177
I. Lịch sử
- Các lần chia cắt giữa 2 vùng phía bắc và phía nam sa mạc Gobi trong lịch sử – nền tảng cho sự chia cắt Nội Mông – Ngoại Mông hiện tại
Mông Cương a.k.a Chính quyền Tự trị Thống nhất Mông Cương là tên gọi chính thể quốc gia tự trị bù nhìn do Đế quốc Nhật Bản lập nên và tồn tại ở khu vực Nội Mông thuộc Trung Quốc từ năm 1939 tới năm 1945 khi Đạo quân Quan Đông của Nhật đầu hàng Liên Xô sau khi bị Liên Xô đánh bại ở chiến dịch Mãn Châu (9 tháng 8 năm 1945-19 tháng 8 năm 1945) với lãnh thổ bao gồm đất đai 2 tỉnh cũ của Trung Hoa Dân quốc là Sát Cáp Nhĩ mà nay là đông bộ Khu Tự trị Nội Mông với tỉnh lỵ là Trương Bắc thuộc tây bắc tỉnh Hà Bắc vốn cũng là thủ đô của Mông Cương quốc cùng Tuy Viễn mà nay cũng là 1 phần của vùng Nội Mông bao gồm các thành phố Hohhot Hô Hòa Hạo Đặc, Baotou Bao Đầu,Wuhai Ô Hải, Bayan Nur Ba Ngạn Náo Nhĩ, Ordos Ngạc Nhĩ Đa Tư, Ulanqab Ô Lan Khắc Bố với tỉnh lỵ ở Hohhot dù rằng từ năm 1940 thì Mông Cương về danh nghĩa được đặt dưới sự quản lý của Chính phủ Trung Hoa Dân quốc được Tái Tổ chức lại a.k.a chính quyền Uông Tinh Vệ ở Nam Kinh
Sự phân liệt chính thức Nội Mông – Ngoại Mông có nguồn gốc từ thời kỳ Bắc Nguyên và tiếp theo đó là Mông Cổ thuộc Thanh
Tuy vào thế kỷ 13 thì các bộ lạc thảo nguyên Mông Cổ đã không chỉ thống nhất lại thành 1 khối duy nhất dưới ngọn cờ của Thiết Mộc Chân a.k.a Thành Cát Tư Hãn mà họ còn thiết lập cả 1 đế chế rộng lớn trải dài từ bờ biển Thái Bình Dương ở phía đông cho tới tận bờ biển Hắc Hải ở phía tây song ngay cả ở vào thời điểm hùng cường nhất thì ngay trong nội bộ đế quốc Mông Cổ vẫn tiềm ẩn mầm mống của sự phân liệt với việc toàn bộ đế quốc Mông Cổ sau thời Thành Cát Tư Hãn bị chia làm ít nhất 4-5 hãn quốc nhỏ là Kim Trướng Hãn quốc của nhà Truật Xích Jochi ở Đông Âu cùng Siberia, Sát Hợp Đài Hãn quốc của nhà Sát Hợp Đài Chagatai ở Tân Cương với Trung Á, khu vực Altai là lãnh địa nhà Oa Khoát Đài Ogedei giữa lúc đất đông Mông Cổ là lãnh địa Đà Lôi gia Toluid với các con trai của gia tộc Đà Lôi thậm chí còn sở hữu cả quốc gia riêng với Húc Liệt Ngột Hulagu cai quản Y Nhi Hãn quốc Ilkhanate ở Trung Đông còn Hốt Tất Liệt Kublai thì nhau cai trị nhà Nguyên ở Trung Quốc với 1 bộ phận vùng Mãn Châu lại là thái ấp của các em trai Thành Cát Tư Hãn…
Mặc dù mầm mống phân liệt của dân du mục dọc theo 2 bên phía nam và phía bắc sa mạc Gobi có lẽ đã không phải chờ tới khi người Mông Cổ nổi lên mới xuất hiện khi mà ngay từ thời cổ thì vùng Nội Mông là địa bàn cư trú của nhiều giống người Hồ như người Lâu Phiền, Bạch Dương, Lâm Hồ… vốn khi người Hung Nô nổi lên thì số người Hồ trên đều bị Hung Nô chinh phục song cũng như người Mông Cổ thời sau thì thiết chế tổ chức bộ máy chính quyền của ngươi Hung Nô không bền và các tranh chấp trong nội bộ thị tộc Luyên Đê cai trị bên trong bên cạnh các thất bại quân sự trước nhà Hán sau 1 thời gian đầu thắng thế sau cùng đã làm phân rã đế quốc Hung Nô mà Mặc Đốn Thiền vu đã tốn công gầy dựng vào cuối thế kỷ thứ 3 TCN – đầu thế kỷ thứ 2 TCN thành 2 thực thể chính quyền đối lập nhau là Bắc Hung Nô ở thảo nguyên Mông Cổ cùng Nam Hung Nô ở khu vực Hà Sáo thuộc Nội Mông vốn sau cùng vào nửa sau thế kỷ thứ 1 Công Nguyên thì Bắc Hung Nô do bị nhà Hán đánh bại phải rút về phía tây vào vùng Trung Á tan rã và biến mất giữa lúc Nam Hung Nô thì tuy trụ tới được tận cuối thế kỷ thứ 2 song cũng bị tan rã trước khi bị người Hán lẫn các sắc dân khác đồng hoá
