LUẬN BÀN VỀ SỰ THA THỨ: THA THỨ CŨNG ĐỒNG NGHĨA TỰ GIẢI THOÁT MÌNH KHỎI NHỮNG RÀNG BUỘC TÂM LÝ

by admin

Một nhà báo thể thao nổi tiếng ở Boston mất cách đây không lâu. Đáng buồn là người bạn thân nhất của ông đã lánh mặt trong tang lễ. Trước khi nhà báo này qua đời, vì bất đồng ý kiến, hai người đã cãi vã và chia rẽ nhau. Giống như cỏ dại, niềm căm phẫn đâm chồi mọc rễ và phát triển rất nhanh. Chẳng bao lâu, tình bằng hữu ngày nào đã thành mối hận thù. Kết cục thật đáng tiếc: một người đã mất trước khi họ cùng tìm ra giải pháp để tha thứ và hàn gắn.

Một hành động dẫn đến oán giận sẽ giết chết nhiệt tình và niềm tin. Tình thân hữu biến thành lòng thù hận. Tất cả đều thất bại. Thật là buồn bã, sai lầm và lãng phí.

Nhà báo ấy và người bạn của ông có mất mát gì đâu để cùng nhau tìm được tiếng nói chung? Câu hỏi này luôn ám ảnh và giày vò tôi, để rồi tôi bắt đầu nghiên cứu và viết nên quyển sách này. Chúng ta mất gì khi làm lành với người đã từng có hiềm khích? Tha thứ sao mà khó khăn đến thế? Ngay cả khi chúng ta biết rằng mình có thể tha thứ, thế mà vẫn không thực hiện được.

Vậy thì, làm thế nào một người bình thường có thể thực hiện được sự tha thứ?

Tha thứ là phương thuốc chúng ta ít khi dùng tới. Một cuộc cãi vã rất có khả năng nhen nhóm lòng hận thù, mối thù hận sẽ nhanh chóng dẫn đến sự phân ly. Chúng ta phải chịu đau khổ một cách không cần thiết.

Thế nhưng, rất nhiều người trong chúng ta thà chịu mất đi một người bạn còn hơn là thử áp dụng phương cách tha thứ, đặc biệt khi tổn thương quá nặng nề và lâu dài. Có lẽ, bạn cũng rút ra được kết luận: Tha thứ cho tội ác là không thể thực hiện được, đặc biệt khi cuộc sống tốt đẹp của bạn bị người khác phá hủy.

Nhưng tha thứ chưa bao giờ là điều không thể thực hiện được. Nếu bạn cố gắng mở lòng mình, sống bao dung, cuộc đời sẽ dẫn dắt bạn đến một chân trời mới.

Tuy nhiên, chúng ta có khuynh hướng không bao giờ muốn tha thứ. Thế giới hiện đại lắm ganh đua, đầy hiềm khích này là nơi chúng ta bị uốn nắn để rồi đánh mất một phần tốt đẹp trong bản chất của mình. Sau cuộc xung đột, thay vì làm lành và hòa giải, chúng ta lại tìm cách bào chữa cho mình, luôn cho mình là đúng và đổ hết mọi sai trái, xấu xa cho đối phương, mặc cho cách đây vài ngày, thậm chí hàng chục năm trước, cả hai đã từng thân thiết, yêu thương nhau.

Con người vốn dĩ cố chấp, bướng bỉnh, luôn cho mình là đúng. Đối với phần đông chúng ta, cố biện hộ để giành phần thắng quan trọng hơn việc hòa giải. Chúng ta hao công, tổn sức để phỉ báng người khác, kể cả người mà ta từng quý trọng như người thân. Chúng ta được gì khi cố chấp như thế? Chắc chắn chẳng được gì.

Chúng ta được sinh ra và lớn lên để tha thứ. Khi ta còn nhỏ, không ai dạy ta tha thứ, thậm thứ chỉ là một trong những việc nên làm, mà chúng ta đã từng được khuyên răn. Chăng hạn: “…Con nên bỏ qua cho em con… Con nên tha lỗi cho bạn con… ”. Nhưng cũng vì không ai chỉ bảo ta cách tha thứ nên ta chỉ chờ nó xuất hiện như một phép lạ.

Nếu tha thứ vẫn là một điều quá đỗi khó khăn với bạn thì bài viết này hy vọng có thể giúp bạn mạnh mẽ hơn để đối diện với lòng can đảm của việc dám tha thứ.

You may also like

Leave a Comment