Liệu việc để con mình ăn đồ ở cửa hàng rồi mới tới thu ngân tính tiền có hợp pháp không?

by admin
Q: Liệu việc để con mình ăn đồ ở cửa hàng rồi mới tới thu ngân tính tiền có hợp pháp…

Liệu việc để con mình ăn đồ ở cửa hàng rồi mới tới thu ngân tính tiền có hợp pháp không? Tôi cảm thấy là đã từng chứng kiến mấy vụ đó rồi. Và bản thân tôi nghĩ là nó bất hợp pháp ấy.

Link Quora: https://qr.ae/pNAWwS
__________________________
A: Daniel Marie
Đây thực sự là một phạm trù mơ hồ cho mỗi vị khách mua sắm tại các cửa hàng ở Mỹ và chắc chắn ở nhiều nơi trên thế giới nữa. Nó còn là một chủ đề khiến người dẫn chương trình kênh NBC Today chia phe vào năm 2019 nữa cơ. Điều đầu tiên, nhiều cửa hàng đã dành ra những mẫu ăn thử miễn phí để dụ những khách mua sắm háu đói mua thêm sản phẩm. Còn ở trường hợp khác thì bạn có thể ăn phần đầu tiên và trả tiền cho phần thứ hai ở kha khá các quán ăn và nhà hàng đấy.
Theo nhiều luật liên bang và tiểu bang của Mỹ (và ở các nước khác có lẽ cũng có những đạo luật tương tự), một đứa trẻ hoặc người trưởng thành nếu ăn một vật phẩm mà người đó định trả tiền thì căn bản không phải là trộm cắp (shoplifting). Để cấu thành tội trộm cắp thì cần người gây án phải lấy đi một vật phẩm đang được bày bán, cộng với việc có ý định cướp đoạt nó khỏi chủ sở hữu hợp pháp mà không trả tiền. Rõ ràng điều này rất phức tạp. Rất nhiều đồ thực phẩm, như hàng nông sản hay số lượng lớn, cần cân khối lượng để tính đúng giá và vì vậy một khi bị ăn mất một miếng thì không thể trả tiền được (T/N: ý rằng ăn rồi không biết rõ đã ngốn khối lượng bao nhiêu mà định giá đền bù). Ngược lại, những mặt hàng như túi khoai tây chiên hay hộp kẹo được bán theo từng phần như vậy nên khách hàng có thể dễ dàng cho xem gói hàng rỗng ý rằng họ có trách nhiệm trả khoản tiền này. Ít ra, việc khách hàng ăn sản phẩm trước khi trả tiền có thể dấy lên nghi ngờ từ bảo vệ hay thậm chí là cả cơ quan chấp pháp.
Cho dù ba cái chuyện pháp lý ở vấn đề này nó phức tạp, thì việc ăn trước khi tính tiền thực sự thuộc về trách nhiệm chuẩn mực và xã hội đấy. Bất kể là việc phụ huynh để con trẻ ăn đồ gì đấy hay người lớn nhấm nháp thanh kẹo từ túi ngũ cốc, đây vẫn là hành động xem thường cửa hàng cũng như các khách hàng khác cùng mua sắm. Biên lợi nhuận (*) của cửa hàng tạp hóa thấp lắm, ở Mỹ thì chỉ có 2.2% à. Vậy nên có nghĩa là, cửa hàng chỉ tạo được 2.2$ thu nhập với mỗi 100$ doanh thu mà thôi! Nếu mỗi khách hàng cứ ăn trước dù chỉ 1 gói và kể cả với thiện chí sẽ trả tiền, thì vẫn sẽ có tỉ lệ nhỏ lỡ quên thanh toán hoặc ăn trúng đồ không thể tính tiền. Cuối cùng thì, biên lợi nhuận đã thấp lại càng thấp và cửa hàng buộc phải tăng giá hàng hóa lên.

T/N: Biên lợi nhuận (Profit margin): Đây là tỉ lệ được tính toán bằng cách lấy tổng thu nhập hoặc lãi ròng chia cho doanh thu. Chỉ số này cho biết mỗi đồng doanh thu thu về tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập. Biên lợi nhuận là một chỉ số rất hữu ích khi tiến hành so sánh các công ty trong cùng một ngành. Công ty nào có biên lợi nhuận cao hơn chứng tỏ công ty đó có lãi hơn và kiểm soát chi phí hiệu quả hơn so với đối thủ cạnh tranh của nó. (Nguồn: Saga.vn)

Làm việc ở cửa hàng tạp hóa nhiều năm rồi, tôi nhớ rõ nhiều vị phụ huynh đưa tôi mấy túi hay hộp rỗng để thanh toán lắm. Rõ ràng họ đang làm hết sức có thể với ý tốt mà. Tôi cũng nhớ về những lần khách hàng lén lút chôm miếng trái cây hay nắm kẹo nữa cơ. Điều này có thể khiến người ta gọi công an đến để ghi nhận một vụ trộm cắp đó. Mọi việc sẽ suôn sẻ chỉ cần cửa hàng biết phối hợp còn khách thì biết cân nhắc cái gì là tốt nhất cho mọi người và cùng nhau cộng tác. Câu chuyện tuyệt nhất tôi còn nhớ là mỗi sáng vào ngày cuối tuần, một khách hàng thường xuyên sẽ lại đến cửa hàng cùng bé con của họ đi dọc các gian hàng. Vị phụ huynh đấy sẽ để đứa bé đưa tôi cục kẹo và tôi sẽ nhập số tiền phải trả là 2 cents (~4600 vnd). Rồi đứa bé sẽ trao tôi đồng tiền mà ba mẹ bé đưa trước đó và tôi sẽ thối tiền thừa lại. Hãy nói về việc dạy con trẻ trách nhiệm, sự trung thực cũng những giá trị đạo đức khác ngay từ nhỏ!!

You may also like

Leave a Comment