Tiếp bước người Hung Nô thì có dân Tiên Ty tuy ban đầu họ đã chinh phục các tàn dư Bắc Hung Nô còn lại ở thảo nguyên Mông Cổ để làm chủ 1 vùng đất rộng lớn từ Mãn Châu qua tới tận ít nhất là dãy Altai song sau khi chính quyền trung ương của Liên minh các bộ lạc Tiên Ty bị sụp đổ thì liên minh người Tiên Ty cũng bị tan rã thành các bộ lạc thuộc 3 nhánh Đông Tiên Ty như Mộ Dung, Đoàn thị, Vũ Văn thị, Bắc Tiên Ty của Thác Bạt cùng Tây Tiên Ty của Thổ Dục Hồn vốn 2/3 nhóm này về sau đều di cư vào Trung Nguyên để lập nên các chính quyền riêng giữa lúcvào thế kỷ thứ 4 thì trong lúc người Thác Bạt thuộc nhóm Bắc Tiên Ty di cư vào nội địa Trung Nguyên để lập quốc, 1 nô lệ của họ Thác Bạt là Uất Cửu Lư Xã Lôn đã tập hợp 1 nhóm người đào vong khác của họ Thác Bạt rồi chạy về phía bắc hướng thảo nguyên Mông Cổ và tỵ nạn ở bộ lạc Hột Đột Lân thuộc nhóm Thiết Lặc trước khi lập nên 1 thế lực quốc gia du mục mới ở phía bắc sa mạc Gobi để lấp chỗ trống của người Hung Nô cùng người Tiên Ty đã di cư trước đó được sử sách gọi quốc gia du mục do nhóm nô lệ bộ Thác Bạt của Uất Cửu Lư Xã Lôn lập ở thảo nguyên bằng tên gọi Hãn quốc Nhu Nhiên
Việc phân chia các giống dân du mục thảo nguyên Mông Cổ thành các nhóm người phân biệt theo khu vực sống ở phía bắc hay phía nam sa mạc Gobi vẫn còn tiếp tục được thực hiện sau đó vào giai đoạn từ thế kỷ 12 sang thế kỷ 13 ngay trước khi các bộ lạc Mông Cổ được Thiết Mộc Chân gia tộc Bột Nhi Chỉ Cân Borjigin thuộc bộ tộc Khất Nhan Kiyad thống nhất lại 1 về dưới 1 ngọn cờ với việc người Trung Hoa mà trực tiếp là chính quyền nhà Kim của người Nữ Chân nói ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Thông Cổ Tư Tungus khi đó coi 1 bộ lạc người gốc Thổ bị Mông Cổ hoá sống ở khu vực núi Đại Thanh Sơn thuộc phần phía bắc cao nguyên Hà Sáo Ordos ở Nội Mông lẫn khu vực phía đông bắc của nó là bộ Ongud Uông Cổ là người Bạch Thát Đát a.k.a Thục Thát Đát (những người Thát Đát đã thần phục nhà Kim) có nhiệm vụ chống giữ khu vực Trường Thành cùng đất đai bên sườn nhà Kim tại tỉnh Sơn Tây khỏi bị các bộ lạc thảo nguyên phương bắc xâm nhập giữa lúc các bộ lạc Mông Cổ sống du mục ở phía bắc sa mạc Gobi tuy về quan hệ cũng thuộc hệ thống triều cống nhà Kim nhưng rốt lại thì chỉ là mối quan hệ về danh nghĩa chứ ít có thực hiện như người Thát Đát Tatar, Mông Cổ, Khắc Liệt Kereyid, Nãi Man Naiman, Miệt Nhi Khất Merkit…thì bị gộp chung làm Hắc Thát Đát a.k.a Sinh Thát Đát là nhóm các bộ lạc Thát Đát không thần phục hay chỉ thần phục nhà Kim có 1 phần
Tình trạng này tiếp tục xuất hiện vào thời điểm chuyển tiếp của bộ phận đế quốc Mông Cổ tại Trung Hoa thành nhà Nguyên khi mà sau khi đại hãn Mông Kha qua đời trong chiến dịch đánh Nam Tống ở Điếu Ngư tại Tứ Xuyên năm 1259 thì từ năm 1260 tới năm 1264 , cả 1 bộ phận rộng lớn lãnh thổ Đế quốc Mông Cổ do Thành Cát Tư Hãn kiến lập hơn 40 năm trước đó gồm cả khu vực Trung Á đều lâm cảnh chiến tranh giữa hậu duệ các con trai của Thành Cát Tư Hãn được biết tới dưới tên gọi Nội chiến Đà Lôi gia do bởi nguồn gốc chính của cuộc chiến đến từ sự