Mỗi đứa trẻ đều là thiên tài: Làm cách nào đánh thức tố chất thiên tài trong con?

by admin

Cẩm nang phát triển não bộ cho trẻ trong giai đoạn vàng dành cho các bậc phụ huynh

33 Bài Thực Hành Theo Phương Pháp Shichida - Giúp Phát Triển Não Bộ Cho Trẻ

Mỗi đứa trẻ sinh ra đều là thiên tài, chúng có những tiềm năng vô hạn như nhau. Tuy nhiên, trải qua quá trình trưởng thành, không phải đứa trẻ nào cũng lớn lên thành những con người kiệt xuất. Nghĩa là, khi những tiềm năng không được quan tâm và phát triển sớm, chúng chắc chắn không thể nở rộ. Lúc này, vai trò của những người cha, người mẹ chính là khơi dậy tố chất thiên tài của con.

 Cuốn sách “33 bài thực hành theo phương pháp Shichida giúp phát triển não bộ cho trẻ” được triển khai từ những lí luận của giáo sư Makoto Shichida, người khởi xướng phương pháp giáo dục não bộ, tập trung đưa ra các hướng dẫn, các bài thực hành thông qua hình thức trò chơi, đảm bảo trẻ có thể học tập với niềm vui cũng như vun đắp sự gắn bó giữa cha mẹ và con cái. Từ đó, giúp các bậc phụ huynh tác động đúng – đủ để khai mở tối đa tiềm năng của trẻ. 

Với cấu trúc 2 phần rõ ràng, cuốn sách đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục gia đình, khẳng định vai trò của cha mẹ trong việc xây dựng một môi trường phát triển phù hợp cho con trẻ và dẫn dắt họ trên hành trình nuôi dưỡng thiên tài.

Phương pháp giáo dục con hiệu quả nhất là xuất phát từ tình thương

Xuyên suốt hơn 200 trang sách, tác giả Ko Shichida liên tục nhấn mạnh rằng để những khả năng tiềm ẩn trong trẻ được phát triển mạnh mẽ nhất, việc đầu tiên cha mẹ cần làm là luôn nhớ: bản chất cốt lõi của giáo dục nằm ở tình yêu và mối liên hệ nguyên thuỷ sâu sắc giữa cha mẹ và con cái. Bởi trong lòng con lúc nào cũng có nhu cầu được yêu thương. Khi cha mẹ biết động viên con bằng những lời lẽ tình cảm, con sẽ cảm thấy an toàn. Chính những mối liên kết này giúp hình thành và chuyển hóa những khả năng đặc biệt của trẻ, điển hình như khả năng ghi nhớ nhanh, khả năng trực giác và khả năng tính toán tốc độ cao.

Trong cuốn sách tác giả chia sẻ:

Những năng lực hay năng khiếu tiềm ẩn mà chúng ta cố gắng phát triển luôn cần một môi trường phù hợp và việc tạo ra môi trường đó chính là xuất phát điểm của việc gắn kết và nuôi dạy trẻ.

Ngoài ra, ông cũng nhận định thêm rằng: 

Trẻ em ở thời nào cũng vậy, luôn giàu tính tò mò và khao khát khám phá tri thức. Việc nuôi dưỡng sự “tò mò” của trẻ hoàn toàn phụ thuộc vào người lớn chúng ta, mà trước hết là cha mẹ.

Những “bộ não thiên tài” được tạo ra từ các trò chơi cùng bố mẹ

Tất cả các bậc thiên tài đều có một điểm chung đó là khả năng sử dụng đồng đều não trái và não phải. Trong khi, đa số chúng ta phải sử dụng tới 90% não trái và chỉ vỏn vẹn 10% não phải. Điều này đồng nghĩa với việc, chúng ta đang sử dụng não phải quá ít so với não trái. Và nếu có thể kích hoạt tối đa não trái thì năng lực tư duy được giải phóng cũng chỉ giới hạn trong khoảng 10% còn lại. Do vậy, để phát triển năng lực trí tuệ toàn diện nhất, việc kích hoạt đồng thời cả hai bán cầu não là điểm mấu chốt phải thực hiện. 

Song, không phải lúc nào tác động đến trí não cũng đạt được hiệu quả tối đa mà giáo dục cũng cần đúng thời điểm, đúng cách. Theo “quy luật thuyên giảm tài năng”, năng lực và những tố chất trong trẻ sẽ giảm đi theo độ tuổi, thậm chí nếu không được phát hiện và mài giũa kịp thời, những tiềm năng này có thể hoàn toàn biến mất. Chính vì vậy, giai đoạn thơ ấu khi trẻ từ 0 – 6 tuổi – “thời kì vàng” của đời người cha mẹ nên chú ý thiết lập môi trường giáo dục phù hợp để con được phát triển tốt nhất.

Tuy nhiên, trong quá trình giáo dục, cha mẹ không nên quá áp lực với giai đoạn “thần thánh” này mà ép buộc con phải học tập mấy tiếng mỗi ngày. Chìa khóa ở đây là cha mẹ cùng con trải nghiệm những khoảng thời gian vui vẻ bên nhau, để trẻ được “vừa học, vừa chơi” thoải mái học tập mới là phương pháp giáo dục hiệu quả nhất. Đặc biệt, thông qua các trò chơi bài học, trẻ sẽ không chỉ khai mở được khả năng của não phải, mà còn tạo nên sự liên kết giữa 2 bán cầu não với nhau.

Tại sao giáo dục não phải lại quan trọng?

Phương pháp giáo dục sớm của Shichida là phương pháp tác động đến cả hai bán cầu não. Giáo dục vẫn thường được định nghĩa là quá trình tích luỹ kiến thức và cải thiện năng lực học tập. Nhưng đó là một quan niệm giáo dục đã cũ và hoàn toàn dựa trên nhận thức của não trái. Khơi dày các tiềm năng ở trẻ và nuôi dưỡng, phát triển những tiềm năng đó chính là phương pháp giáo dục não phải – một định nghĩa giáo dục hiện nay nên có.

Lý do cho điều này là bởi não phải ẩn chứa khả năng vô hạn, đa chiều, khi được tác động đúng cách phương pháp giáo dục này có thể giúp trẻ:

  • Tiếp nhận, xử lý thông tin dưới dạng hình ảnh, lưu trữ thông tin tiếp nhận một cách trừu tượng, sáng tạo, tổng quát, pha lẫn cảm xúc… và mang tính dự đoán.
  • Phát huy tính sáng tạo, giải quyết vấn đề bằng trực giác, cảm xúc, phát huy năng khiếu nghệ thuật và thể thao.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khả năng hoạt động của não phải ảnh hưởng nhiều đến trí thông minh của một người. Trên thực tế, hơn 70% các nhà khoa học trên thế giới đều sở hữu những bán cầu não phải siêu việt, mà phải kể đến ở đây như Einstein, Marie Curie, Leonardo da Vinci… 1 câu gì đó và kết 

Do vậy, việc cha mẹ sẽ góp phần ươm mầm những tài năng trẻ, tạo dựng nền tảng vững mạnh cho tương lai của đất nước. 

You may also like

Leave a Comment