Nếu như thời nay các bạn trẻ thần tượng các rappers trẻ, những Youtubers, những Tiktokers thì thế hệ 8x, 9x – đặc biệt là các bạn nam. Thời trẻ trâu ai chẳng ước mong về một giấc mơ “Anh hùng trượng nghĩa” “Tung bay giang hồ”. Qua những thước phim nổi tiếng từ Âu đến Á như Trần Hạo Nam “Người trong giang hồ” (HongKong) đến God Father với diễn biến phức tạp trong đại gia tộc Corleone, hay Scarface – gã điên xuất hiện trên rất nhiều ấn phẩm thời trang vintage và Supreme cũng đã có.
Nhưng trở lại thực tế, các ông trùm Mafia (Tiêu biểu là Ý, Mexico và Yakuza Nhật Bản) là những con cá mập chính hiệu. Để sinh tồn trong thế giới ngầm và đứng lên từ những nơi “đen tối” nhất của xã hội – nơi Luật Đen (hay Luật rừng) quyết định, sinh mạng con người được tính bằng tiền – bằng chất kích thích, gái và các thương vụ trên địa bàn. Nơi mà không có sự thương hại, kẻ mạnh thì sống còn kẻ yếu thì phải bái bai thì mafia/tội phạm không phải là một thứ để chúng ta hay những người trẻ nên thái quá và thần tượng. Các bạn đã xem “Peaky Blinders” rồi chứ gì, thấy để tồn tại thì nhà Shelby làm đủ trò, đủ thủ đoạn, đủ nghề không. Điều này tượng tự với các series tội phạm đình đám như The Sopranos, Breaking Bad, The Irishman. Phim ảnh và đời thực là cực kì khác nhau.
Để nói rõ thêm về việc xây dựng hình ảnh các ông trùm và thời trang của họ thì phải quay trở lại thập niên 80s,90s. Trong các nền kinh tế suy thoái với sự đổ vỡ của hệ thống ngân hàng, chứng khoán lúc đó thì khoảng cách giai cấp càng tăng. Quá trình đào thải tăng mạnh và giá trị con người bị giảm xuống một cách rẻ mạt. Những con người bị hệ thống kinh tế và xã hội từ chối, đẩy xuống tận đáy trong sự thực dụng đã không còn lựa chọn đã đứng lên tạo ra một thứ “đen tối” từ nghĩa đen lẫn nghĩa bóng để khẳng định bản thân và tỏ ra thái độ với cuộc đời – với những người đã khinh thường họ. Dĩ nhiên, không phải ai cũng làm mafia được, ai cũng làm giang hồ được (Nếu phải so sánh với yangho 4.0 hiện nay). Kẻ phải tàn nhẫn, dã tâm và tính toán, máu lạnh mới lên chức ông trùm.
Tại sao mình lại nói như liên quan đến tư tưởng sống như vậy, vì nó ảnh hưởng mà cách các ông trùm mafia mặc đồ. Vốn dĩ xuất thân từ những nguồn gốc không được xã hội tôn trọng hoặc thấp, mafia boss khi xây dựng xong cả 1 tổ chức và có số có má chơi đồ xịn, xịn hết nấc. Vì sao? Vì để thể hiện bản thân mình là thuộc giới thượng lưu, là giàu sang, là bằng chứng của việc đã hết nghèo và vị trí trong xã hội cao. Ảnh hưởng tới phong cách các ông trùm là thời nào mặc thời đó, nam tính cổ điển và văn hóa của từng đất nước.
Mafia Ý thì quần áo thẳng thớm, những đôi boots/derby bằng da xịn xò, những bộ đồ được may bởi những người thợ tốt nhất tại Italy. Ở Anh thì là kiểu đàn ông cổ điển, bộ vest mang tên sự tinh tế của người đàn ông với các kiểu layer giữa gillet, tuxedo – kiểu giống Kingsman hay Peaky Blinders í. Ở Mĩ thì cứng hơn với kiểu typical classic của một chế độ tư bản kiểu mẫu , đen – trắng và caravat nổi bật phô trương. Còn Nhật Bản thì sao, lowkey bình thường như 1 gã công nhân viên chức nhưng để ý rằng, trên vạt áo vest mà có đính một huy hiệu thì phải coi chừng. Bên cạnh đó, để nhận diện rằng Yakuza Nhật đều có những hình xăm đặc trưng của từng băng đảng khác nhau.
Chicano cũng thế, Chicano không phải là phong cách ăn mặc mà nó là một từ miêu tả một cộng đồng những người Mexico sống tại Mỹ hoặc người Mỹ gốc Mexico – đó là văn hoá. Có những mảng tối trong cuộc sống của những người Mexico (Từ những cuộc di cư, phân biệt chủng tộc etc) và một mức thu nhập thấp trong môi trường phức tạp (Khá giống với những người Mĩ Phi). Cho nên phong cách mà họ ăn mặc là sự giao thoa giữa những văn hoá Mĩ, Mexico song song là những gì mà họ ăn mặc hàng ngày. Cuộc sống khó khăn nên họ thường chọn những sản phẩm rộng, bền bỉ và thường mang tính ứng dụng của workwear rất nhiều – sao cho giúp họ làm việc dễ dàng hơn.
Quay trở lại mafia là nhắc tới nam giới, nên cách mà các ông trùm mặc sẽ theo kiểu nam giới thời đó hay mặc. Đồ Âu, vest vủng, quần và giày. Chỉ là sẽ xịn hơn và chất lượng tốt hơn mà thôi. Chúng ta xem phim ngày nay thấy đẹp vì mindset “Satorial” và Typical classic ăn vào máu và thấy được sự nam tính của đàn ông nên hô hào chứ các bạn xem mấy hình ông trùm ở dưới xem thực tế như thế nào nhé. Nghệ thuật mà, phóng đại là chuyện bình thường.
Khi lên hình ảnh hay các bộ phim thì dĩ nhiên các nhân vật giang hồ thường được các đạo diễn cho lên một vẻ đẹp lãng tử với phong cách thời trang đẹp không kém để giảm bớt sự xấu xa của tội phạm và “nhân văn” hóa hình ảnh của các ông trùm. Các diễn viên cũng điển trai không kém nên cho người xem nhầm lẫm về thế giới thực tại đen tối và máu me của thế giới ngầm. Các kiểu cũ mà các bạn thần tượng hầu hết là mặc mob, suits, vest nên các bạn kêu đào sâu về thời trang của các ông trùm mình cũng biết đào như thế nào =)). Còn về zoot thì mình có bài rồi nhé.
Còn muốn trải nghiệm thời trang của Mafia thì mình khuyên các bạn nên xem các phim tài liệu hoặc chơi game bản Mafia Definitive Edition (Có trên Steam) và Yakuza all season để xem các anh dân chơi mặc gì nhé.