tranh quyền kế vị từ 2 em trai Hốt Tất Liệt Kublai cùng A Lý Bất Ca Arig Boke của Mông Kha dẫn đến sau đó 2 người đã tự thiết lập nên 2 tiểu hãn quốc trong bộ phận mảnh Đế quốc Mông Cổ tại Mông Cổ cùng Mãn Châu lẫn miền bắc Trung Hoa với A Lý Bất Kha thiết lập hãn đình riêng tại kinh đô Hoà Lâm Karakorum nằm ở góc tây bắc tỉnh Ovorkhangai của Mông Cổ ngày nay trong khi anh trai Hốt Tất Liệt lại thành lập 1 hãn đình riêng ở Thượng Đô Xanadu nằm về phía nam trong khu vực Nội Mông tại kỳ Chính Lam thuộc minh Tích Lâm Quách Lặc Xilin Gol
Mặc dù sau đó 4 năm thì cuộc chiến giữa 2 bên khu vực sa mạc Gobi là Mạc Nam của Hốt Tất Liệt cùng Mạc Bắc của A Lý Bất Kha kết thúc với phần thắng tuyệt đối nghiêng về phía Hốt Tất Liệt song nó cũng đã gây chia rẽ rạn nứt sâu sắc giữa những thành viên Đà Lôi gia nắm giữa Trung Nguyên – Mông Cổ cùng Trung Đông với các anh em họ của họ là những thành viên nhà Oa Khoát Đài thao túng Hãn quốc Sát Hợp Đài ở Trung Á cùng đồng minh Truật Xích gia cai trị Kim Trướng Hãn quốc của họ song sự ảnh hưởng cuộc nội chiến Đà Lôi gia của người Mông Cổ vẫn chưa đủ sức định hình sự chia cắt vĩnh viễn của 2 miền Nội Mông Cổ (Mạc Nam) với Ngoại Mông Cổ (Mạc Bắc) về sau
Bước vào gần giữa thế kỷ 14 thì quyền lực thống trị của người Mông Cổ bắt đầu bị lung lay tại Trung Hoa và những thần dân người Hán bị đô hộ của người Mông đã nhân cơ hội này tiến hành các cuộc nổi dậy chống lại người Mông Cổ để giành độc lập vốn thành công nhất trong các sứ quân nổi lên từ nghĩa quân người Hán là thế lực Chu Nguyên Chương ở Nam Kinh sau khi chinh phục các lực lượng sứ quân nổi dậy hùng mạnh khác ở lưu vực trung – hạ lưu sông Trường Giang như Trương Sĩ Thành, Trần Hữu Lượng đã phát 1 cánh quân cho thuộc hạ Từ Đạt đem quân bắc thượng tiến chiếm Đại Đô mà nay là Bắc Kinh của Trung Quốc từ tay Nguyên triều khiến người Mông phải rút chạy về phía bắc
Tuy vậy thì Nguyên đình của người Mông Cổ sau khi mất Đại Đô năm 1368 rồi Thượng Đô năm 1369 đã không hoàn toàn bị diệt vong ngay lập tức hay phải chạy thẳng về Mông Cổ mà họ vẫn tiếp tục nán lại miền đất Mạc Nam mà Hốt Tất Liệt đã từng dùng nó tiến lên tranh thiên hạ với đại bản doanh đóng tại thành Ứng Xương toạ lạc bên hồ Đạt Lý Nặc Nhĩ Dali Nur phía tây kỳ Hexigten Khách Thập Khách Đằng thuộc địa cấp thị Xích Phong của Khu tự trị Nội Mông để tiếp tục chống trả nhà Minh của người Hán được sử gọi là nhà Bắc Nguyên
Dù sau đại bại ở trận tập kích của đại quân Minh do tướng Lam Ngọc chỉ huy vào đại doanh người Mông Cổ đóng ở đông bắc ở hồ Bối Nhĩ Buir ở biên giới Mông Cổ – Trung Quốc năm 1388 khiến cho Bắc Nguyên chủ Ô Tư Cáp Lặc hãn Toghos Temur cùng con trai tuy chạy thoát được khỏi trận chiến dù sau đó lại bị mất mạng vào tay đối thủ Trác Lý Khắc Đồ Yesuder nhà A Lý Bất Cơ đang liên minh với người Oirat Ngoã Lạt thì nhà Bắc Nguyên đã tiếp tục tồn tại được thêm 1 thời gian cho tới năm 1402 khi Quỷ Lực Xích hãn Orug Temur (1379-1408) vì muốn thiết lập quan hệ thân thiện với nhà Minh đã bãi bỏ quốc hiệu Nguyên mà Hốt Tất Liệt kiến lập để thay bằng quốc hiệu Thát Đát song cùng với việc cha con Bắc Nguyên chủ Ô Tư Cáp Lặc hãn Toghos Temur bị đối thủ bắt giết năm 1388 thì quyền lực dòng dõi Bột Nhi Chỉ Cân của Thành Cát Tư Hãn đã bị suy yếu và tạm thời bị lu mờ trước 1 đối thủ người Oirat vốn để tranh tính chính danh cai trị Mông Cổ thì cũng lập các hãn họ Bột Nhi Chỉ Cân nhưng mà là từ nhà A Lý Bất Kha làm bù nhìn nhằm tranh thủ sự ủng hộ của người Mông Cổ phía đông
