(Và cũng là một con người đứng sau hào quang của người khác)
Một nghề chưa được coi trọng tại đại chúng Việt Nam. Hẳn là vậy, nhắc tới make-up hay hair stylist và cả nail artist thì mọi người sẽ nghĩ tới chung cái từ trang điểm, tới những người “bôi bôi trát trát” nào phấn – nào son lên mặt người khác. Những thế hệ trước thường hay goi là (Mình xin phép xin lỗi nhưng đây là sự thực nhé) là “Con trang điểm” hay “Thằng trang điểm”. Chưa hết, nghề trang điểm trong mắt nhiều người (cả lớn, cả nhỏ, cả trẻ, cả già) vẫn chưa được công nhận đúng mực tại Việt Nam.
Hay bây giờ Fashion Stylist hay được ví von là “Vua của mọi nghề”, hay được các bạn trẻ xem là người mang tới vẻ đẹp cho người khác bằng thời trang. Là mong ước, là khát khao, là hi vọng với những hình ảnh sự kiện fancy mang tới cho người khác – nhưng đó chỉ là 1 mảng ghép lớn trong muôn vàn mảnh ghép khác để tạo ra một bức tranh đẹp đẽ. Làm đẹp cho người khác nó là nguyên cả 1 hệ thống bao gồm từ quần áo, tóc tai và phụ kiện – nó không đơn thuần chỉ đến từ một người.
Trong khi đó, việc trang điểm – làm đẹp hay rộng hơn như là make-up, hairstylist, nail technician (Manicurist) ở thị trường thời trang hiện tại đã nâng tầm lên 1 level mới. Một level mà chúng ta không còn gọi họ là “Con trang điểm” hay “Thằng trang điểm” nữa mà những con người mang trọng trách không hề nhỏ cho “mặt tiền” người mẫu, người nổi tiếng. Những nhân tố đó đã thành “Artist” – “Stylist” theo một hướng nghệ thuật hơn và ảnh hưởng nhiều hơn.
Các cụ luôn có câu “Cái răng, cái tóc là góc con người”, “Đừng nhìn mặt mà bắt hình dong” hay “Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn”. Những câu nói quen thuộc đó đã cho chúng ta thấy sự quan trọng như thế nào về “mặt tiền” của mỗi con người – đó chính là “Khuôn mặt”, là “Mái tóc”. Khuôn mặt cũng là nơi mà chúng ta thể hiện các trạng thái cảm xúc của con người (Hỉ, nộ, ái, ố) – khuôn mặt cũng là nơi mà con người thể hiện được thần thái, vibe. Vốn là một trong những yếu tố quan trọng để tạo sự khác biệt giữa người với người, cụ thể là cảm xúc của những người xung quanh với 2 cá nhân riêng biệt nhưng sử dụng chung 1 outfit, 1 trang phục thì “Khuôn mặt, thần thái” là điểm mà chúng ta sẽ cảm nhận được 2 “Con người thời trang” khác nhau. Đó cũng là lí do vì sao các bạn thấy các ngôi sao, những người nổi tiếng sử dụng chung một sản phẩm đến từ một thương hiệu nhưng cảm giác lại là khác nhau.
Giống như 1 ngôi nhà, nếu chưa vào trong xem nội thất căn nhà ra sao. Chúng ta sẽ thường bị ấn tượng bởi bề ngoài – là cách trang trí, kiến trúc ngoại thất – là cánh cửa,là màu sơn, là cái cây. Còn với con người thì bề ngoài là gì, là trang phục mang tính “Thời trang”. Và tất nhiên không thể thiếu khuôn mặt, mái tóc và các “Phụ kiện cơ thể” đi kèm. Trong phần “Top” (Tóc – đầu – cổ – tai – mặt – mũi – mắt) có thể cũng được xem như là một cơ thể vậy, mỗi người có một cơ thể khác nhau thì cũng tương ứng với một khuôn mặt, một phần đầu khác nhau vậy. Tương tự với việc chúng ta ăn mặc sao cho phù hợp, sao cho đẹp, sao cho thời thượng thì cái cách mà chúng ta “ăn mặc” cho khuôn mặt cũng y chang như vậy. Làm sao để phù hợp với dáng đầu, làm sao để trông thời trang và ton-sur-ton với đồ mình mặc. Chúng ta có Fashion Stylist thì với phần đầu, chúng ta có Make-Up Artist, Hair Stylist và Manicurist.
