiều thế kỷ. Mặt khác ở phía Nam, một vùng trước đây là Saurashta, nền văn hóa có gốc gác từ Harappa tiếp tục phát triển sau cuộc tấn công của người Aryan.
Hai mươi năm trước chúng tôi đã có nhận xét rằng sự xụp đổ của nền văn minh đô thị này không phải là sự tuyệt diệt văn hóa, mà chỉ là sự thoái lui về dạng “nông thôn” phổ biến hơn. Rất lâu trước khi sự Aryan hóa của Punjab tổng hợp nên một thứ mà sau này trở thành đạo Hindu, thì chỉ có sự liên hệ từ rất sớm giữa những đại diện của văn hóa Indus với những kẻ chinh phục Ấn-Âu mới có thể giải thích được một lượng lớn những yếu tố Harappa trong đạo Hindu. Điều này có thể giải thích một thực tế lạ lùng hiển nhiên: những giáo phái thờ Nữ thần vĩ đại và Siva, dương vật và cây, tu khổ hạnh và yoga,…xuất hiện lần đầu ở Ấn Độ như là biểu hiện tôn giáo của nền văn minh đô thị cấp cao, trong khi ở thời trung và hiện đại Ấn Độ thì những yếu tố tôn giáo này lại mang đặc tính văn hóa “phổ thông”. Rất có khả năng toàn bộ các khái niệm tôn giáo Harappa (những thứ đối lập mạnh với Ấn-Âu) đã được bảo tồn, với sự thoái lui không thể tránh khỏi, giữa tầng lớp “phổ thông,” bên lề xã hội và nền văn minh của những người chủ mới nói tiếng Aryan.
Những tiến trình tương tự cũng được ghi nhận đâu đó, Crete, Hy Lạp, và cả vùng Aegean nơi mà văn hóa và tôn giáo Hy Lạp là kết quả của sự cộng sinh giữa nền tảng Địa Trung Hải và những kẻ chinh phục Ấn-Âu từ phương bắc.
(còn nữa)
—————————————–
Link các phần khác (ở cuối bài):
https://www.facebook.com/groups/NghienCuuLichSu/permalink/1180792385605396/

You may also like

Leave a Comment