Sau khi chuyển đổi quốc hiệu sang Thát Đát vào năm 1402 thì tuy người Mông Cổ vẫn bị phân liệt chủ yếu là theo chiều đông tây giữa các bộ lạc Mông Cổ phía đông do các thủ lĩnh có gốc hoàng tộc Bột Nhi Chỉ Cân với nhóm Mông Cổ phía tây của các bộ người Oirat song đã có 1 bộ phận không nhỏ người Mông Cổ đã thần phục nhà Minh rồi được nhà Minh an trí cư trú ở 1 dải Nội Mông tới Mãn Châu để làm thế lực đệm phên giậu che chắn cho các lãnh thổ của người Hán trước các cuộc xâm nhập của các bộ lạc Mông Cổ du cư với nguồn gốc những người Mông Cổ này đến từ số bộ chúng Uriankhai Ngột Lương Cáp cư trú ở Mãn Châu mà 1 quan viên Bắc Nguyên là Nạp Cáp Xuất Naghacu lãnh đạo từng đánh nhau trước khi hàng phục nhà Minh vào năm 1387
Những người Mông Cổ bộ Uriankhai theo Nạp Cáp Xuất đánh nhau rồi đầu hàng nhà Minh năm 1387 trước khi bị nhà Minh phát phối an trí thành các nhóm lẻ tẻ canh gác dải biên giới Nội Mông – Mãn Châu đó về sau được biết tới dưới tên gọi chung cho 3 vệ sở bộ tộc canh gác biên giới mà nhà Minh đã an trí họ vào là Đoá Nhan Tam vệ nổi danh a.k.a Ngột Lương Cáp Tam vệ gồm Đoá Nhan vệ ở trong khoảng từ thượng du sông Khất Liệt Nhân mà nay là sông Quy Thao cho tới núi Đoá Nhan ở trong kỳ Trát Lãi Đặc trong khu vực minh Hưng An của Nội Mông, Thái Ninh vệ ở sông Tháp Nhân mà nay là sông Thao Nhân giữa lúc vệ Phúc Dư thì ở trong khoảng từ sông Nộn Giang chạy tới tận lưu vực sông Phúc Dư mà nay là sông Ô Dụ Nhĩ
Dù vậy thì sau cùng nhóm Đoá Nhan Tam vệ này khi Đạt Diên hãn Batu Mongke (1464-1543) cai trị Hãn quốc that Đát từ năm 1479 tới năm 1517 đã bị Đạt Diên Hãn thu phục vào lãnh thổ Thát Đát Hãn quốc của mình vốn chạy dài từ lãnh nguyên Siberia cùng hồ Baikal ở phía bắc cho tới bờ sông Hoàng Hà ở cao nguyên Hà Sáo tại phía nam lẫn từ các cánh rừng rậm của Mãn Châu ở phía đông cho tới thảo nguyên Trung Á ở phía tây
Tuy nhiên thì Đạt Diên hãn sau đó lại phạm sai lầm của tổ tiên khi lần nữa cho phi tập trung hoá quyền lực hãn đình trung ương song so với các lần phân chia trước thì lần phân chia này có ảnh hưởng tới cục diện Nội Mông – Ngoại Mông của hiện tại khi mà đối với các bộ tộc Mông Cổ dưới trướng thì Đạt Diên Hãn đã phân chia làm các đơn vị mang cả tính hành chính lẫn quân sự bộ lạc là các vạn hộ doanh tumen vốn có cả thảy là 10 trướng vạn hộ của người Mông Cổ Đông cùng Mông Cổ Tây (Oirat) với số trướng vạn hộ của người Mông Cổ phía đông là 6 trướng được chia thành 2 dực (cánh) chính với mỗi cánh gồm 3 trướng vạn hộ là các Tả dực Vạn hộ trướng gồm Khách Nhĩ Khách Khalkha Vạn hộ trướng, Sát Cáp Nhĩ Chahar Vạn hộ trướng cùng Ngột Lương Cáp Vạn hộ trướng giữa lúc 3 trướng vạn hộ khác của người Mông Cổ phía Đông thuộc Cánh phải (Hữu dực Vạn hộ trướng) là Ngạc Nhĩ Đa Tư Ordos Vạn hộ trướng, Thố Mặc Đạt Tumed Vạn hộ trướng cùng Vĩnh Tạ Bố Yunsheebuu Vạn Hộ trướng (trướng Vạn hộ này gồm các bộ Kharchin Khách Lạt Thấm, Asud, Khorchin Khoa Nhĩ Thấm của người Mông Cổ ở Nội Mông ngày nay)