Giống như Fashion Stylist thì M.U.A, H.S/Manicurist phải có một nền tảng kiến thức về cách làm đẹp. Thời trang thì mặc đồ còn M.U.A/H.S và Manicurist “mặc” lên bằng các sản phẩm trang điểm. Trong comestic product cũng phân loại đại trà, cao cấp, highend nha các bạn. M.U.A cũng phải hiểu rõ về cấu trúc khuôn mặt con người để khoe điểm đẹp nhất và che lấp khuyết điểm. Theo quan điểm của mình thì M.U.A một phần còn khó hơn nhiều Fashion Stylist vì khuôn mặt là nơi tụ hội những điểm nhạy cảm của con người. Mắt, mũi và đặc biệt là tóc hay da vùng mặt. Không giống như thời trang có thể chỉ đơn thuần là mặc quần mặc áo, M.U.A còn phải ít nhất có 1 lượng kiến thức sinh học và am hiểu rõ về thành phần/nguyên liệu của các sản phẩm trang điểm để thích ứng với da người. Da người Việt cũng đa dạng – đa phần là da dầu, da ra nhiều mồ hôi.. mà chưa kể các trường hợp mẫn cảm dễ bị kích ứng. Nếu như bạn mặc đồ mà bị dị ứng với vải thì ít nhất là quần áo đã che phần đó đi rồi, còn khuôn mặt thì sao. Bạn mà xài sai sản phẩm comestic thì ôi thôi, coi như là ở nhà cả tuần. Cho nên M.U.A ít nhất phải hiểu được rõ sản phẩm mình đang dùng và đối tượng mà mình sẽ sử dụng nó. Kiến thức về da người là không thể phủ nhận.
Xong – đó là phần bề nổi, còn đã mang danh “artist” thì tất nhiên không thể thiếu tính “Nghệ thuật” và “Phong cách” trong đó được.
Trong các ngành công nghiệp thời trang, truyền thông, điện ảnh, sân khấu thì những sản phẩm trên đều là những sản phẩm tập trung rất nhiều vào “Bề ngoài” của mỗi con người – đặc biệt là khuôn mặt. Do đó, vai trò của M.U.A cũng như Hair stylist và Manicurist càng ngày càng trở nên quan trọng và đóng một key role trong sự thành công của nhiều người nổi tiếng. Kỹ năng chuyên môn là một chuyện nhưng sự sáng tạo và cách kể chuyện của các M.U.A sẽ là điều tác động tới việc truyền tải câu chuyện, truyền đạt thần thái, phong cách của nhân vật tới người xem.
Các bạn sẽ thắc mắc rằng “Creative Director”/ “Art Director” đâu mà để M.U.A làm. Để mình giải thích như thế này Creative Director giống như là một C.E.O của 1 công ty, 1 bộ sậu vậy. Creative Director sẽ đưa ra các tầm nhìn, các moodboard và mong muốn của mình dựa trên 1 bản tóm tắt/1 bản brief hay phác họa ý tưởng. 1 người M.U.A tài năng sẽ dựa vào những thứ đó để kết hợp sự sáng tạo và khả năng nghệ thuật của mình bám sát vào sườn của giám đốc sáng tạo để đưa ra những ideas, những layout về sử dụng trang điểm lên khuôn mặt của model, diễn viên, người nổi tiếng để kết hợp hài hòa giữa trang phục – màu sắc – chủ thể để vừa thể hiện được tính cá nhân của M.U.A, vừa phù hợp với tổng cục mà C.D đã đưa ra, vừa hợp với người được trang điểm.
Như mình đã nói, một sản phẩm tốt không đến từ một người – nó đến từ một ekip hùng hậu ở phía sau. Ví dụ như 1 bộ phim thì người ta nhớ nhất là Đạo diễn, Diễn viên nhưng Hậu kỳ, âm thanh, editor, Props..là các mắt xích vô cùng quan trọng. Thời trang cũng vậy, chúng ta nhớ models, nhớ fashion designer nhưng họ thành công là có sự góp công không hề nhỏ từ những người như là M.U.A, Hair Stylist, Tư vấn viên thời trang, marketer.. Hào quang chói lòa đã làm mờ nhạt đi vai trò của những người ở cánh gà mà đáng lẽ ra họ nên thực sự được tôn trọng nhiều hơn.
