Liệu rằng mắt người hoạt động với dòng thông tin liên tục để tạo ra hình ảnh mà chúng ta thấy hay có một dạng “tốc độ khung hình” nào đó không?

by admin

Mắt người bắt đầu nhận thấy bóng tối sau 16 mili giây, nhưng nhìn chung, người nhanh nhất đã được thử nghiệm để nhìn thấy một hình ảnh là ở tốc độ 220 khung hình/giây.

**Ngoài ra, rất nhiều quá trình xử lý giác quan xảy ra trước khi bạn nhận ra một hình ảnh một cách có ý thức. Bộ não của bạn luôn lấp đầy những khoảng trống, bỏ qua những thông tin không quan trọng và ghi nhận những thông tin quan trọng.
220 khung hình/giây được đo bằng cách lóe một hình ảnh trong phòng tối. Nếu đó là một chuỗi hình ảnh liên tiếp, người đó có thể sẽ không nhìn thấy nó.

Về cơ bản, “phần cứng” của mắt không phải là yếu tố hạn chế tốc độ cảm nhận. Khả năng nhận thức hình ảnh nhanh của chúng ta phụ thuộc vào cách bộ não xử lý thông tin cảm nhận.

Để so sánh rõ ràng hơn: “220 khung hình/giây” có nghĩa là hình ảnh tồn tại trong 1000/220 = 4,5 mili giây.
Một hình ảnh sáng lóe lên trong bóng tối sẽ được ghi nhận nhanh hơn nhiều so với điều ngược lại.


Nếu bạn chỉ đang đề cập đến mắt người thì câu trả lời là cả hai.
Khi một tế bào hình nón hoặc que (Cơ quan thụ cảm ánh sáng) bị kích thích bởi ánh sáng, bằng một phản ứng hóa học nó sẽ truyền tín hiệu qua tế bào thần kinh tới não. Tế bào hình nón hoặc que sau đó sẽ nghỉ ngơi một chút để phục hồi rồi tiếp tục bị kích thích. Quá trình này thiết lập một tốc độ cho mỗi tế bào truyền tín hiệu đi.
Mắt của bạn có khoảng 100 triệu tế bào hình que và khoảng 7 triệu tế bào hình nón, vậy nên với ánh sáng liên tục thì một số các tế bào sẽ hoạt động và số khác sẽ nghỉ ngơi. Đối với não bộ, việc này giống như một dòng chảy liên tục của những gói dữ liệu rời rạc tương tự với dòng chảy của những hạt cát rơi xuống trong chiếc đồng hồ.
Giờ đến phần tốc độ khung hình, thực sự đây là cách não bộ lý giải các tín hiệu đến từ mắt bạn. Chắc chắn não bạn sẽ nhận được tất cả các dữ liệu từ mắt nhưng nó chỉ xử lý một cách có chọn lọc những thay đổi trong dữ liệu. Nếu bạn đang lái xe, hẳn bạn sẽ không muốn não bộ liên tục nói với bạn rằng “BẦU TRỜI XANH TRÊN KIA KÌA, BẦU TRỜI XANH TRÊN KIA KÌA”, mà sẽ muốn biết liệu có chiếc xe nào khác trong tầm nhìn mà bạn cần để ý hay không. Các thay đổi lớn như đèn chớp máy ảnh hoặc lắc đầu trái phải khi nhìn cảnh vật có thể khiến não của bạn choáng ngợp và khiến bạn mất phương hướng.
Nhưng có một thay đổi lớn xuất hiện liên tục trong tầm nhìn của chúng ta khiến cho mọi thứ trở thành tối đen, đó chính là khi ta chớp mắt. May mắn là não bộ của ta khá thông minh, chúng bỏ qua việc thiếu tín hiệu từ mắt khi ta chớp mắt vậy nên ta chẳng bao giờ để ý thấy tầm nhìn của mình bị mi mắt che mất. Tương tự như khi bạn quay đầu, sẽ không có hiệu ứng hiệu ứng làm mờ lia nhanh như trong phim vì não biết rằng toàn bộ tầm nhìn của bạn sẽ thay đổi. Não bỏ qua rất nhiều dữ liệu trực quan khi đầu bạn di chuyển và sẽ chuẩn bị hiển thị cho bạn thông tin mới khi đầu bạn ngừng chuyển động. Nếu có bất kỳ sự ngắt kết nối nào giữa chuyển động bạn cảm thấy và chuyển động bạn nhìn thấy, não của bạn có thể cảm thấy bối rối và đây là nguyên nhân chính gây ra chứng say tàu xe.
Về tốc độ chúng ta có thể phát hiện những thay đổi thị giác nhỏ, bộ não cần phải xử lý chúng rất nhanh để phản hồi. Mọi người thường tham khảo bài kiểm tra của USAF để xác định tốc độ các phi công máy bay chiến đấu có thể phản ứng với những thay đổi trong tầm nhìn. Các phi công được đặt trong một căn phòng tối và sau đó hình ảnh của một chiếc máy được lóe lên trong một phần giây. Phi công máy bay chiến đấu có thể xác định máy bay khi hình ảnh lóe lên chỉ 1/220 giây. Tuy nhiên tôi không tìm được nghiên cứu khả tín nào cho việc này.
Điều này không có nghĩa là các phi công máy bay chiến đấu có thể nhìn ở tốc độ 220 khung hình/giây, và thấy phim ảnh tốc độ 24 khung hình/giây như là xem trình chiếu slide shows vậy. Nó chỉ có nghĩa là họ có thể phát hiện ra những thay đổi rất nhanh trong tầm nhìn, điều này là vô cùng quan trọng vì họ đang bay cực nhanh trên máy bay của mình.

You may also like

Leave a Comment