Đối lập với 6 Vạn hộ trướng của người Mông Cổ phía Đông mà về sau là người Mông Cổ ở cả Nội Mông lẫn Ngoại Mông là các Vạn hộ trướng phía tây gồm cả thảy 4 Vạn hộ trướng người Oirat tương ứng với 4 bộ chính người Oirat bấy giờ là Choros Xước La Tư, Dorbet Đỗ Nhĩ Bách Đặc, Khoid Huy Đặc cùng Torghut Thổ Nhĩ Hộ Đặc
Các trướng vạn hộ Tumen do Đạt Diên Hãn thiết lập không ngang hàng nhau khi mà Vạn hộ trướng Uriankhai về sau đã sớm bị giải thể trước khi nhập vào vạn hộ trướng Khalkha gồm 2 phân nhóm phụ là Khalkha phía bắc hợp thành từ 7 bộ otog tính luôn cả dân Uriankhai là Jalaid, Besug, Eljigin, Gorlos, Khokhuid, Khataghin giữa lúc biệt nhóm còn là Khalkha phía nam gồm 5 bộ là Baarin, Jaruud, Bayagud, Uchirad cùng Hoằng Cát Lạt Hongirad giữa lúc Vạn hộ trướng Chaharcũng được hợp thành từ 13 bộ lạc nhỏ và toàn bộ 6 Vạn hộ trướng thuộc 2 cánh của người Mông Cổ miền đông đều được Đạt Diên Hãn chia cho 11 con trai của mình cai trị trong lúc 4 Vạn hộ trướng Oirat thì được cai trị bởi các thái sư taishi có gốc gác quý tộc Mông Cổ
Việc phân chia cả thảy 10 Vạn hộ trướng về sau cho các con trai cùng các quý tộc Mông Cổ của Đạt Diên Hãn đã khiến cho cục diện thống nhất lần nữa của người Mông Cổ dưới cờ hoàng tộc Borjigin bị tan vỡ sau khi Đạt Diên Hãn qua đời năm 1517/1543 khi mà ở phía tây, các Vạn hộ trướng người Oirat dần văng khỏi quỹ đạo Hãn quốc Thát Đát nhà Borjigin để tự di chuyển tới các nơi xa hơn mà lập nên các hãn quốc riêng của tộc mình gồm Hãn quốc Khoshut do thị tộc Khoshud Hoà Thạc Đặt của người Oirat lập và tồn tại trên cao nguyên Thanh – Tạng từ năm 1642 tới năm 1717, Hãn quốc Chuẩn Cát Nhĩ của thị tộc Zunghar Chuẩn Cát ở Dzungaria Chuẩn bộ mà nay là bắc bộ Tân Cương từ năm 1634 tới năm 1755 cùng Hãn quốc Kalmykia ở bắc bộ Caucasus thuộc lãnh thổ Nga ngày nay tồn tại từ năm 1630 tới năm 1771
Trong khi đó thì dù dưới quyền 1 trong các khả hãn kế tục Đạt Diên hãn là Tumen Zasagt Khan, người Mông Cổ đã được lần cuối thống nhất về dưới ngọn cờ họ Borjigin song sau cùng thì 6 trướng vạn hộ cũ của người Mông Cổ miền đông do Đạt Diên Hãn lập ra trước kia dưới sự cai trị của hậu duệ các con trai Đạt Diên Hãn đã dần phân liệt hẳn với nhau đã là 1 sự thật không thể tránh khỏi
Giữa lúc Thát Đát Hãn quốc đang dần tan rã thì thế lực người Kiến Châu Nữ Chân ở phía đông vùng Mãn Châu dưới sự dẫn dắt của Nỗ Nhĩ Cáp Xích (19 tháng 2 năm 1559-30 tháng 9 năm 1626) đã dần lớn mạnh và tìm cách thống nhất các bộ tộc người Nữ Chân vốn trong quá trình này thì họ cũng không tránh khỏi sự va chạm với các bộ tộc người Mông Cổ của Thát Đát Hãn quốc như người Khorchin vốn vào năm 1593 đã tham gia liên quân 9 tộc do người Diệp Hách thuộc nhóm Hải Tây Nữ Chân thủ xướng để cùng tấn công vào Kiến Châu Nữ Chân của Nỗ Nhĩ Cáp Xích song bị thất bại
Người Khorchin không phải là nhóm Mông Cổ đầu tiên thời hậu Đế quốc Mông Cổ tiến hành va chạm với người Nữ Chân vốn người Tumed trước đó cũng đã tới chinh phục và ảnh hưởng văn hoá tới 1 nhóm người Nữ Chân nhóm Hải Tây để hình thành nên bộ Diệp Hách của Hải Tây Nữ Chân trong khi 1 bộ khác nhóm Hải Tây Nữ Chân là bộ Huy Phát cũng từng phát sinh xung đột với người Mông Cổ bộ Chahar