Hiện tại, ở môi trường quốc tế – các nghệ sĩ về trang điểm, làm tóc hay làm móng tài năng được săn đón rất nhiều. Các nhà thiết kế hay Creative Director cũng là con người, họ có ưu-khuyết điểm và không thể giỏi tất cả các mặt được. Cho nên các chuyên gia ở các lĩnh vực khác nhau sẽ là phần bù cho bức tranh bị thiếu này – thúc đẩy cho vẻ đẹp trở nên lộng lẫy hơn, cảm xúc tuyệt vời hơn. Ngay cả các fashion designer nổi tiếng còn chia sẻ rằng: “Nếu không có những con người tài năng đứng sau đó, cảm xúc mà tôi nhận được từ khán giả sẽ không tuyệt vời như vậy”. Bàn tay nghệ thuật của các M.U.A, Hairstylist chắp cánh cho trang phục được mặc lên hoàn thiện hơn.
Các bạn nghĩ rằng “Tôi tự trang điểm được” bằng cách coi các Beauty Blogger hay Vlogger nhưng đó là chỉ dành cho mục đích cá nhân còn đây là môi trường chuyên nghiệp. Bạn có thể hiểu về da, về cấu trúc khuôn mặt mình nhưng không thể nào hiểu được các ý tưởng về thời trang, phim ảnh hay nghệ thuật một cách hoàn hảo được. Và đó là vai trò của người nghệ sĩ mang tên M.U.A, một vai trò ngày càng quan trọng hiện nay.
NHƯNG
Giống như Fashion Stylist thì các Make-Up Stylist cũng là 1 dạng “Người đứng sau Hào quang” khi mọi quan tâm của công chúng đều hướng tới người nổi tiếng hay những người cấp cao hơn. Công việc này còn đòi hỏi tiếp xúc với nhiều hóa chất từ các sản phẩm trang điểm (ít nhất phải thử để test đúng không các bạn) về lâu về dài cũng ảnh hưởng tới sức khỏe của họ. Mà các bạn thấy cảnh một người làm M.U.A tay xách nách mang kit đồ trang điểm tới những runway, những sân khấu chưa. Ở Việt Nam thì theo mình biết các M.U.A còn phải đầu tư thêm các bộ trang điểm với giá không hề rẻ để đi làm nghề. Và giá thành họ thu lại thì giống như “Lấy công làm lời” (Và còn không được công nhận nhiều nữa).
Oái ăm thay thì những người “đồng nghiệp” ở mảng làm đẹp này như các Beuaty Blogger hay Youtube Vlogger lại được biết tới và công nhận nhiều hơn. Hay các tips makeup trên Tiktok cũng được chia sẻ rất nhiều. Mặc dù mình biết là thị trường khác nhau hoàn toàn và thứ gì đại chúng, dễ tiếp cận sẽ được biết tới nhiều hơn – nhưng đó cũng là lí do mình viết bài này để chúng ta cùng bỏ chút thời gian để nhìn vào credit của mỗi lookbook, mỗi campaign thời trang để biết tới cái tên của các M.U.A, Hairstylist và Manicurist để cảm ơn họ đã mang tới những sản phẩm chất lượng và thỏa mãn ánh nhìn.
À quên nhắc thêm 1 vai trò nữa của các M.U.A là tiềm năng phát triển tại thị trường Việt Nam đó chính là thế hệ kế cận sắp tới sẽ không quan tâm tới các ngôi sao, nổi tiếng ở từng mục nhất định. Cái họ quan tâm là công thức, cách thức và làm sao sử dụng đúng cách. M.U.A sẽ trở thành next-gen KOLs để phát triển ngành làm đẹp tại Việt Nam lên 1 tầm cao mới.
Cảm ơn mọi người đã cống hiến tới tận ngày hôm nay.
Cre hình ảnh: từ Elle, L’Officiel và các trang báo khác.