Không chỉ 2 bên người Mông Cổ cùng người Nữ Chân như Hải Tây Nữ Chân có không ít va chạm mà cả người Mông Cổ thuộc các Vạn hộ trướng trong lãnh thổ Trung Quốc như các bộ Khorchin hay Kharchin cũng tiến hành cả quan hệ liên hôn lẫn nhau khiến cho việc 1 bộ phận người Nữ Chân như dân Hải Tây Nữ Chân chịu ảnh hưởng sâu đậm từ người Mông Cổ về cả văn hoá lẫn ngôn ngữ vốn khiến cho các nhóm Nữ Chân khác ít bị Mông Cổ hoá hơn như Kiến Châu Nữ Chân của Nỗ Nhĩ Cáp Xích coi đám Hải Tây Nữ Chân là người Mông Cổ
Cũng vì những mối quan hệ có qua có lại này đã ảnh hưởng không ít tới việc phân chia Nội Mông – Ngoại Mông về sau khi có 1 số bộ lạc Mông Cổ ngay cả sau khi Cách mạng Tân Hợi đã lật đổ nhà Thanh vẫn mang tư tưởng hoài Thanh
Sau lần va chạm trong hàng ngũ Liên quân 9 bộ Nữ Chân – Mông Cổ tại trận Cổ Lặc Sơn năm 1593 thì người Khorchin cùng người Tumed đã trở thành 1 số ít người Mông Cổ đầu tiên tiến hành liên minh với người Kiến Chân Nữ Châu của Nỗ Nhĩ Cáp Xích trong nỗ lực của Nỗ Nhĩ Cáp Xích nhằm chống lại nhà Minh cùng các đồng minh nhà Minh ở trong khu vực như người Chahar cùng nhà Triều Tiên
Việc người Kiến Chân Nữ Châu liên minh với các bộ Mông Cổ như Khorchin cùng Tumed thần phục bộ Chahar trong quãng thời gian từ năm 1619 tới năm 1624 sau cùng đã đưa bộ Chahar của người Mông Cổ ở Mạc Nam tới chỗ chiến tranh với người Kiến Chân Nữ Châu ở cuộc chiến diễn ra từ năm 1619 tới năm 1634 với kết quả là dân Kiến Chân Nữ Châu không chỉ giành thắng lợi mà bước sang năm 1636 khi tàn dư cuối cùng của bộ Chahar phải dâng ngọc tỷ truyền quốc của nhà Nguyên cho người Nữ Châu để đầu hàng thì toàn bộ người Mông Cổ ở phía nam sa mạc Gobi đã hoàn toàn bị người Nữ chân chinh phục và nhà Bắc Nguyên a.k.a Hãn quốc Thát Đát của họ Borjigin tồn tại từ năm 1368 theo đó cũng bị diệt vong
Với việc bộ Sát Cáp Nhĩ thống lĩnh Thát Đát Hãn quốc đã hoàn toàn bị nhà Thanh chinh phục cùng với các bộ lạc Mông Cổ khác ở Mạc Nam vào năm 1636 thì các nhóm người Mông Cổ ở khu vực Ngoại Mông đã nhân cơ hội này để thiết lập các hãn quốc riêng gồm người Zunghar thuộc nhóm Mông Cổ phía tây đã thiết lập 1 hãn quốc ở Turkestan giữa lúc người Mông Cổ phía đông thì thành lập 4 hãn quốc riêng lẻ do các hãn Dzasagtu, Altan Hãn của người Khalkha , Tushetu hãn cùng Sechen hãn
Dù rằng trong số 4 hãn quốc của người Mông Cổ phía đông này thì hãn quốc Hãn Altan của người Khalkha vào năm 1691 đã bị hãn quốc của hãn Dzasagtu thôn tính song ít nhất thì khi nhà Thanh tiến ra Ngoại Mông, các hãn Ngoại Mông trên cũng đã ra quân giao chiến 1 trận tuy bất phân thắng bại song cũng cản được bước tiến nhà Thanh ra Ngoại Mông Cổ được 1 thời gian
Cũng vào năm 1691 thì Hãn quốc Zunghar đã tiến hành bành trướng về về phía đông cao nguyên Mông Cổ vào địa bàn các hãn Mông Cổ của người Khalkha vốn trước việc bành trướng của người Zunghar thì 3 hãn Mông Cổ ở Ngoại Mông đã cùng nhau chạy tới Nội Mông để thần phục nhà Thanh, đẩy nhà Thanh bước vào chiến sự với Hãn quốc Zunghar mà chỉ sau 2 cuộc chiến thì người Mãn vào năm 1755 đã không chỉ tiêu diệt Hãn quốc Zunghar mà còn chiếm đất Hãn quốc này ở miền bắc Tân Cương
Sau khi thâu tóm được toàn bộ người Mông Cổ của Mạc Nam và Mạc Bắc thì Thanh đình đã thực hiện việc cắt đặt các đơn vị trên cả 2 khu vực Nội Mông cùng Ngoại Mông song việc sắp đặt các đơn vị hành chính của Thanh đình ở Mạc Nam và Mạc Bắc này lại mang tính chất chia cắt vĩnh viễn người Mông Cổ 2 vùng về sau với việc vùng Mạc Nam là địa bàn các bộ tộc người Mông Cổ bị Thanh đình chinh phục bằng vũ lực như dân Chahar cũng như người Mông Cổ khu vực này có tiến hành quan hệ liên hôn với 1 bộ phận người Mãn nên do về quan hệ huyết thống thì người Mông Cổ ở Nội Mông có quan hệ gần gũi với 1 phần người Mãn thông qua hôn nhân cùng ảnh hưởng của họ lên ngôn ngữ, văn hoá của người Mãn nên vùng Mạc Nam được Thanh đình xoá bỏ chế độ hành chính cũ gồm 24 tỉnh Aimag mang đậm chất bộ lạc để thay vào đó bằng 49 kỳ khoshuus vốn 49 kỳ này hợp lại thành 6 minh lớn chuulgan mà 1 số đơn vị hành chính Minh với Kỳ vẫn tồn tại trên bản đồ hành chính khu tự trị Nội Mông bên cạnh 1 số Kỳ – Minh đã bị chính quyền Trung Quyền giải thể để thay bằng cấp hành chính Địa Cấp thị (thành phố trực thuộc tỉnh)
Đối với khu vực Ngoại Mông được nhập vào bản đồ nhà Thanh theo diện thủ lĩnh địa phương chủ động quy phục thì vẫn giữ lại chế độ kimi bán tự chủ khi chế độ tổ chức các khu vực địa phương thành các tỉnh mag đậm tính bộ lạc Aimag được thực hiện với toàn bộ khu vực Ngoại Mông được chia làm cả thảy 4 tỉnh Aimag song thêm vào cấp tổ chức địa phương dưới hàng tỉnh aimag chính là kỳ khoshuu
Bổ sung vào các tỉnh aimag ở Ngoại Mông là biệt khu biên giới Kobdo có nhiệm vụ đóng vai trò là chỗ đặt đại bản doanh bộ máy giám sát, quản lý, trấn trị của nhà Thanh tại Ngoại Mông song dù vậy thì theo thời gian, mối quan hệ giữa quan quân đồn trú nhà Thanh tại Biệt khu biên giới Kobdo trở nên xa rời dần với người Mông Cổ bản địa tại Ngoại Mông vốn khi Cách mạng Tân Hợi năm 1911 diễn ra thành công với việc Thanh đình bị hạ bệ tại Trung Hoa thì người Mông Cổ tại Ngoại Mông cũng dễ dàng tống tiễn quân đồn trú nhà Thanh khỏi Biệt khu Kobdo để giành lấy độc lập cho Ngoại Mông
Khi cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911 lật đổ chính quyền phong kiến Mãn Thanh thành công tại Trung Quốc thì người Mông Cổ tại Ngoại Mông cũng đã nhân cơ hội này để tiến hành lật đổ chính quyền cai trị của nhà Thanh tại Ngoại Mông để giành độc lập vào ngày 29 tháng 12 năm 1911 vốn sau đó người Mông Cổ ở Ngoại Mông đã lập nên 1 chính quyền quân chủ chuyên chế mang tính thần quyền Phật giáo nguyên khối là Đại Hãn quốc Mông Cổ do hãn Bodg (khoảng 1869-1924) dẫn dắt
Dù vậy thì trong khi người Mông Cổ tại Ngoại Mông nđã nhân cơ hội Thanh đình sụp đổ để tiến hành ly khai để giành độc lập thì tinh hình từ bà con họ hàng của họ ở Nội Mông lại rất phức tạp khi mà dù rằng các kỳ của người Mông Cổ đều công nhận Hãn Bodg ở Ngoại Mông là vị lãnh tụ tối cao của toàn người Mông Cổ song lực lượng nổi dậy của người Mông Cổ ở Nội Mông lại rất nhanh chóng bị kềm chế bởi các thân vương quản lý đất đai ở các kỳ vốn những người này do xem việc bà con ở Ngoại Mông của họ lập nên chính quyền chuyên chế thần quyền của Bodg Khan là chống lại mục tiêu hiện đại hoá Mông cổ nên họ thà chấp nhận nuôi hi vọng phục hồi nhà Thanh tại Mãn Châu cùng Mông Cổ vốn họ sẽ thu được lợi nhiều hơn
Chính vì sự ngăn cản từ các thân vương Mông Cổ ở các kỳ của người Mông Cổ tại Nội Mông bấy giờ đã làm mất đi cơ hội thống nhất Nội Mông với Ngoại Mông thành 1 khối để rồi nhân cơ hội này thì nhà nước Đệ Nhất Trung Hoa Dân quốc của chính phủ Bắc Dương đã với lời hứa 1 quốc gia cho 5 sắc tộc vốn được thể hiện qua lá cờ Ngũ sắc của Đệ Nhất Trung Hoa Dân quốc là Hán (dải màu đỏ trên cờ), Mãn (màu vàng trên cờ), Mông Cổ (màu xanh lam trên cờ), Hồi (màu trắng trên cờ) cùng Tạng (màu đen trên cờ)đã nhanh chóng chen chân vào khống chế cục diện cũng như đàn áp các lực lượng nổi dậy người Mông Cổ ở Nội Mông trước khi trong quãng thời gian từ năm 1919 tới năm 1921 thì chính phủ quân phiệt Bắc Dương thậm chí từng có dạo chiếm đóng cả Đại Hãn quốc Mông Cổ của Bodg Khan trước khi bị quân Bạch vệ Nga đánh đuổi
Sau khi thuyết phục được các thân vương Mông Cổ ở Nội Mông theo mình thì chính phủ Bắc Dương đã tiến hành việc tái phân chia đơn vị hành chính tại Nội Mông với các kỳ Juuuda, Josutu cùng hành phố Thừa Đức ở Hà Bắc được gom vào tỉnh Nhiệt Hà mới lập giữa lúc tỉnh Sát Cáp Nhĩ mới lập lại gồm kỳ Tây Lâm Quách Lặc còn tỉnh Tuy Viễn lại được hình thành trên đất các kỳ Ulanqab, Yekejuu cùng địa khu Quy Hoá cũ
Bên cạnh các kỳ cùng vùng đất tại Nội Mông được nhập lại với nhau để tạo thành 3 tỉnh Nhiệt Hà, Sát Cáp Nhĩ cùng Tuy Viễn thì chính quyền Trung Hoa Dân quốc cũng lấy 1 số kỳ của Nội Mông để nhập vào các khu vực xung quanh như Mãn Châu, Cam Túc – Ninh Hạ với vùng Hô Luân Bối Nhĩ Hulunbuir được nhập vào tỉnh Hắc Long Giang còn kỳ Jirim thì nhập vào tỉnh Phụng Thiên mà nay là tỉnh Liêu Ninh vốn cả Hắc Long Giang lẫn Phụng Thiên lúc này đều thuộc sở hữu quân phiệt Trương Tác Lâm a.k.a Trương Đại soái, Con Hổ Mãn Châu (18 tháng 3 năm 1875-4 tháng 6 năm 1928) thuộc phe Phụng hệ của Chính phủ Bắc Dương giữa lúc các kỳ Mông Cổ phía tây (phần Tây Sáo của Hoàng Hà) gồm 2 kỳ A Lạp Thiện Alashan cùng Ejine đều được nhập cả vào Cam Túc vốn khi người ta tách 1 phần tỉnh này ra để lập Khu Tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ thì các kỳ tây Nội Mông này lại được nhập vào tỉnh Ninh Hạ
Sự phân chia mới cũng ảnh hưởng tới việc phân chia địa bàn trấn trị của các thế lực quân phiệt tại Nội Mông với các kỳ khu vực phía tây Nội Mông rơi vào tay các sứ quân họ Mã người Hồi ở Tây Bắc Trung Hoa được biét tới là Tây Bắc Tam Mã trong lúc Tuy Viễn thì bị sứ quân Diêm Tích Sơn ở Sơn Tây xí phần giữa lúc các kỳ Mông Cổ bị nhập vào Mãn Châu thì đều được cai trị bởi Trương Tác Lâm
Ở 1 số kỳ như kỳ Jirim bị nhập vào lãnh địa Trương gia Phụng hệ ở Mãn Châu thì do bởi địa bàn thảo nguyên chăn thả của người Mông Cổ gần đất người Hán nên việc dân di cư Hán di cư ồ ạt tới để kiếm đất canh tác đã được hợp pháp hoá bởi thân vương Mông Cổ các kỳ khi những thân vương xà xẻo đất đai chăn thả của các súc mục hộ người Mông Cổ rồi đem bán lại cho người Hán để thu tô vốn gây ra bất bình trong cộng đồng người Mông Cổ ở các khu vực này và vào năm 1931 thì 1 người Mông Cổ là Ca Đạt Mai Lâm a.k.a Mạnh Thanh Sơn (1892-1931) đã nổi dậy chống các chúa đất người Mông Cổ của Khoa Nhĩ Thấm Tả Dực Trung kỳ cùng thượng cấp của họ là con trai Trương Học Lương của Trương Tác Lâm vốn lên kế tục Trương Tác Lâm làm chủ vùng Mãn Châu dưới danh nghĩa là 1 tướng lĩnh chính quyền Quốc Dân đảng của Đệ Nhị Trung Hoa Dân quốc trong khu vực thành phố Thông Liêu ở Nội Mông ngày nay với kết quả sau cùng là bị thất bại